Tin tức
on Monday 11-05-2020 9:29am
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Đông lạnh noãn tích luỹ từ nhiều chu kỳ kích thích buồng trứng nhằm tăng số lượng phôi hữu dụng cho những bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng, bệnh nhân lớn tuổi,… ngày càng được thực hiện phổ biến. Noãn đông lạnh được chứng minh là có tỉ lệ thụ tinh và kết cục thai kỳ tương tự với noãn tươi tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hình thành phôi ngày 3 và ngày 5 hữu dụng từ noãn đông lạnh thấp hơn khi sử dụng noãn tươi.
Những năm gần đây, số lượng nghiên cứu tập trung đánh giá về DNA ti thể (mtDNA) ngày càng nhiều. mtDNA là bộ gen mạch vòng sợi đôi trong ti thể và đây là dấu hiệu cho thấy số lượng ti thể có trong một noãn. Số lượng mtDNA được xem như là dấu hiệu cho tiềm năng phát triển cũng như khả năng sống của phôi. Tương tự như DNA nhân, người ta thấy rằng mtDNA dễ bị tổn thương bởi ROS và dễ bị đột biến dẫn đến thoái hoá noãn. Một số nghiên cứu trên noãn hiến cho khoa học cho thấy các lực thẩm thấu trong quá trình đông lạnh noãn bằng phương pháp thuỷ tinh hoá có thể tác động đến chức năng và sự phân phối của ti thể noãn từ đó làm giảm tiềm năng phát triển phôi do mất tính toàn vẹn của noãn bào. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy nồng độ ROS tăng cao ở những noãn trữ lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá làm giảm số lượng mtDNA của noãn. Tuy nhiên kết quả này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy Ana Arnanz và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá sự khác biệt về lượng mtDNA từ những phôi nang phát triển từ noãn có và không có đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá.
Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2018 trên 504 phôi nang từ 94 bệnh nhân thực hiện PGT-A bằng kỹ thuật NGS sử dụng noãn tươi và noãn đã đông lạnh trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Trung bình mỗi bệnh nhân có khoảng 1,8 ± 1,0 noãn đông lạnh. Tỉ lệ noãn sống sau rã là 87,5%. Kết cục ICSI bao gồm tỉ lệ thụ tinh (81% ± 19% với 75% ± 19%; p = 0,036), tỉ lệ hình thành phôi nang (62% ± 29% với 44% ± 31%; p < 0,001) và tỉ lệ phôi nang được sử dụng cho sinh thiết (63,8% với 36,2%; p = 0,002) của nhóm phôi tươi cao hơn nhóm phôi trữ đáng kể. Không có sự khác biệt về lượng mtDNA giữa noãn tươi và noãn đông lạnh (30,1 ± 10,6 với 30,0 ± 12,6; p= 0,87). Nghiên cứu thấy rằng lượng mtDNA ở phôi nang lệch bội cao hơn so với phôi nguyên bội (31,4 với 28,0; p = 0,001). Phôi chất lượng tốt có lượng mtDNA thấp hơn so với phôi chất lượng trung bình và phôi chất lượng xấu cũng như phôi nang sinh thiết vào ngày 5 có mtDNA thấp hơn nhiều so với phôi sinh thiết vào ngày 6. Tuy nhiên khi phân tích lượng mtDNA ở phôi nang nguyên bội và lệch bội có nguồn gốc noãn tươi và noãn trữ lạnh cho kết quả không có sự khác biệt.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng sử dụng phương pháp thuỷ tinh hoá để trữ noãn không ảnh hưởng đến lượng mtDNA ở giai đoạn phôi nang. Ngoài ra, khi không đánh giá nguồn gốc noãn, lượng mtDNA dường như có tương quan với số lượng nhiễm sắc thể, chất lượng phôi nang cũng như tuổi phôi ngày sinh thiết.
Nguồn: Blastocyst mitochondrial DNA (mtDNA) is not affected by oocyte vitrification: a sibling oocyte study. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01795-6 2020
Những năm gần đây, số lượng nghiên cứu tập trung đánh giá về DNA ti thể (mtDNA) ngày càng nhiều. mtDNA là bộ gen mạch vòng sợi đôi trong ti thể và đây là dấu hiệu cho thấy số lượng ti thể có trong một noãn. Số lượng mtDNA được xem như là dấu hiệu cho tiềm năng phát triển cũng như khả năng sống của phôi. Tương tự như DNA nhân, người ta thấy rằng mtDNA dễ bị tổn thương bởi ROS và dễ bị đột biến dẫn đến thoái hoá noãn. Một số nghiên cứu trên noãn hiến cho khoa học cho thấy các lực thẩm thấu trong quá trình đông lạnh noãn bằng phương pháp thuỷ tinh hoá có thể tác động đến chức năng và sự phân phối của ti thể noãn từ đó làm giảm tiềm năng phát triển phôi do mất tính toàn vẹn của noãn bào. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy nồng độ ROS tăng cao ở những noãn trữ lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá làm giảm số lượng mtDNA của noãn. Tuy nhiên kết quả này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy Ana Arnanz và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá sự khác biệt về lượng mtDNA từ những phôi nang phát triển từ noãn có và không có đông lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá.
Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2018 trên 504 phôi nang từ 94 bệnh nhân thực hiện PGT-A bằng kỹ thuật NGS sử dụng noãn tươi và noãn đã đông lạnh trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Trung bình mỗi bệnh nhân có khoảng 1,8 ± 1,0 noãn đông lạnh. Tỉ lệ noãn sống sau rã là 87,5%. Kết cục ICSI bao gồm tỉ lệ thụ tinh (81% ± 19% với 75% ± 19%; p = 0,036), tỉ lệ hình thành phôi nang (62% ± 29% với 44% ± 31%; p < 0,001) và tỉ lệ phôi nang được sử dụng cho sinh thiết (63,8% với 36,2%; p = 0,002) của nhóm phôi tươi cao hơn nhóm phôi trữ đáng kể. Không có sự khác biệt về lượng mtDNA giữa noãn tươi và noãn đông lạnh (30,1 ± 10,6 với 30,0 ± 12,6; p= 0,87). Nghiên cứu thấy rằng lượng mtDNA ở phôi nang lệch bội cao hơn so với phôi nguyên bội (31,4 với 28,0; p = 0,001). Phôi chất lượng tốt có lượng mtDNA thấp hơn so với phôi chất lượng trung bình và phôi chất lượng xấu cũng như phôi nang sinh thiết vào ngày 5 có mtDNA thấp hơn nhiều so với phôi sinh thiết vào ngày 6. Tuy nhiên khi phân tích lượng mtDNA ở phôi nang nguyên bội và lệch bội có nguồn gốc noãn tươi và noãn trữ lạnh cho kết quả không có sự khác biệt.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng sử dụng phương pháp thuỷ tinh hoá để trữ noãn không ảnh hưởng đến lượng mtDNA ở giai đoạn phôi nang. Ngoài ra, khi không đánh giá nguồn gốc noãn, lượng mtDNA dường như có tương quan với số lượng nhiễm sắc thể, chất lượng phôi nang cũng như tuổi phôi ngày sinh thiết.
Nguồn: Blastocyst mitochondrial DNA (mtDNA) is not affected by oocyte vitrification: a sibling oocyte study. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01795-6 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kích thích buồng trứng ở tuổi trước dậy thì: báo cáo ca - Ngày đăng: 11-05-2020
Nội mạc tử cung mỏng có liên quan đến nguy cơ trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai sau khi chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 08-05-2020
Tăng nguy cơ mất dự trữ buồng trứng do hoá trị ở những bệnh nhân mang đột biến trên gene BRCA do thiếu hụt cơ chế sửa chữa các tổn thương dna mạch đôi ở noãn - Ngày đăng: 08-05-2020
Sự tự sụp khoang phôi là một Marker cho thấy kết cục thai kém: một nghiên cứu Timelapse - Ngày đăng: 08-05-2020
Ảnh hưởng của nồng độ protein trong môi trường chuyển phôi đến kết quả lâm sàng của chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 08-05-2020
Độ tuổi của chuột cái ảnh hưởng đến khả năng sửa sai DNA của noãn khi thụ tinh với tinh trùng với các mức tổn thương DNA có kiểm soát - Ngày đăng: 07-05-2020
Hoạt hóa con đường tín hiệu ATF3/AP-1 là điều cần thiết để kênh P2X3 kích hoạt cơn đau của lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 07-05-2020
Amphiregulin được kích hoạt bởi hCG có tác dụng kích thích biểu hiện men thơm hoá ở tế bào hạt: Một cơ chế sản xuất estradiol ở pha hoàng thể - Ngày đăng: 07-05-2020
Vai trò của siêu âm và chọc ối trong chẩn đoán hội chứng ZIKA bẩm sinh – tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 07-05-2020
Đánh giá hiệu quả bổ sung Insulin vào môi trường nuôi cấy phôi đơn bước - Ngày đăng: 04-05-2020
Hiệu quả bổ sung Hydroxypropyl Cellulose vào môi trường thủy tinh hóa phôi - Ngày đăng: 28-04-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK