Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 15-03-2010 7:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

vitamind1

 

Những áp dụng mới về lâm sàng, phòng ngừa, cũng như điều trị thiếu vitamin D trong góc độ sức khỏe gia đình đã được đánh giá lại vào ngày 15 tháng 11 năm 2009 trên tạp chí American Family Physician.


Vitamin D là chất cần thiết cho sự phát triển của xương, giữ cho xương được vững chắc và cần cho hoạt động của hệ thần kinh. Hơn nữa, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại bệnh tim mạch , trầm cảm, và bệnh ung thư đại tràng.

Vào thế kỷ 19, thiếu Vitamin D được xác định là nguyên nhân gây ra loãng xương trẻ em ở các nước công nghiệp phát triển. Điều này dẫn đến việc bổ sung thức ăn giàu vitamin D vào thức ăn. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vấn đề thiếu viatmin D có liên quan đến những tình trạng bệnh lý khác ở tất cả các lứa tuổi.

Chẩn đoán thiếu vitamin D thường bị lãng quên dẫn đến tình trạng này không được điều trị do những triệu chứng và dấu hiệu của nó không chuyên biệt, bao gồm đau đối xứng vùng thắt lưng ở nữ giới, yếu góc chi, đau cơ, và cảm giác đau thốn xương vùng thắt lưng, xương chậu, hay chi dưới, hoặc có cảm giác đè nén ở xương ức hay xương chày. Thiếu Vitamin D cũng có thể phát hiện ở bệnh nhân hay té ngã hay có vấn đề về thể lực.

Những yếu tố nguy cơ thiếu vitamin D bao gồm:

-          Tuổi > 65 tuổi

-          Bú sữa mẹ nhưng không bổ sung vitamin D

-          Da đen

-          Thiếu tiếp xúc ánh nắng

-          Béo phì khi BMI > 30 kg/ m2

-          Sử dụng thuốc chống co giật, glucocorticoids và những thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa viatmin D

Chẩn đoán loãng xương khi mức 25-hydroxyvitamin D < 20 ng/mL. Chẩn đoán thiếu vitamin D xác định khi 25-hydroxyvitamin D 20 – 30 ng/mL.

Những khuyến cáo về việc bổ sung Vitamin D

Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP: American Academy of Pediatrics), những trẻ có lượng Vitamin D trong khẩu phần ăn nhỏ hơn 400 IU/ngày cần bổ sung để ngăn ngừa thiếu Vitamin D.

Trẻ bú mẹ cần bổ sung 400UI/ngày đến khi trẻ bú được ít nhất 1L/ngày sữa công thức hay sữa bình, cũng như cho những trẻ bú sữa công thức hay bú sữa bình ít hơn 1L/ngày.

Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên không tiếp xúc với ánh sáng và uống sữa ít hơn 1L/ngày, cũng như không bổ sung thường xuyên thuốc bổ có chứa ít nhất 400UI vitamin D cũng cần bổ sung Vitamin D.

Một số nghiên cứu ở người lớn chỉ ra rằng Vitamin D nên bổ sung ít nhất 700 đến 800 UI/ngày để giảm té ngã cũng như gãy xương. Khi có triệu chứng thiếu Vitamin D hay bệnh loãng xương thì mục đích điều trị là đưa mức Vitamin D về mức bình thường nhằm giảm triệu chứng cũng như giảm nguy cơ gãy xương, té ngã, và những biến chứng khác. Vitamin D2(ergocalciferol) 50.000UI/tuần trong 8 tuần có thể điều trị những bệnh nhân loãng xương.

25-hydroxyvitamin D trong máu dùng để kiểm tra sau 8 tuần điều trị, nếu vẫn còn thấp hay chưa đạt ngưỡng bình thường thì một liều thứ 2 tương có thể tiến hành.

Thời gian tối ưu để kiểm tra mức vitamin D huyết tương sau khi bổ sung không thực sự rõ ràng nhưng mục đích là đạt được mức tối thiểu nồng độ 25-hydroxyvitamin D là 30 ng/mL. Nếu nồng độ 25-hydroxyvitamin D vẫn không tăng, thì nguyên nhân thường nhất là không có sự chuyển hóa tốt hay không hấp thu tốt. Nếu không hấp thu thì nên hội chuẩn với các chuyên gia tiêu hóa để có bước điều trị thích hợp.

Khi mức viatmin D ở bệnh nhân trở về bình thường, chúng ta nên tiếp tục với duy trì Viatmin D3 (cholecalciferol) 800 đến 1000 IU/ngày

Do Vitamin D hòa tan được trong mỡ và có thể dự trữ trong mỡ, do đó nguy cơ ngộ độc về quá liều là có thể xảy ra. Những triệu chứng của ngộ độc Vitamin D bao gồm đau đầu, vị giác thay đổi, sỏi thận hay vôi hóa mạch máu, viêm tụy, chóng mặt, và nôn ói.

Những khuyến cáo chính dựa trên bằng chứng lâm sàng:

  • Ở người lớn, bổ sung Viatmin D 700 đến 800 UI/ngày có liên quan đến giảm nguy cơ té ngã (mức chứng cớ,B)
  • Ở người lớn, bổ sung Viatmin D 700 đến 800 UI/ngày có liên quan đến giảm nguy cơ gãy xương (mức chứng cớ,A)
  • Để phòng ngừa thiếu Vitamin D, trẻ em và trẻ nhỏ không tiếp xúc với ánh nắng nên bổ sung vào khẩu phần ăn 400 IU/ngày (mức chứng cớ, C)
  • Để phòng ngừa thiếu Vitamin D, thanh niên không tiếp xúc với ánh nắng nên bổ sung vào khẩu phần ăn 400 – 600 IU/ngày (mức chứng cớ, C)
  • Thanh niên không thiếu vitamin D, ngoại trừ những người có hội chứng kém hấp thu, nên bổ sung liều vitamin D duy trì 800 – 1000 IU/ngày (mức chứng cớ, C)

Theo Medscape 2009

BS. Nguyễn Khôi lược dịch

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK