Tin tức
on Monday 25-05-2020 9:24am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Trẻ sinh sống khoẻ mạnh không có bất thường nhiễm sắc thể là mục tiêu hàng đầu của hỗ trợ sinh sản. Vì thế, cùng với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGT-A) đã được ứng dụng vào lĩnh vực hỗ trợ sinh sản nhằm tìm các phôi nguyên bội, cải thiện tỷ lệ làm tổ và đạt mục tiêu trên. Tuy nhiên, cũng giống như các xét nghiệm, PGT-A vẫn có những tín hiệu âm tính hay dương tính giả, nên phải chẩn đoán di truyền tiền sản như sinh thiết gai nhau, … Đây đều là các phương pháp khá xâm lấn và việc chẩn đoán di truyền ở 2 giai đoạn (phôi và thai nhi) gây một số bất lợi về tài chính, tâm lý, sức khoẻ của mẹ… Cần một mô hình tiên lượng không xâm lấn trẻ sinh sống không có bất thường nhiễm sắc thể.
Trong hai thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) đã được ứng dụng vào lĩnh vực hỗ trợ sinh sản thông qua việc tạo ra các thuật toán tiên lượng. Các thuật toán AI nhằm phân loại tự động hình thái phôi hoặc tiên lượng các kết cục như khả năng phôi nguyên bội, phôi làm tổ, đạt trẻ sinh sống…
Với những lý do trên, Miyagi và cộng sự (2019) đã sử dụng AI phân tích hình ảnh phôi nang để tiên lượng trẻ sinh sống có nguồn gốc từ phôi nguyên bội. Kết quả phôi nguyên bội được suy ngược từ kết quả di truyền tiền sản bằng sinh thiết gai nhau, chứ không phải từ kết quả PGT-A. Dữ liệu nghiên cứu để thiết lập mô hình tiên lượng gồm 160 hình ảnh: 80 hình ảnh phôi nang bình thường có kết cục trẻ sinh sống và 80 hình ảnh phôi có kết quả sẩy thai do phôi bất thường nhiễm sắc thể (dựa vào xét nghiệm chẩn đoán tiền sản là sinh thiết gai nhau).
Thuật toán cho kết quả tốt, phân biệt kết cục trẻ sinh sống có nhiễm sắc thể bình thường với sẩy thai do phôi bất thường nhiễm sắc thể (dựa vào xét nghiệm sinh thiết gai nhau) có độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương lần lượt là 0,65, 0,6, 0,7, 0,67. Giá trị AUC là 0,65 ± 0,04.
Như vậy, công nghệ trí tuệ nhân tạo có tiềm năng tiên đoán kết cục trẻ sinh sống có nhiễm sắc thể bình thường khi sử dụng dữ liệu hình ảnh phôi nang.
Nguồn: Feasibility of artificial intelligence for predicting live birth without aneuploidy from a blastocyst image, Reproductive Medicine and Biology, 2019, doi: 10.1002/rmb2.12267
Trong hai thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) đã được ứng dụng vào lĩnh vực hỗ trợ sinh sản thông qua việc tạo ra các thuật toán tiên lượng. Các thuật toán AI nhằm phân loại tự động hình thái phôi hoặc tiên lượng các kết cục như khả năng phôi nguyên bội, phôi làm tổ, đạt trẻ sinh sống…
Với những lý do trên, Miyagi và cộng sự (2019) đã sử dụng AI phân tích hình ảnh phôi nang để tiên lượng trẻ sinh sống có nguồn gốc từ phôi nguyên bội. Kết quả phôi nguyên bội được suy ngược từ kết quả di truyền tiền sản bằng sinh thiết gai nhau, chứ không phải từ kết quả PGT-A. Dữ liệu nghiên cứu để thiết lập mô hình tiên lượng gồm 160 hình ảnh: 80 hình ảnh phôi nang bình thường có kết cục trẻ sinh sống và 80 hình ảnh phôi có kết quả sẩy thai do phôi bất thường nhiễm sắc thể (dựa vào xét nghiệm chẩn đoán tiền sản là sinh thiết gai nhau).
Thuật toán cho kết quả tốt, phân biệt kết cục trẻ sinh sống có nhiễm sắc thể bình thường với sẩy thai do phôi bất thường nhiễm sắc thể (dựa vào xét nghiệm sinh thiết gai nhau) có độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương lần lượt là 0,65, 0,6, 0,7, 0,67. Giá trị AUC là 0,65 ± 0,04.
Như vậy, công nghệ trí tuệ nhân tạo có tiềm năng tiên đoán kết cục trẻ sinh sống có nhiễm sắc thể bình thường khi sử dụng dữ liệu hình ảnh phôi nang.
Nguồn: Feasibility of artificial intelligence for predicting live birth without aneuploidy from a blastocyst image, Reproductive Medicine and Biology, 2019, doi: 10.1002/rmb2.12267
Các tin khác cùng chuyên mục:
Độ dày nội mạc tử cung – dấu ấn sinh học liên quan đến kết quả thai diễn tiến trên đối tượng vô sinh không rõ nguyên nhân, điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung: một phân tích thứ cấp - Ngày đăng: 22-05-2020
Các vấn đề về tâm lý của phụ nữ có thai sau thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có dấu hiệu sẩy thai: một nghiên cứu so sánh - Ngày đăng: 22-05-2020
Phân tích nhiễm sắc thể của phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử đơn tiền nhân và kết quả chuyển phôi từ các hợp tử đơn tiền nhân - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa tuổi, BMI và chức năng buồng trứng với hình thái và kích thước noãn ở bệnh nhân không PCOS - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh ở chu kì ICSI - Ngày đăng: 19-05-2020
Mối tương quan giữa kích thích buồng trứng với số noãn thu nhận được lên tỉ lệ phôi nguyên bội và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 18-05-2020
So sánh trạng thái methyl hoá DNA của các gen in dấu bố mẹ trong nhau thai của thai IVF xuất phát từ hai môi trường nuôi cấy khác nhau - Ngày đăng: 18-05-2020
Một đột biến đồng hợp tử của phospholipase C zeta gây nên khiếm khuyết hoạt hoá noãn người và thất bại thụ tinh - Ngày đăng: 18-05-2020
Mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và kết quả IMSI - Ngày đăng: 17-05-2020
Thuỷ tinh hoá noãn: Một phân tích so sánh giữa noãn tươi và noãn trữ ở các trường hợp xin – cho noãn - Ngày đăng: 17-05-2020
Thu noãn trưởng thành (mii) từ hệ thống nuôi cấy nang noãn nguyên thủy - Ngày đăng: 14-05-2020
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng trong quá trình thụ tinh tự nhiên - Ngày đăng: 14-05-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK