Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 23-05-2019 10:13am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
 
Những năm gần đây, phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) được biết đến như là yếu tố làm giảm cơ hội có thai tự nhiên cũng như cơ hội mang thai sau khi thực hiện IUI/IVF/ICSI, tăng nguy cơ sẩy thai ở những bệnh nhân có SDF cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc có nên đưa xét nghiệm SDF vào quy trình thường quy hay không vì các kết quả về SDF vẫn chưa đồng nhất.
 
 
Hệ thống nuôi cấy và quan sát phôi liên tục (time- lapse) cũng dành được nhiều sự quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về mối tương quan giữa động học hình thái phôi với môi trường nuôi cấy; các yếu tố từ mẹ như tuổi, dự trữ buồng trứng, BMI… nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của các thông số tinh trùng lên động học hình thái phôi. Vì vậy, M. Esbert và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của SDF lên hình thái động học của phôi dựa trên đánh giá các yếu tố như thời gian phân chia tế bào, tỉ lệ hình thành phôi nang, tỉ lệ phôi chất lượng tốt…

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 971 phôi từ 135 chu kỳ ICSI, nuôi cấy phôi đến ngày 5 bằng hệ thống time-lapse. SDF được đo bằng kỹ thuật TUNEL. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Phân mảnh DNA tinh trùng không ảnh hưởng đến kiểu phôi phân chia bất thường như phân chia trực tiếp, phân chia ngược, phân chia không hoàn toàn…
- Tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ phôi chất lượng tốt không có mối tương quan với chỉ số SDF.
- Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai cũng như tỉ lệ làm tổ không có sự khác biệt khi SDF lớn hơn hoặc nhỏ hơn 20%.
- Khi SDF >20,15%, phôi từ nhóm xin noãn cho thấy có sự phân chia chậm trễ hơn khi đánh giá trên các thông số động học tPB2, tPNa, t2, t3, t4, t5, t6, t7, t9, tM, và t5-t2.

Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được rằng phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng đến thời gian phân chia của phôi từ noãn của những người cho trẻ tuổi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng khi có sự hiện diện của phân mảnh DNA tinh trùng, noãn cần có thời gian để kích hoạt bộ máy sửa chữa sai hỏng DNA trước khi phân chia, vì vậy thời gian phân chia ở những phôi có nguồn gốc từ tinh trùng mang DNA phân mảnh cao sẽ chậm hơn so với phôi bình thường.

Nguồn: High sperm DNA fragmentation delays human embryo kinetics when oocytes from young and healthy donors are microinjected. European Academy of Andrology. 10.1111/andr.12551
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK