Tin tức
on Saturday 03-05-2025 1:07pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đào Hữu Nghị - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Vô sinh nam chiếm tỉ lệ khoảng 35% ở các cặp vợ chồng vô sinh. Vô sinh nam thường do các vấn đề số lượng tinh trùng ít, khả năng di động của tinh trùng kém hoặc tinh trùng có hình thái bất thường. Các yếu tố góp phần cho các vấn đề trên có thể do mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn di truyền, nhiễm trùng hoặc do lối sống như hút thuốc và uống quá nhiều rượu. Sự phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) đề cập đến tình trạng đứt gãy hoặc tổn thương vật liệu di truyền của tế bào tinh trùng. Tuy nhiên, tinh trùng không có cơ chế tự phục hồi do vậy các tổn thương DNA tồn tại trong hầu hết tinh trùng.
Tính toàn vẹn của DNA tinh trùng rất quan trọng đối với quá trình thụ tinh thành công và sự phát triển khoẻ mạnh của phôi. Mức độ SDF cao có liên quan đến tình trạng vô sinh ở nam giới và có thể gây khó khăn trong việc thụ thai vì DNA bị tổn thương làm giảm khả năng tham gia vào quá trình thụ tinh bình thường của tinh trùng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng SDF tăng cao có liên quan đến: tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống thấp ở các cặp vợ chồng thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine insemination - IUI); tỉ lệ thụ tinh giảm, chất lượng phôi thấp, tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF). Ngoài ra, SDF tăng cao được phát hiện có liên quan đến tăng nguy cơ sẩy thai và sẩy thai tái phát. Tuy nhiên, đối với kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng SDF tăng cao không liên quan đến kết quả kém. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ SDF của tinh trùng trong tinh hoàn thấp hơn so với tinh trùng trong mẫu xuất tinh, do đó việc sử dụng tinh trùng trong tinh hoàn kết hợp với ISCI đã được đề xuất như một phương pháp điều trị cho những người nam giới có mức độ SDF cao.
Các hướng dẫn thường khuyến nghị thời gian kiêng xuất tinh từ 2 - 7 ngày trước khi cung cấp mẫu tinh dịch để xét nghiệm khả năng sinh sản hoặc thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây đã đề xuất rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn ví dụ 1 - 2 ngày có thể giảm SDF. Các thủ thuật lấy tinh trùng bằng phẫu thuật có một số rủi ro nhất định như: chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương tinh hoàn, đau mãn tính và các vấn đề hiếm gặp liên quan đến suy giảm testosteron (ví dụ: giảm ham muốn tình dục, khó ngủ, yếu cơ). Hơn nữa, các thủ thuật không chỉ làm tăng chi phí điều trị mà còn đòi hỏi thêm các nguồn lực hỗ trợ (nhân sự, trang thiết bị,…). Sử dụng phương pháp kiêng xuất tinh ngắn cho nam giới có SDF cao làm phương pháp điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh ít xâm lấn và tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng tinh trùng trong tinh hoàn. Do đó, mục đích của phân tích tổng hợp này là kiểm tra sự khác biệt của SDF thu nhận từ mẫu tinh trùng trong tinh hoàn so với SDF từ mẫu xuất tinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn.
Nghiên cứu này thực hiện phân tích gộp 16 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled - RC) và quan sát tiến cứu (prospective observational), trong đó có 4 nghiên cứu thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn (testicular sperm - TS) và 12 nghiên cứu thu nhận từ mẫu xuất tinh sau thời gian kiêng ngắn (short abstinence ejaculation). Phân tích tổng hợp theo hướng dẫn của MOOSE, dữ liệu được xem xét cẩn thận từ các cơ sở dữ liệu Cochrane Library, Web of Science, Embase, MEDLINE(R) và PUBMED cho đến 16/11/2023. Tổng cộng có 641 bệnh nhân có đo chỉ số mức độ SDF được đưa vào nghiên cứu với 120 bệnh nhân TS và 521 bệnh nhân mẫu xuất tinh sau thời gian kiêng ngắn.
Tiêu chuẩn nhận: Các nghiên cứu được thiết kế dạng tiến cứu, bao gồm: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và nghiên cứu quan sát ca chứng, nghiên cứu quan sát nhóm và các nghiên cứu cắt ngang.
Tiêu chuẩn loại:
Kết quả
Kết quả sàng lọc nghiên cứu:
Có tổng cộng 1790 nghiên cứu được phân loại ở bước đầu tìm kiếm, trong đó có 656 nghiên cứu trùng lặp được loại bỏ. Sau khi tiến hành sàng lọc và đánh giá 1134 nghiên cứu còn lại, có 65 được xác định là đủ điều kiện. Trong số đó, có 16 nghiên cứu phù hợp với tất cả tiêu chí đã được chọn.
Kết quả so sánh độ tuổi và nhóm bệnh nhân
P= 0,544 không có ý nghĩa về mặt thống kê, một số nghiên cứu không báo cáo đầy đủ về độ tuổi bệnh nhân.
Kết quả chính: tỷ lệ SDF
Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng ở nhóm tinh trùng lấy từ tinh hoàn thấp hơn trung bình 9,48 % so với nhóm kiêng xuất tinh ngắn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao (P < 0,001), nhưng sự khác biệt giữa các nghiên cứu là cao (I² = 85%).
Nghiên cứu này chỉ ra rằng tinh trùng tinh hoàn có thể tốt hơn tinh trùng xuất tinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn ở những người đàn ông vô sinh có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu so sánh trực tiếp để cung cấp bằng chứng kết luận, đặc biệt là trước khi xem xét phương pháp kiêng xuất tinh ngắn ít xâm lấn và tiết kiệm hơn. Đồng thời, cần có các nghiên cứu sâu hơn tập trung vào so sánh kết quả sinh sản của hai phương pháp để xác định phương pháp hiệu quả nhất.
Nguồn: Kugelman, Nir, Alyssa Hochberg, and Michael H. Dahan. "Impact of short abstinence versus testicular sperm on sperm DNA fragmentation: a systematic review and meta-analysis." Archives of Gynecology and Obstetrics 310.4 (2024): 1831-1843.
Link bài báo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39196330/
Vô sinh nam chiếm tỉ lệ khoảng 35% ở các cặp vợ chồng vô sinh. Vô sinh nam thường do các vấn đề số lượng tinh trùng ít, khả năng di động của tinh trùng kém hoặc tinh trùng có hình thái bất thường. Các yếu tố góp phần cho các vấn đề trên có thể do mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn di truyền, nhiễm trùng hoặc do lối sống như hút thuốc và uống quá nhiều rượu. Sự phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) đề cập đến tình trạng đứt gãy hoặc tổn thương vật liệu di truyền của tế bào tinh trùng. Tuy nhiên, tinh trùng không có cơ chế tự phục hồi do vậy các tổn thương DNA tồn tại trong hầu hết tinh trùng.
Tính toàn vẹn của DNA tinh trùng rất quan trọng đối với quá trình thụ tinh thành công và sự phát triển khoẻ mạnh của phôi. Mức độ SDF cao có liên quan đến tình trạng vô sinh ở nam giới và có thể gây khó khăn trong việc thụ thai vì DNA bị tổn thương làm giảm khả năng tham gia vào quá trình thụ tinh bình thường của tinh trùng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng SDF tăng cao có liên quan đến: tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống thấp ở các cặp vợ chồng thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine insemination - IUI); tỉ lệ thụ tinh giảm, chất lượng phôi thấp, tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF). Ngoài ra, SDF tăng cao được phát hiện có liên quan đến tăng nguy cơ sẩy thai và sẩy thai tái phát. Tuy nhiên, đối với kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng SDF tăng cao không liên quan đến kết quả kém. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ SDF của tinh trùng trong tinh hoàn thấp hơn so với tinh trùng trong mẫu xuất tinh, do đó việc sử dụng tinh trùng trong tinh hoàn kết hợp với ISCI đã được đề xuất như một phương pháp điều trị cho những người nam giới có mức độ SDF cao.
Các hướng dẫn thường khuyến nghị thời gian kiêng xuất tinh từ 2 - 7 ngày trước khi cung cấp mẫu tinh dịch để xét nghiệm khả năng sinh sản hoặc thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây đã đề xuất rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn ví dụ 1 - 2 ngày có thể giảm SDF. Các thủ thuật lấy tinh trùng bằng phẫu thuật có một số rủi ro nhất định như: chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương tinh hoàn, đau mãn tính và các vấn đề hiếm gặp liên quan đến suy giảm testosteron (ví dụ: giảm ham muốn tình dục, khó ngủ, yếu cơ). Hơn nữa, các thủ thuật không chỉ làm tăng chi phí điều trị mà còn đòi hỏi thêm các nguồn lực hỗ trợ (nhân sự, trang thiết bị,…). Sử dụng phương pháp kiêng xuất tinh ngắn cho nam giới có SDF cao làm phương pháp điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh ít xâm lấn và tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng tinh trùng trong tinh hoàn. Do đó, mục đích của phân tích tổng hợp này là kiểm tra sự khác biệt của SDF thu nhận từ mẫu tinh trùng trong tinh hoàn so với SDF từ mẫu xuất tinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn.
Nghiên cứu này thực hiện phân tích gộp 16 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled - RC) và quan sát tiến cứu (prospective observational), trong đó có 4 nghiên cứu thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn (testicular sperm - TS) và 12 nghiên cứu thu nhận từ mẫu xuất tinh sau thời gian kiêng ngắn (short abstinence ejaculation). Phân tích tổng hợp theo hướng dẫn của MOOSE, dữ liệu được xem xét cẩn thận từ các cơ sở dữ liệu Cochrane Library, Web of Science, Embase, MEDLINE(R) và PUBMED cho đến 16/11/2023. Tổng cộng có 641 bệnh nhân có đo chỉ số mức độ SDF được đưa vào nghiên cứu với 120 bệnh nhân TS và 521 bệnh nhân mẫu xuất tinh sau thời gian kiêng ngắn.
Tiêu chuẩn nhận: Các nghiên cứu được thiết kế dạng tiến cứu, bao gồm: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và nghiên cứu quan sát ca chứng, nghiên cứu quan sát nhóm và các nghiên cứu cắt ngang.
Tiêu chuẩn loại:
- Các tài liệu không phải là tiếng Anh
- Các nghiên cứu hồi cứu, báo cáo ca bệnh, loạt ca bệnh, bài đánh giá, bài luận, tóm tắt từ các hội nghị khoa học và các nghiên cứu không phải trên người.
- Các ấn phẩm trùng lặp.
Kết quả
Kết quả sàng lọc nghiên cứu:
Có tổng cộng 1790 nghiên cứu được phân loại ở bước đầu tìm kiếm, trong đó có 656 nghiên cứu trùng lặp được loại bỏ. Sau khi tiến hành sàng lọc và đánh giá 1134 nghiên cứu còn lại, có 65 được xác định là đủ điều kiện. Trong số đó, có 16 nghiên cứu phù hợp với tất cả tiêu chí đã được chọn.
Kết quả so sánh độ tuổi và nhóm bệnh nhân
Tiêu chí |
Nhóm tinh trùng lấy từ tinh hoàn |
Nhóm xuất tinh sau thời gian kiêng ngắn |
Tổng số bệnh nhân | 120 | 521 |
Độ tuổi trung bình (mean ± SD) | 38,15 ± 5,48 (số liệu trung bình của 93/120 bệnh nhân) | 37,7 ± 6,0 (số liệu trung bình của 444/521 bệnh nhân) |
Kết quả chính: tỷ lệ SDF
Nhóm tinh trùng lấy từ tinh hoàn |
Nhóm xuất tinh sau thời gian kiêng ngắn |
|
Phương pháp phát hiện phân mảnh DNA |
|
|
Phương pháp lấy tinh trùng |
Testicular sperm extraction (TESE) hoặc testicular sperm aspiration (TESA)
|
Thời gian kiêng xuất tinh từ 1 - 48h. Bệnh nhân được lấy mẫu để so sánh với thời gian kiêng xuất tinh bình thường (2 - 7 ngày) |
Kết quả |
|
Giá trị trung bình kết hợp ± SD của SDF là 22,82 ± 14,23%. |
Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng ở nhóm tinh trùng lấy từ tinh hoàn thấp hơn trung bình 9,48 % so với nhóm kiêng xuất tinh ngắn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao (P < 0,001), nhưng sự khác biệt giữa các nghiên cứu là cao (I² = 85%).
Nghiên cứu này chỉ ra rằng tinh trùng tinh hoàn có thể tốt hơn tinh trùng xuất tinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn ở những người đàn ông vô sinh có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu so sánh trực tiếp để cung cấp bằng chứng kết luận, đặc biệt là trước khi xem xét phương pháp kiêng xuất tinh ngắn ít xâm lấn và tiết kiệm hơn. Đồng thời, cần có các nghiên cứu sâu hơn tập trung vào so sánh kết quả sinh sản của hai phương pháp để xác định phương pháp hiệu quả nhất.
Nguồn: Kugelman, Nir, Alyssa Hochberg, and Michael H. Dahan. "Impact of short abstinence versus testicular sperm on sperm DNA fragmentation: a systematic review and meta-analysis." Archives of Gynecology and Obstetrics 310.4 (2024): 1831-1843.
Link bài báo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39196330/
Các tin khác cùng chuyên mục:











TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Chủ nhật ngày 20 . 07 . 2025, Caravelle Hotel Saigon (Số 19 - 23 Công ...
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK