Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 28-01-2016 2:10pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Lê Văn Khánh – BV Mỹ Đức
 

Nhiễm trùng vết mổ là nguyên nhân làm tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị sau phẫu thuật và nó cũng là nguyên nhân chính làm cho bệnh nhân phải quay lại bệnh viện tái khám trước hẹn. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ tính chung của phẫu thuật cắt tử cung (kể cả vết mổ nông hay sâu ngoài thành bụng và vết mổ ở những cơ quan xung quanh tử cung) là 1 – 4%. Nếu tính theo số liệu ở Hoa Kỳ, trung bình có khoảng 600.000 ca phẫu thuật cắt tử cung mỗi năm thì sẽ có từ 6.000 đến 24.000 trường hợp nhiễm trùng vết mổ mỗi năm. Bên cạnh đó, đã có nhiều chứng cứ chứng minh cho việc sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật giúp cho giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Do đó, năm 2009, Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG) đã đưa ra hướng dẫn lâm sàng về việc sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật phẫu thuật phụ khoa.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu vừa được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology đã so sánh việc sử dụng các nhóm kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật cắt tử cung và nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồi cứu từ 21.358 ca phẫu thuật cắt tử cung theo các phương pháp khác nhau (như mở bụng, nội soi, cắt ngả âm đạo) được chia thành 4 nhóm sử dụng kháng sinh dự phòng trước mổ khác nhau dựa theo hướng dẫn của ACOG và Dự án cải thiện chất lượng phẫu thuật: nhóm 1 được sử dụng nhóm β-lactam (như cephalosporin, ampicillin–sulbactam, ertapenem), nhóm 2 sử dụng kháng sinh nhóm thay thế cho nhóm β-lactam (như phối hợp clindamycin và gentamicin hay quinolone), nhóm 3 sử dụng kháng sinh quá mức cần thiết (sử dụng kháng sinh phối hợp quá tay), nhóm 4 sử dụng kháng sinh không theo phác đồ của hướng dẫn (như chỉ sử dụng Clindamycin).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu ở bất kỳ vị trí nào ở các nhóm 1, nhóm 2, nhóm 4 lần lượt là 1.8%, 3.1%, and 3.7% (riêng nhóm 3 các nhà nghiên cứu đã loại trừ khi phân tích do có thể những bằng chứng về sự kháng thuốc liên quan đến xử trí này). Sau khi điều chỉnh lại với các yếu tố nguy cơ từ bệnh nhân cũng như yếu tố liên quan từ bệnh viện, so với nhóm sử dụng kháng sinh β-lactam nhóm bệnh nhân sử dụng kháng sinh thay thế β-lactam và nhóm sử dụng kháng sinh không theo khuyến cáo đều tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu ở bất kỳ vị trí nào. (OR lần lượt là 1,7 và 2,0; các chỉ số có ý nghĩa thống kê).

Theo kết quả của nghiên cứu, chúng ta nên sử dụng kháng sinh nhóm Betalactam trước phẫu thuật để giúp khả năng dự phòng nhiễm trùng ở vị trí phẫu thuật sau mổ được cao nhất. Lí giải cho vấn đề này, các tác giả giải thích rằng do kháng sinh nhóm β-lactam có hiệu quả tác động cao đối với hệ vi sinh vật có thể có ở bề mặt da (như Streptococcus sp., Staphylococcus aureus, …). Đối với nhóm bệnh nhân không sử dụng được kháng sinh nhóm β-lactam do dị ứng hay vì nguyên nhân nào khác, nhóm kháng sinh nên được lựa chọn là nhóm thay thế cho nhóm β-lactam theo khuyến cáo của ACOG (phối hợp clindamycin và gentamicin hay quinolone), không nên sử dụng những nhóm kháng sinh khác do nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu cho bệnh nhân.
Nguồn: Obstet Gynecol 2016;127:321–9
DOI: 10.1097/AOG.0000000000001245
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Aspirin giúp tăng cơ hội có thai - Ngày đăng: 25-01-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK