Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 17-11-2017 4:29pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS. LÊ TIỂU MY
 
 Cho đến nay, sinh non vẫn là một vấn đề khó trong Sản khoa. Việc khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh non vẫn được tiếp tục nghiên cứu, trong đó có rối loạn giấc ngủ. Những kết quả nghiên cứu gần đây đều cho thấy thai phụ bị rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ có liên quan đến kết cục bất lợi như tăng tỷ lệ trẻ nhẹ cân, rối loạn huyết áp, đặc biệt là sinh non.

Mặc dù chứng khó ngủ, khó vào giấc, giật mình thức giấc hay giấc ngủ không sâu khá thường gặp ở các thai phụ nhưng ban đầu ít được nghĩ đến có thể gây sinh sớm. Những nghiên cứu đánh giá các rối loạn giấc ngủ có thể gặp như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, rối loạn vận động… liên quan đến sinh non được đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây.
 

Một nghiên cứu đoàn hệ tiến hành từ năm 2007 đến năm 2012, trên 3 triệu phụ nữ mang đơn thai kết luận: thai phụ bị mất ngủ thì nguy cơ sinh trước 34 tuần tăng hơn gấp đôi so với không bị. Đáng lưu ý là có khoảng 50% bà mẹ mang thai có thể từng bị mắc chứng này trong thai kỳ. Mất ngủ và ngưng thở lúc ngủ đều tăng nguy cơ sinh non lên 1,3-1,5 lần. Trong khi đó, rối loạn vận động liên quan giấc ngủ lại tăng nguy cơ vỡ ối non trước 34 tuần, cao hơn những dạng rối loạn giấc ngủ khác trong thai kỳ.

Một nghiên cứu khác, thuộc nghiên cứu bệnh chứng so sánh trên 2172 thai phụ có rối loạn giấc ngủ và 2172 thai phụ cùng các yếu tố nguy cơ sinh non như tiền sử sinh non, tiểu đường, cao huyết áp và không mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Kết quả có 14,6% thai phụ thuộc nhóm có rối loạn giấc ngủ sinh trước 37 tuần, trong khi nhóm so sánh chỉ có 10,9% (OR 1,4; 95% CI, 1,2-1,7).

Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA – obstructive sleep apnea) ngoài tăng nguy cơ sinh non còn tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân, các rối loạn huyết áp trong thai kỳ. Việc đánh giá chứng ngưng thở tắc nghẽn dựa vào các triệu chứng như ngáy, ngưng thở, buồn ngủ… thường xảy ra ở bệnh nhân béo phì.

Các kết quả nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa các rối loạn giấc ngủ và sinh non đều nhấn mạnh cần thực hiện thêm những khảo sát xác định nguyên nhân, cơ chế sinh học cũng như sự cần thiết đưa ra những can thiệp hiệu quả nhằm giảm thiểu tỷ lệ sinh non cũng như bảo vệ sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của bà mẹ mang thai.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Felder, Jennifer N., 2017, Sleep disorders diagnosis during pregnancy and risk preterm birth, Obstetrics & Gynecology, 130: 573-581
Angras, Kajal., 2017, Symtoms of obstructive sleep apnea in pregnancy, Obstetrics & Gynecology, 129: 34S-35S

 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK