Tin tức
on Wednesday 13-11-2024 6:14am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phan Thị Ngọc Linh – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Đông lạnh noãn chủ động (OC - oocyte cryopreservation) đã trở thành một lựa chọn phổ biến để bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ nhằm đối phó tình trạng suy giảm khả năng sinh sản theo độ tuổi. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mang thai từ noãn đông lạnh có thể đạt kết quả tương đương với noãn tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), và đảm bảo an toàn cho thế hệ con cái. Tuy nhiên, câu hỏi về số chu kỳ đông lạnh noãn tối ưu và số lượng noãn cần đông lạnh vẫn chưa được giải đáp đầy đủ. Một số mô hình dự đoán tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy (CLBR - Cumulative Live Birth Rate) sau đông lạnh noãn đã được đưa ra, nhưng thường không tính đến số chu kỳ OC hoặc có dữ liệu không phù hợp với các bệnh nhân đông lạnh noãn vì lý do bảo tồn khả năng sinh sản.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tỷ lệ CLBR của phụ nữ dựa trên độ tuổi, số lượng noãn M2 (noãn trưởng thành) đông lạnh, và số chu kỳ OC. Nghiên cứu này cung cấp thông tin để xây dựng công cụ tư vấn cho bệnh nhân, giúp họ hiểu rõ hơn về tỷ lệ thành công và quyết định liệu có nên thực hiện thêm chu kỳ đông lạnh noãn hay không.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là một nghiên cứu hồi cứu với sự phê duyệt của Hội đồng Đạo đức, bao gồm tất cả bệnh nhân đã thực hiện OC và làm thủ thuật rã đông noãn tại trung tâm nghiên cứu trước ngày 31 tháng 12 năm 2023. Các dữ liệu về số lượng noãn, tỷ lệ sống sau rã đông, và kết quả mang thai/sinh con sống đã được thu thập từ hồ sơ y tế điện tử. Các bệnh nhân được phân loại theo độ tuổi khi đông lạnh noãn, số lượng noãn M2 đông lạnh và số chu kỳ OC đã thực hiện.
Kết quả
Tổng cộng, 731 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, 527 bệnh nhân thực hiện 1 chu kỳ OC, 149 bệnh nhân thực hiện 2 chu kỳ, 37 bệnh nhân thực hiện 3 chu kỳ và một số bệnh nhân khác thực hiện từ 4 đến 8 chu kỳ. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi bắt đầu OC là 38 tuổi (IQR 36-39). Tỷ lệ CLBR của toàn bộ bệnh nhân là 43% (313/731), trong đó không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ CLBR giữa những bệnh nhân thực hiện 1, 2 hoặc ≥3 chu kỳ OC (p = 0,20).
CLBR có sự khác biệt rõ rệt theo độ tuổi (p < 0,01) và số lượng noãn M2 rã đông (p < 0,01). Bệnh nhân có độ tuổi càng trẻ và số lượng noãn M2 đông lạnh càng nhiều thì tỷ lệ CLBR càng cao. Mô hình phân tích hồi quy logistic cho thấy độ tuổi khi OC và số lượng noãn M2 rã đông là những yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến CLBR, trong khi số chu kỳ OC không ảnh hưởng đáng kể.
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thực hiện thêm chu kỳ OC không làm tăng tỷ lệ CLBR độc lập, mà lợi ích chính của việc thực hiện thêm chu kỳ OC chỉ là tăng số lượng noãn đông lạnh. Điều này cho thấy rằng việc quyết định thực hiện thêm chu kỳ OC cần dựa vào số lượng noãn đã đông lạnh và mục tiêu xây dựng gia đình của bệnh nhân, thay vì kỳ vọng vào việc tăng tỷ lệ thành công chỉ bằng cách tăng số chu kỳ. Các mô hình dự đoán CLBR hiện tại, dựa trên dữ liệu của các bệnh nhân IVF hoặc người hiến noãn, có thể không phù hợp cho bệnh nhân đông lạnh noãn bảo tồn sinh sản, vì chúng thường đánh giá tỷ lệ CLBR cao hơn thực tế.
Kết luận
Nghiên cứu này giúp cung cấp cho bệnh nhân những thông tin thực tế về tỷ lệ thành công khi sử dụng noãn đã đông lạnh, và có thể hỗ trợ các bác sĩ trong việc tư vấn cho bệnh nhân về các lựa chọn phù hợp.
TLTK: Cascante, S.D., Grifo, J.A., Licciardi, F. et al. The effects of age, mature oocyte number, and cycle number on cumulative live birth rates after planned oocyte cryopreservation. J Assist Reprod Genet (2024). https://doi.org/10.1007/s10815-024-03175-w
Giới thiệu
Đông lạnh noãn chủ động (OC - oocyte cryopreservation) đã trở thành một lựa chọn phổ biến để bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ nhằm đối phó tình trạng suy giảm khả năng sinh sản theo độ tuổi. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mang thai từ noãn đông lạnh có thể đạt kết quả tương đương với noãn tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), và đảm bảo an toàn cho thế hệ con cái. Tuy nhiên, câu hỏi về số chu kỳ đông lạnh noãn tối ưu và số lượng noãn cần đông lạnh vẫn chưa được giải đáp đầy đủ. Một số mô hình dự đoán tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy (CLBR - Cumulative Live Birth Rate) sau đông lạnh noãn đã được đưa ra, nhưng thường không tính đến số chu kỳ OC hoặc có dữ liệu không phù hợp với các bệnh nhân đông lạnh noãn vì lý do bảo tồn khả năng sinh sản.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tỷ lệ CLBR của phụ nữ dựa trên độ tuổi, số lượng noãn M2 (noãn trưởng thành) đông lạnh, và số chu kỳ OC. Nghiên cứu này cung cấp thông tin để xây dựng công cụ tư vấn cho bệnh nhân, giúp họ hiểu rõ hơn về tỷ lệ thành công và quyết định liệu có nên thực hiện thêm chu kỳ đông lạnh noãn hay không.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là một nghiên cứu hồi cứu với sự phê duyệt của Hội đồng Đạo đức, bao gồm tất cả bệnh nhân đã thực hiện OC và làm thủ thuật rã đông noãn tại trung tâm nghiên cứu trước ngày 31 tháng 12 năm 2023. Các dữ liệu về số lượng noãn, tỷ lệ sống sau rã đông, và kết quả mang thai/sinh con sống đã được thu thập từ hồ sơ y tế điện tử. Các bệnh nhân được phân loại theo độ tuổi khi đông lạnh noãn, số lượng noãn M2 đông lạnh và số chu kỳ OC đã thực hiện.
Kết quả
Tổng cộng, 731 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, 527 bệnh nhân thực hiện 1 chu kỳ OC, 149 bệnh nhân thực hiện 2 chu kỳ, 37 bệnh nhân thực hiện 3 chu kỳ và một số bệnh nhân khác thực hiện từ 4 đến 8 chu kỳ. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi bắt đầu OC là 38 tuổi (IQR 36-39). Tỷ lệ CLBR của toàn bộ bệnh nhân là 43% (313/731), trong đó không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ CLBR giữa những bệnh nhân thực hiện 1, 2 hoặc ≥3 chu kỳ OC (p = 0,20).
CLBR có sự khác biệt rõ rệt theo độ tuổi (p < 0,01) và số lượng noãn M2 rã đông (p < 0,01). Bệnh nhân có độ tuổi càng trẻ và số lượng noãn M2 đông lạnh càng nhiều thì tỷ lệ CLBR càng cao. Mô hình phân tích hồi quy logistic cho thấy độ tuổi khi OC và số lượng noãn M2 rã đông là những yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến CLBR, trong khi số chu kỳ OC không ảnh hưởng đáng kể.
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thực hiện thêm chu kỳ OC không làm tăng tỷ lệ CLBR độc lập, mà lợi ích chính của việc thực hiện thêm chu kỳ OC chỉ là tăng số lượng noãn đông lạnh. Điều này cho thấy rằng việc quyết định thực hiện thêm chu kỳ OC cần dựa vào số lượng noãn đã đông lạnh và mục tiêu xây dựng gia đình của bệnh nhân, thay vì kỳ vọng vào việc tăng tỷ lệ thành công chỉ bằng cách tăng số chu kỳ. Các mô hình dự đoán CLBR hiện tại, dựa trên dữ liệu của các bệnh nhân IVF hoặc người hiến noãn, có thể không phù hợp cho bệnh nhân đông lạnh noãn bảo tồn sinh sản, vì chúng thường đánh giá tỷ lệ CLBR cao hơn thực tế.
Kết luận
Nghiên cứu này giúp cung cấp cho bệnh nhân những thông tin thực tế về tỷ lệ thành công khi sử dụng noãn đã đông lạnh, và có thể hỗ trợ các bác sĩ trong việc tư vấn cho bệnh nhân về các lựa chọn phù hợp.
TLTK: Cascante, S.D., Grifo, J.A., Licciardi, F. et al. The effects of age, mature oocyte number, and cycle number on cumulative live birth rates after planned oocyte cryopreservation. J Assist Reprod Genet (2024). https://doi.org/10.1007/s10815-024-03175-w
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cấy ghép mô buồng trứng tươi và mô buồng trứng đông lạnh để bảo tồn chức năng sinh sản và nội tiết: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-11-2024
Kết quả lâm sàng của Estrogen viên uống so với Estrogen qua da trong phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung cho chu kỳ chuyển phôi đông lạnh: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-11-2024
Ảnh hưởng tần suất tiếp xúc với không khí của phôi đông lạnh lên kết quả lâm sàng của các chu kỳ chuyển phôi trữ: phân tích hồi cứu 9.200 chu kỳ chuyển phôi trữ rã bằng phương pháp thủy tinh hóa - Ngày đăng: 06-11-2024
Tác động của tổng liều gonadotropin lên chất lượng phôi và kết quả lâm sàng với phân tầng AMH trong chu kỳ IVF: phân tích hồi cứu trên 12.588 bệnh nhân - Ngày đăng: 06-11-2024
Các dấu hiệu gián tiếp về chất lượng noãn ở những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng thực hiện IVF/ICSI: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 06-11-2024
Trẻ sinh sống từ noãn có thể cực lớn bất thường: một báo cáo trường hợp hiếm gặp - Ngày đăng: 06-11-2024
Phát triển protein PLC-Zeta tái tổ hợp như là một phương pháp điều trị cho tình trạng hoạt hóa noãn thất bại - Ngày đăng: 06-11-2024
Mối liên quan giữa lão hóa nam và chất lượng tinh dịch: một nghiên cứu hồi cứu trên 2500 nam giới - Ngày đăng: 06-11-2024
Những hiểu biết mới về quá trình phóng noãn ở buồng trứng người - Ngày đăng: 02-11-2024
Vai trò của xơ hóa trong bệnh lạc nội mạc tử cung: tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 02-11-2024
Thay đổi tỷ lệ giới tính sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh liên quan đến các thông số hình thái phôi nang - Ngày đăng: 01-11-2024
Nuôi cấy in vitro nang noãn thứ cấp phân lập từ mô vỏ buồng trứng được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 01-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK