Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Monday 08-09-2008 5:57am
Viết bởi: Administrator

mangthai

 

BS Hồ Thị Ngọc

 


Trong thời gian từ 01.6.04 đến 31.05.05 chúng tôi phỏng vấn được 216 trường hợp thai phụ nhiễm HIV tại 2 bệnh viện Phụ sản Hùng Vương và Từ Dũ, Tp.HCM, tuổi trung bình là 24,27 4,8. Tỷ lệ thai phụ dưới 20 tuổi là 19,41%. Tỷ lệ phụ nữ sống ở ngoại thành là 15,7%, và 24,1% là người nhập cư từ các tỉnh; 41,7% thuộc thành phần nghèo, 41,2% phụ nữ nhiễm HIV làm nội trợ, 61,7% chồng các phụ nữ nhiễm HIV làm các nghề xa nhà như lao động phổ thông, thợ hồ..; 11,1% phụ nữ nhiễm HIV có sử dụng ma túy; 21,8% chồng/bạn tình họ có sử dụng ma túy. Điều này cho thấy công tác tham vấn cho các thai phụ nhiễm HIV còn nhiều khó khăn và chỉ rõ nhóm dân cư vùng ngoại thành, người nhập cư từ các tỉnh, người lao động có thu nhập thấy là những đối tượng cần có chương trình tuyên truyền giáo dục sức khỏe để tránh lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Knowledge, attitude and behavior of HIV pregnant

Objective: evaluate knowledge, behavior and attitude of HIV infected pregnant women about preventing transmission HIV to community. Method: a cross-sectional study was carried out from June 1st, 2004 to May 31st, 2005. 216 HIV pregnant women in two large OBGYN hospitals in Ho Chi Minh City were invited to completed questionnaire. Results: Most of HIV pregnant women belonged to low income group (94,5%) and low level of education (39,4% primary level or not going to school; 42,6% secondary level). 83,8% HIV pregnant has average knowledge, attitude and behavior of HIV transmission (score: 50-80/100). 73,1% know that breast milk could transmit HIV, but 56,4% dont know that secretion (urine, feces, vomit) can transmit HIV. Only 39,7% know that using condom is necessary to prevent HIV transmission. Unwanted pregnancy was so high (54,2%); 96,7% did not expect to have baby next time. Conclusion: To prevent spreading HIV to community, health policy maker should provide education program for women at risk, particularly those at low education levels, low income group to promote awareness of safe sex, enhance their knowledge about mother to child transmission as well as ability of transmission HIV to community.

Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, 128 Hồng Bàng, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh (HT Ngọc BS)
Liên hệ: HT Ngọc
(email: @ hcm.vnn.vn, )

Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện cuối năm 1990 tại Tp.HCM và số người nhiễm HIV liên tục gia tăng từ đó đến nay. Tỷ lệ nhiễm HIV nhìn chung có xu hướng phát triển ở nhóm nghiện chích ma túy, mắc bệnh lây qua đường tình dục, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và có xu hướng gia tăng qua đường tình dục. Đặc biệt là nhóm gái mại dâm và phụ nữ mang thai [2].

Tại bệnh viện Hùng Vương hàng năm số trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV có gần 200 trường hợp, trên 55% chỉ phát hiện nhiễm HIV khi nhập viện sanh, đặc biệt trong 09 năm 1996 – 2004 có 1,3% thai phụ đã biết mình nhiễm HIV vẫn tiếp tục sanh [1].

Nhìn chung, qua công tác tham vấn, chúng tôi nhận thấy các đối tượng nhiễm HIV có kiến thức – thái độ – hành vi phòng lây nhiễm cho cộng đồng còn chưa tốt. Vấn đề này là một mối lo cho việc phòng chống đại dịch HIV chung trong cả nước. Vì vậy, việc đánh giá kiến thức – thái độ – hành vi của phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ là điều cần thiết giúp có thêm dữ liệu phòng chống HIV chung tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu
Đây là một khảo sát định tính, mô tả cắt ngang, nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của thai phụ nhiễm HIV về việc phòng lây nhiễm cho cộng đồng. Tất cả các phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV bằng ba xét nghiệm kháng thể khác nhau theo qui định của Bộ Y tế đến khám thai hoặc sanh tại bệnh viện Hùng Vương và bệnh viện Từ Dũ được mời tham gia nghiên cứu. Các thai phụ nhiễm HIV đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.

Phần khảo sát kiến thức gồm các câu hỏi về: cách lây truyền HIV; các đường không lây (bắt tay, ăn uống chung,…); khả năng lây truyền của sữa mẹ, của chất thải và dịch tiết; các bệnh lây truyền qua đường tình dục; sự cần thiết sử dụng bao cao su khi cả hai vợ chồng nhiễm HIV. Phần khảo sát thái độ gồm các câu hỏi về: thái độ muốn sanh thêm con; khám xét nghiệm cho con; định nuôi con bằng sữa bột; dùng dụng cụ cá nhân riêng; sử dụng bao cao su 100% khi quan hệ tình dục; muốn thông báo tình trạng nhiễm cho chồng/bạn tình và muốn họ được tư vấn xét nghiệm HIV. Phần khảo sát hành vi hỏi về: sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian gần đây; hành vi tình dục với bạn tình/chồng; sử dụng vật dụng riêng; sử dụng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp; hành vi hiến máu và thực hiện các hoạt động có xâm lấn da.

Đánh giá kiến thức – thái độ – hành vi trong việc phòng lây nhiễm cho cộng đồng dựa trên thang điểm 100, từ 81 – 100 điểm được xếp loại tốt, 51 – 80 là trung bình, và từ dưới 50 điểm là loại kém. Thời gian khảo sát từ tháng 6/2004 đến tháng 05/2005.

Kết quả
Tuổi trung bình của phụ nữ mang thai nhiễm HIV là 24,27 ± 4,8. Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là 21 – 30 tuổi (68,5%). Nhóm dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ 19,4%. Người nhiễm trẻ nhất là 16 tuổi. Có 75,9% phụ nữ nhiễm HIV cư ngụ tại Tp.HCM trong đó các quận Bình Tân, Quận 8, Bình Chánh là các quận có tỷ lệ người nhiễm cao. Người nhiễm là người nhập cư chiếm 24,1%.

Phụ nữ nhiễm HIV có học vấn thấp (mù chữ và cấp I: 39,4%; cấp II: 42,6%), làm những nghề ít tiếp xúc với các chương trình giáo dục sức khỏe (41,2% làm nội trợ, 20,4% làm nghề buôn bán nhỏ, 11,1% lao động phổ thông, 9,3 % công nhân, 74% làm nghề dịch vụ); hoàn cảnh kinh tế khó khăn (41,7% nghèo và 52,8% vừa đủ ăn); chồng các phụ nữ này là những người làm nghề thu nhập thấp, xa nhà (21,5% lao động phổ thông, 16,7% tài xế/xe ôm, 13.9% thợ hồ, 9,6% dịch vụ ngành xây dựng).

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ 11,1%; chồng/ bạn tình có sử dụng ma túy 21,8%; 2/3 nhóm này chích ma túy; 37% chồng/bạn tình thai phụ đã đồng ý làm xét nghiệm HIV và 90% HIV (+).

Bàn luận
Các phụ nữ nhiễm HIV phần lớn còn rất trẻ < 30 tuổi, thuộc thành phần thu nhập thấp, ở nhà hoặc làm các ngành nghề ít có cơ hội tiếp cận được các chương trình giáo dục sức khỏe, cư ngụ tại các quận nghèo, hoặc là người nhập cư từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, chồng họ cũng là những người lao động, thu nhập thấp và làm những ngành nghề như thợ hồ, tài xế/ xe ôm, dịch vụ xây dựng, ... thường hay xa nhà.

Hiểu biết về đường lây và đường không lây có khả quan hơn trong nhiều nghiên cứu trước nhưng chưa đầy đủ, trong khi bản thân các phụ nữ này đã nhiễm HIV và có khả năng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt có hơn 1/3 các phụ nữ này dấu chồng và người thân. Do đó để cải thiện kiến thức – thái độ – hành vi của các đối tượng đã nhiễm HIV này cần phải có một lực lượng chuyên viên tư vấn mạnh về lượng và chất.

Phụ nữ nhiễm HIV phần lớn rất trẻ, nghèo, học vấn thấp, lại có quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng khá cao (26,4%), có nhiều bạn tình (35,7%), tỷ lệ có thai ngoài ý muốn cũng còn cao (54,2%), do đó các chương trình giáo dục sức khỏe nên chú ý đến các đối tượng này, giúp họ tự tìm cách bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm bằng các hành vi tình dục an toàn.

Kết luận
Đại dịch HIV bùng nổ ở nước ta trong điều kiện thông tin tuyên truyền của chúng ta chưa phổ biến tốt đến các đối tượng nguy cơ cao là dân cư các địa bàn nghèo và các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; đó là những người nghèo, học vấn thấp; phụ nữ là những người làm nội trợ, buôn bán, dịch vụ; chồng họ là những người lao động, thu nhập thấp và làm những nghề hay xa nhà. Đặc biệt là những người phụ nữ còn rất trẻ (dưới 30 tuổi).

Cần có biện pháp giáo dục sức khỏe sâu rộng để người dân tự nhận biết về nguy cơ bị lây nhiễm HIV của mình để XN tự nguyện và cần có đội ngũ tư vấn viên hùng mạnh về lượng và chất để tư vấn trước XN và sau XN mới giảm được gia tăng lây nhiễm trong cộng đồng.

Lây truyền HIV qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng tại VN, do đó các chương trình giáo dục sức khỏe nên chú ý đến thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên để họ tự biết cách bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm HIV, đồng thời cần chú ý đến các đối tượng trẻ và rất trẻ vì họ đã có thể có quan hệ tình dục rất sớm khi chưa có kỹ năng phòng ngừa lây nhiễm HIV.

Tài liệu tham khảo
1. Vũ Thị Nhung. Tình hình phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại bệnh viện Hùng Vương 1996 – 2004. Thời sự Y Dược học tháng 8/2004: trang 202 – 204.

2. Ủy ban phòng chống AIDS. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống AIDS năm 2003 và kế hoạch phòng chống AIDS 2004.

Bảng 1. Khảo sát về kiến thức

Tần số Tỷ lệ %
Cách lây của HIV
Kể đúng 3 đường 69 31,9
Kể thiếu 128 59,3
Kể sai 3 1,4
Không biết 16 7,4
Các đường không Iây HIV
10 4,6
Không 167 77,3
Không biết 39 18,1
Khả năng lây của sữa mẹ
158 73,1
Không 13 6,0
Không biết 45 20,8
Khả năng lây của chất thải
94 43,5
Không 42 19,4
Không biết 80 37,0
Bệnh lây qua đường tình dục
Không kể được bệnh nào 148 68,5
Kể được 1 bệnh 42 19,4
Kể được 2 bệnh 15 6,9
Kể được 3 bệnh 11 5,1
Cần sử dụng bao cao su
68 31,5
Không 70 32,4
Không biết 78 36,1

Bảng 2. Khảo sát về thái độ

Tần số Tỷ lệ %
Sanh thêm con
Không sanh thêm 208 96,7
Sẽ sanh thêm 4 1,9
Không biết 4 1,4
Xét nghiệm máu con
192 88,9
Không 10 4,6
Không biết 14 6,5
Cho bé uống sữa bột
Nên 168 77,8
Không nên 37 17,1
Dùng sữa mẹ và sữa bột 9 4,2
Không biết 2 0,9
Vật dụng làm móng riêng
77 35,6
Không 131 60,6
Không làm móng 8 3,7
Sử dụng BCS khi QHTD
Cần thiết 100% 86 39,8
Không cần thiết 60 27,8
Không QHTD nữa 9 4,2
Tùy chồng 31 14,4
Không biết 30 13,9
Muốn chồng được tư vấn
Muốn 135 62,5
Không muốn 81 37,5

Bảng 3. Khảo sát về hành vi

Tần số Tỷ lệ %
Dùng BPTT trong 2 năm gần đây
Bao cao su 15 6,9
Thuốc ngừa thai 43 19,9
Vòng 17 7,9
Khác 6 2,8
Không ngừa thai 135 62,5
Đã quan hệ tình dục với
Chỉ với chồng, bạn tình 139 64,4
2 người 60 27,8
3 người trở lên 17 7,9
Lần đầu tiên QHTD với
Chồng 159 73,6
Bạn tình 57 26,4
Kiểu tiếp xúc trong QHTD
SD-SD 186 86,1
SD-miệng, SD-hậu môn 30 13,9
Có vật dụng riêng (kềm, dao..)
77 35,6
Không 131 60,6
Không làm móng 8 3,7
Sử dụng dịch vụ sắc đẹp
Không 161 74,5
55 25,5
Không biết 78 36,1
Thẩm mỹ viện 15 6,9
Cơ sở y tế tư 3 1,4
Tiệm uốn tóc 5 2,3
Người làm dạo 32 14,9
Từng hiến máu
2 0,9
Không 214 99,1
Hành vi rạch, xâm, tiêm chích
7 3,2
Không 209 96,8

Bảng 4. Khảo sát chung về kiến thức – thái độ – hành vi
Phân loại Tần số Tỷ lệ %
Kém 18 8,3
Trung bình 181 83,8
Tốt 17 7,9
Tổng cộng 216 100
Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
CHẨN ĐOÁN THIỂU ỐI TRÊN SIÊU ÂM - Ngày đăng: 14-11-2008
BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU RHESUS - Ngày đăng: 28-11-2008
THAI KỲ VÀ CÚM H1N1 - Ngày đăng: 28-10-2009
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN - Ngày đăng: 09-02-2009
CHẨN ĐOÁN SẨY THAI LIÊN TIẾP - Ngày đăng: 30-06-2010
DẬY THÌ SỚM (phần 1) - Ngày đăng: 12-06-2010
ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI Ở TRẺ EM - Ngày đăng: 02-05-2010
KHÁI QUÁT VỀ BỆNH SỞI Ở TRẺ EM - Ngày đăng: 30-04-2010
CHẨN ĐOÁN BỆNH KAWASAKI Ở TRẺ EM - Ngày đăng: 27-04-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK