Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Saturday 18-08-2007 12:44am
Viết bởi: Administrator

clip_11

 

BS. Đỗ Khoa Nam


Các vi khuẩn gây bệnh vùng hậu môn sinh dục

Âm đạo là một xoang mở của cơ thể, chứa dịch tiết của đường sinh dục nên trở thành môi trường sống lý tưởng cho các vi sinh vật bao gồm cả các loại vi khuẩn của da và các vi sinh vật từ đường ruột. Mỗi ml dịch âm đạo chứa 108 – 109 vi khuẩn  bao gồm các vi khuẩn thường trú không gây bệnh và những vi sinh vật cơ hội. Các tác nhân cơ hội (liên cầu trùng nhóm B - GBS) sẽ gây bệnh khi chúng hiện diện với số lượng cao và hoặc khi có đường vào. Các vi sinh vật gây bệnh khi xâm nhập sẽ luôn gây ra tổn thương. Để tự bảo vệ, ngoài sự bền vững của biểu mô vẩy, âm đạo còn cần có sự hiện diện và phát triển ưu thế của chủng vi trùng bảo vệ là Lactobacilli (khoảng 7 loại, là trực trùng gram dương hiếu khí có nguồn gốc từ đường ruột).

Dưới tác dụng của estrogen trong lứa tuổi sinh đẻ, biểu mô âm đạo phát triển với sự hình thành thêm lớp tế bào trung gian và lớp tế bào bề mặt chứa nhiều glycogen. Khi tế bào bề mặt bong ra, Lactobacilli sử dụng nguồn glycogen này và chuyển hóa thành axít lactic, làm cho môi trường âm đạo có pH = 3,8 – 4,7. Ngoài nồng độ pH thấp giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, trong âm đạo còn có những loại Lactobacilli tạo ra H2O2 góp phần tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khác. Thói quen thụt rửa âm đạo với dung dịch sát khuẩn hoặc tự ý dùng thuốc đặt âm đạo sẽ phá hủy phổ vi trùng bình thường, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Lượng Lactobacilli trong âm đạo của phụ nữ mang thai nhiều hơn phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, sự cung cấp máu cho âm đạo tăng khi mang thai làm tăng sự thẩm thấu của huyết thanh, kết quả là khí hư sinh lý cũng như tính axít của âm đạo tăng lên. Ngoài ra, thai phụ có những thay đổi sinh lý khác như tình trạng ức chế miễn dịch và nồng độ progesterone tăng làm tăng khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào biểu mô âm đạo.

Phoå vi truøng aâm ñaïo vaø nguy cô gaây nhieãm

Vi truøng soáng thöôøng xuyeân trong aâm ñaïo

Vi truøng soáng thöôøng xuyeân trong aâm ñaïo nhöng coù khaû naêng gaây beänh

Vi truøng gaây beänh

§ Diphteroides

§ Lactobacillus sp

§ Neisseria saprophytes

§ Staphylococcus epidermidis

§ Steptococcus viridans

§ Bacteroides, Clostridium, Streptocoques anaeùrobies

§ Escherichia vaø caùc enterobacteries khaùc

§ Candida albicans vaø caùc naám khaùc

§ Gardnerella vaginalis

§ Cytomegalovirus

§ Herpes hominis

§ Listeria monocytogenes

§ Molluscum contagiosum

§ Mycoplasma sp

§ Papiloma virus

§ Staphylococcus

§ Streptococcus B vaø D

§ Chlamydia trachomatis

§ Hemophilus ducreyi

§ Mycobacterium tuberculosis

§ Neisseria gonorrheae

§ Treponema pallidum

§ Trichomonas vaginalis

§ Ureplasma urealyticum

§ Streptococcus A


Tỷ  lệ GBS âm đạo - trực tràng thai phụ

GBS có thể được tìm thấy từ nhiều vị trí trên cơ thể người. Đường tiêu hóa là nơi thường trú của tác nhân này và còn có vai trò như một kho dự trữ để vi khuẩn phát tán đến các vị trí khác. Đường niệu dục là vị trí thường được các GBS lây nhiễm đến nhất.

Tỷ lệ nhiễm GBS của các thai phụ thuộc các nước đang phát triển l 17,8%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm GBS của vùng châu Á – Thái Bình Dương là 19%. Ngòai ra, các nghiên cứu tại những nước đa chủng tộc cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm GBS giữa các chủng tộc; trong đó, người châu Á luôn có tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B thấp nhất [14]. Tại Việt Nam, nghiên một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B âm đạo của các thai phụ là khá thấp, dưới 5%. Tuy nhiên, tỉ lệ âm tính giả có thể cao do cách lấy mẫu và môi trường nuôi cấy chưa phù hợp.

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo - trực tràng thai phụ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quan hệ tình dục là một yếu tố nguy cơ của nhiễm GBS âm đạo.

Lây truyền GBS từ mẹ sang con

GBS hiện diện ở âm đạo vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, nhưng sự lây truyền dọc từ mẹ sang con chỉ xảy ra khi chuyển dạ bắt đầu khởi phát hoặc màng ối bị vỡ. Cơ chế của sự ly nhiễm là thai nhi hoặc trẻ sơ sinh hít, nuốt dịch ối hoặc dịch âm đạo nhiễm GBS hoặc trẻ bị xâm nhiễm qua những sang thương khi sanh.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị phát hiện nhiễm GBS từ những người mẹ có mang liên cầu khuẩn nhóm B ở âm đạo là 50%. Khoảng 1% - 2% trẻ sơ sinh này sẽ bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này. Các nghiên cứu trong thập niên 1980 cho thấy nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sơ sinh tăng 29 lần khi mẹ nhiễm GBS ở âm đạo.

Tài liệu tham khảo
1. Japan international cooperation agency Nghe An reproductive health project office, Nghe An MCH/FP center, Fukushima medical university, Tu Du hospital, hospital of university of medicine and pharmacy, Ho Chi Minh city (2003), “Prevalence and associated factors of reproductive tract infections among pregnant women in ten communes in Nghe An province, Vietnam”.
2. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001), “Nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ có thai tại Hà Nội”, YHTH (42),tr. 67 – 70.
3. Al-Sweih N, Hammoud M, Al-Shimmiri M, Jamal M, Neil L, Rotimi V (2005), “Serotype distribution and mother-to-baby transmission rate of Streptococcus agalactiae among expectant mothers in Kuwait”, Arch Gynecol Obstet;272(2):131-5.
4. Baker CJ, Edwards MS (1995), “Group B streptococcal infections” In: Remington J, Klein JO, eds. Infectious diseases of the fetus and newborn infant. 4th ed. Philadelphia: WB Saunders, p. 980-1054.
5. Stoll BJ, Schuchat A (1998), “Maternal carriage of group B streptococci in developing countries”, Pediatr Infect Dis J, 17(6):499-503.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
HÌNH ẢNH SIÊU ÂM THAI 3 THÁNG ĐẦU - Ngày đăng: 06-09-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK