Thời kỳ sơ sinh có thể xem là giai đoạn nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong cao trong chu trình sống của con người, đặc biệt đối với những trẻ sinh trong hoàn cảnh thiếu thốn các điều kiện chăm sóc y tế phù hợp.
Cho đến nay, mặc dù nhiều nước đang phát triển đã giảm được tỷ lệ tử vong trong giai đoạn sơ sinh, nhưng đây vẫn còn là một vấn đề y tế mang tính thách thức với 4 triệu trường hợp tử vong sơ sinh mỗi năm trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, tuy có khá nhiều cải thiện trong việc giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh giai đoạn muộn, tỷ lệ tử vong sớm trong tuần đầu tiên vẫn không thay đổi. Hai tình huống sinh ngạt - nhiễm trùng huyết và viêm phổi chịu trách nhiệm đến 60% các trường hợp tử vong sơ sinh trên toàn thế giới. Khoảng 30-40% tử vong sơ sinh liên quan với tình trạng nhiễm trùng huyết và bệnh cảnh thường tiến triển nhanh với tỷ lệ tử vong cao.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn các điều kiện chăm sóc y tế, việc chăm sóc tại nhà dưa trên nền tảng cộng đồng có thể xem là bước giải quyết mang lại nhiều thuận lợi. Đây chính là tiền đề để Abdullah Baqui và cộng sự tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc điều trị các bệnh lý sơ sinh lấy nền tảng dưa trên cộng đồng. Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên, đa trung tâm, được thực hiện tại 24 cơ sở y tế quận Sylhet, Ấn Độ, từ 07/2003 đến 01/2006. Các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) sẽ được đưa vào nghiên cứu và chia thành ba nhóm: nhóm được chăm sóc tại nhà thông qua các nhân viên y tế cộng đồng (các nhân viên này được đào tạo ngắn hạn trong 6 tuần, thực hiện các chăm sóc bao gồm: xác định có thai, hai lần đến khám tại nhà trước khi sinh, ba lần khám tại nhà sau sinh vào ngày 1, 3, 7 để đánh giá trẻ sơ sinh và cho chuyển viện các tình huống cần thiết), nhóm được chăm sóc thông qua các nhân viên y tế lưu động trong cộng đồng, và nhóm chứng. Có tổng cộng 36059, 40159, 37598 đối tượng được đưa vào nghiên cứu lần lượt trong nhóm chăm sóc tại nhà, chăm sóc cộng đồng, và nhóm chứng.
Các kết quả chính thu được như sau:
• Tỷ lệ tử vong sơ sinh lần lượt là 29,2‰; 45,2‰ và 43,5‰ ở nhóm chăm sóc tại nhà, chăm sóc cộng đồng, nhóm chứng.
• Tỷ lệ tử vong trong nhóm chăm sóc tại nhà giảm đến 34% (RR: 0,66; P: 95%; CI: 0,47- 0,93) so với nhóm chứng.
• Không có sự thay đổi tỷ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê trong nhóm chăm sóc cộng đồng.
Nghiên cứu đã chứng tỏ hiệu quả của chương trình chăm sóc tại nhà thông qua các nhân viên y tế cộng đồng. Mặt khác, mặc dù tác giả không phân tích hiệu quả của phần chăm sóc nhiễm trùng huyết tại nhà trong can thiệp, nhưng cần phải chủ động thừa nhận chương trình chăm sóc nhiễm trùng huyết tại nhà có thể là một phần đóng góp quan trọng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh ở những nước đang phát triển.Trong số đó, cần ưu tiên cho một số vấn đề quan trọng như: liệt kê các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết sơ sinh mắc phải trong cộng đồng, đánh giá hiệu quả của kháng sinh đường uống trong điều trị, đánh giá ảnh hưởng của nhiễm trùng da và rốn, thử nghiệm các phương pháp điều trị sinh ngạt, đánh giá hiệu quả của các can thiệp phòng ngừa như chủng ngừa cho mẹ hoặc vệ sinh âm hộ. Các khuyến cáo gần đây của WHO về điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch đối với nhiễm trùng huyết sơ sinh không có tính khả thi ở nhiều nước đang phát triển cũng cần phải được xem lại.
(Nguồn: Thelancet Vol 371 June 7, 2008)
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...