Tin tức
on Monday 21-04-2025 9:35am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Lê Thị Quỳnh – IVFMD SIH – Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
NHU CẦU NGÂN HÀNG NOÃN
Bảo quản đông lạnh noãn (Oocyte cryopreservation - OC) trở nên phổ biến ở Mỹ và toàn cầu sau khi Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine – ASRM) và Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (Society for Assisted Reproductive Technology – SART) tuyên bố OC không còn là thử nghiệm vào cuối năm 2012, và công bố hướng dẫn hoạt động OC vào đầu năm 2013. Phương pháp thủy tinh hóa đã cải thiện đáng kể hiệu quả OC. ASRM chỉ ra rằng không có sự gia tăng bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, khuyết tật phát triển hoặc khác biệt cân nặng khi sinh ở trẻ từ noãn thủy tinh hóa so với noãn tươi. Do đó, ASRM chấp thuận OC cho bệnh nhân (BN) điều trị bằng liệu pháp có thể gây vô sinh, nhưng chưa khuyến nghị OC cho phụ nữ khỏe mạnh.
Năm 2018, ASRM cho phép sử dụng OC cho phụ nữ muốn bảo tồn khả năng sinh sản, gọi là "OC theo kế hoạch", nhằm tăng cường quyền tự chủ sinh sản và bình đẳng xã hội. Các thuật ngữ khác như "trữ noãn xã hội" cũng được dùng. Lý do phổ biến khiến phụ nữ chọn OC theo kế hoạch bao gồm suy buồng trứng sớm, điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chuyển giới nữ sang nam, không có bạn tình tại thời điểm trữ noãn, mong muốn làm mẹ đơn thân hoặc tránh các vấn đề liên quan đến sự đồng ý của bạn tình trong tương lai như với phôi đông lạnh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control – CDC) và SART là hai cơ quan chính ở Hoa Kỳ thu thập và báo cáo dữ liệu quốc gia hàng năm về các chu kỳ công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART). Báo cáo của CDC cho thấy sự gia tăng liên tục số ca trữ noãn tự thân và noãn hiến tặng trong thập kỷ qua, với 98% chu kỳ ART tại Hoa Kỳ được CDC giám sát.
Trong khi nhu cầu về ngân hàng noãn tăng, vẫn còn lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của công nghệ OC. Phương pháp thủy tinh hóa đã được áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ từ năm 2014 do hiệu quả OC được cải thiện đáng kể. Báo cáo ngắn này sử dụng dữ liệu từ SART và các tài liệu hiện tại để điều tra các yếu tố nội tại có thể ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của việc OC hay không bằng cách sử dụng dữ liệu từ noãn hiến tặng được sử dụng trong ART làm ví dụ tiêu biểu.
TỶ LỆ TRẺ SINH SỐNG
Hơn 90% chu kỳ IVF tại Mỹ được báo cáo cho SART từ năm 2003. Nghiên cứu năm 2013 của Kushnir và cộng sự cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống khi sử dụng noãn hiến tặng tươi (Fresh donor oocytes - FDO) cao hơn noãn đông lạnh (Cryopreserved donor oocytes - CDO). Phân tích dữ liệu SART từ 2013-2020 cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống khi sử dụng CDO thấp hơn so với FDO (tổng cộng 34.570 chu kỳ FDO so với 22.163 chu kỳ CDO). Tỷ lệ trẻ sinh sống ở mọi lứa tuổi từ 2013-2020 là 49% (FDO) so với 41% (CDO) (chênh lệch 8%, p < 0,001). Nghiên cứu khẳng định tỷ lệ trẻ sinh sống khi sử dụng CDO thấp hơn so với FDO.
Nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chưa được điều chỉnh như AMH, tuổi mẹ, phác đồ kích thích, ngày chuyển phôi, số lượng phôi chuyển, mang thai hộ, chẩn đoán vô sinh, tiền sử mang thai/sinh con, BMI, chủng tộc/dân tộc, hút thuốc, hỗ trợ phôi thoát màng và PGT-A, dẫn đến sai lệch lựa chọn. Việc thu thập dữ liệu SART có thể không đầy đủ. Tuy nhiên, quy mô mẫu lớn có thể phần nào cân bằng những yếu tố gây nhiễu này. Đây là một nghiên cứu hồi cứu tập trung vào tác động nội tại của môi trường và chất bảo vệ đông lạnh lên an toàn và hiệu quả OC.
CÁC NGHIÊN CỨU SÂU HƠN VỀ LỆCH BỘI
Thoi vô sắc của tế bào noãn rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của môi trường. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội tổng thể ở phôi tạo ra từ FDO so với CDO sau IVF. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội của một số NST cụ thể giữa hai nhóm. Tuổi trung bình của người hiến noãn tươi và noãn đông lạnh tương đương nhau (27,2 ± 2,4 và 27,6 ± 4,8 tuổi), độ tuổi này có thể giúp tế bào noãn chống lại tác động tiêu cực của quá trình OC tốt hơn.
Nghiên cứu chéo omics về tác dụng bảo vệ đông lạnh:
Nghiên cứu của Caiment (2019) trên mô hình 3D tim và gan người cho thấy 0,1% dimethyl sulfoxide - DMSO gây ra những thay đổi đáng kể về RNA, miRNA và metyl hóa DNA chỉ sau 2 giờ tiếp xúc. DMSO ảnh hưởng đến hàng ngàn gen (giảm biểu hiện chủ yếu ở cả hai mô), đặc biệt là các con đường liên quan đến chuyển hóa (gan) và phản ứng stress tế bào (tim). DMSO cũng ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào, sửa chữa DNA và biểu sinh ở tim. miRNA bị rối loạn nghiêm trọng ở tim (chủ yếu giảm biểu hiện), trong khi gan ít bị ảnh hưởng hơn. Các gen mã hóa enzyme biểu sinh (DNMT1, DNMT3A tăng, TET1 giảm) bị rối loạn ở tim, gợi ý tăng metyl hóa DNA. Phân tích MeDIP-seq cho thấy nhiều vùng metyl hóa khác biệt ở tim nhưng không ở gan, cho thấy DMSO có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sự phát triển phôi thai. Sản xuất ATP giảm ở cả hai mô khi tiếp xúc DMSO, nghiêm trọng hơn ở tim thai.
Nghiên cứu của Zhang (2021) trên noãn người cho thấy ethylene glycol (EG) gây ra sự thay đổi biểu hiện của hàng ngàn gen trong noãn đông lạnh so với noãn tươi.
Loại bỏ gốc tự do:
Các gốc oxy hóa hoạt động (Reactive oxygen species – ROS) liên quan đến phát triển bất thường ở noãn đông lạnh. Melatonin trong môi trường thủy tinh hóa có thể cải thiện tác dụng phụ của EG, giảm ROS và đảo ngược một số phản ứng sinh lý của noãn đông lạnh. Melatonin tăng tốc độ phân chia của noãn đông lạnh tương đương noãn tươi, nhưng tỷ lệ tạo phôi nang vẫn thấp hơn. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu để kết luận melatonin có thể cải thiện tỷ lệ sinh sống thấp hơn và các tác dụng phụ khác của OC đã thủy tinh hóa.
KẾT LUẬN
Xu hướng ngày càng tăng của việc OC được thể hiện rõ qua dữ liệu do SART báo cáo. Tỷ lệ trẻ sinh sống từ CDO thấp hơn FDO qua các năm. Môi trường thủy tinh hóa có thể chứa 15% DMSO ngoài 15% EG. Các tác động bất lợi của DMSO và EG như chất bảo vệ đông lạnh trong môi trường thủy tinh hóa có thể cần được xem xét lại, vì 0,1% DMSO và 10% EG đã được chứng minh là có hoạt tính sinh học, dẫn đến biểu hiện gen bị rối loạn, phá vỡ các dấu hiệu biểu sinh, tích tụ ROS và chức năng bất thường của noãn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống, dị tật bẩm sinh, cân nặng khi sinh và sức khỏe phát triển không thể bị bỏ qua và phải tiếp tục được nghiên cứu và tuân thủ khi xem xét hiệu quả thực sự của việc bảo quản lạnh noãn người.
Tài liệu tham khảo: Kwan HCK (2023). Reconsideration of the safety and effectiveness of human oocyte cryopreservation. Reprod Biol Endocrinol.
NHU CẦU NGÂN HÀNG NOÃN
Bảo quản đông lạnh noãn (Oocyte cryopreservation - OC) trở nên phổ biến ở Mỹ và toàn cầu sau khi Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine – ASRM) và Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (Society for Assisted Reproductive Technology – SART) tuyên bố OC không còn là thử nghiệm vào cuối năm 2012, và công bố hướng dẫn hoạt động OC vào đầu năm 2013. Phương pháp thủy tinh hóa đã cải thiện đáng kể hiệu quả OC. ASRM chỉ ra rằng không có sự gia tăng bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, khuyết tật phát triển hoặc khác biệt cân nặng khi sinh ở trẻ từ noãn thủy tinh hóa so với noãn tươi. Do đó, ASRM chấp thuận OC cho bệnh nhân (BN) điều trị bằng liệu pháp có thể gây vô sinh, nhưng chưa khuyến nghị OC cho phụ nữ khỏe mạnh.
Năm 2018, ASRM cho phép sử dụng OC cho phụ nữ muốn bảo tồn khả năng sinh sản, gọi là "OC theo kế hoạch", nhằm tăng cường quyền tự chủ sinh sản và bình đẳng xã hội. Các thuật ngữ khác như "trữ noãn xã hội" cũng được dùng. Lý do phổ biến khiến phụ nữ chọn OC theo kế hoạch bao gồm suy buồng trứng sớm, điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chuyển giới nữ sang nam, không có bạn tình tại thời điểm trữ noãn, mong muốn làm mẹ đơn thân hoặc tránh các vấn đề liên quan đến sự đồng ý của bạn tình trong tương lai như với phôi đông lạnh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control – CDC) và SART là hai cơ quan chính ở Hoa Kỳ thu thập và báo cáo dữ liệu quốc gia hàng năm về các chu kỳ công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART). Báo cáo của CDC cho thấy sự gia tăng liên tục số ca trữ noãn tự thân và noãn hiến tặng trong thập kỷ qua, với 98% chu kỳ ART tại Hoa Kỳ được CDC giám sát.
Trong khi nhu cầu về ngân hàng noãn tăng, vẫn còn lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của công nghệ OC. Phương pháp thủy tinh hóa đã được áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ từ năm 2014 do hiệu quả OC được cải thiện đáng kể. Báo cáo ngắn này sử dụng dữ liệu từ SART và các tài liệu hiện tại để điều tra các yếu tố nội tại có thể ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của việc OC hay không bằng cách sử dụng dữ liệu từ noãn hiến tặng được sử dụng trong ART làm ví dụ tiêu biểu.
TỶ LỆ TRẺ SINH SỐNG
Hơn 90% chu kỳ IVF tại Mỹ được báo cáo cho SART từ năm 2003. Nghiên cứu năm 2013 của Kushnir và cộng sự cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống khi sử dụng noãn hiến tặng tươi (Fresh donor oocytes - FDO) cao hơn noãn đông lạnh (Cryopreserved donor oocytes - CDO). Phân tích dữ liệu SART từ 2013-2020 cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống khi sử dụng CDO thấp hơn so với FDO (tổng cộng 34.570 chu kỳ FDO so với 22.163 chu kỳ CDO). Tỷ lệ trẻ sinh sống ở mọi lứa tuổi từ 2013-2020 là 49% (FDO) so với 41% (CDO) (chênh lệch 8%, p < 0,001). Nghiên cứu khẳng định tỷ lệ trẻ sinh sống khi sử dụng CDO thấp hơn so với FDO.
Nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chưa được điều chỉnh như AMH, tuổi mẹ, phác đồ kích thích, ngày chuyển phôi, số lượng phôi chuyển, mang thai hộ, chẩn đoán vô sinh, tiền sử mang thai/sinh con, BMI, chủng tộc/dân tộc, hút thuốc, hỗ trợ phôi thoát màng và PGT-A, dẫn đến sai lệch lựa chọn. Việc thu thập dữ liệu SART có thể không đầy đủ. Tuy nhiên, quy mô mẫu lớn có thể phần nào cân bằng những yếu tố gây nhiễu này. Đây là một nghiên cứu hồi cứu tập trung vào tác động nội tại của môi trường và chất bảo vệ đông lạnh lên an toàn và hiệu quả OC.
CÁC NGHIÊN CỨU SÂU HƠN VỀ LỆCH BỘI
Thoi vô sắc của tế bào noãn rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của môi trường. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội tổng thể ở phôi tạo ra từ FDO so với CDO sau IVF. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội của một số NST cụ thể giữa hai nhóm. Tuổi trung bình của người hiến noãn tươi và noãn đông lạnh tương đương nhau (27,2 ± 2,4 và 27,6 ± 4,8 tuổi), độ tuổi này có thể giúp tế bào noãn chống lại tác động tiêu cực của quá trình OC tốt hơn.
Nghiên cứu chéo omics về tác dụng bảo vệ đông lạnh:
Nghiên cứu của Caiment (2019) trên mô hình 3D tim và gan người cho thấy 0,1% dimethyl sulfoxide - DMSO gây ra những thay đổi đáng kể về RNA, miRNA và metyl hóa DNA chỉ sau 2 giờ tiếp xúc. DMSO ảnh hưởng đến hàng ngàn gen (giảm biểu hiện chủ yếu ở cả hai mô), đặc biệt là các con đường liên quan đến chuyển hóa (gan) và phản ứng stress tế bào (tim). DMSO cũng ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào, sửa chữa DNA và biểu sinh ở tim. miRNA bị rối loạn nghiêm trọng ở tim (chủ yếu giảm biểu hiện), trong khi gan ít bị ảnh hưởng hơn. Các gen mã hóa enzyme biểu sinh (DNMT1, DNMT3A tăng, TET1 giảm) bị rối loạn ở tim, gợi ý tăng metyl hóa DNA. Phân tích MeDIP-seq cho thấy nhiều vùng metyl hóa khác biệt ở tim nhưng không ở gan, cho thấy DMSO có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sự phát triển phôi thai. Sản xuất ATP giảm ở cả hai mô khi tiếp xúc DMSO, nghiêm trọng hơn ở tim thai.
Nghiên cứu của Zhang (2021) trên noãn người cho thấy ethylene glycol (EG) gây ra sự thay đổi biểu hiện của hàng ngàn gen trong noãn đông lạnh so với noãn tươi.
Loại bỏ gốc tự do:
Các gốc oxy hóa hoạt động (Reactive oxygen species – ROS) liên quan đến phát triển bất thường ở noãn đông lạnh. Melatonin trong môi trường thủy tinh hóa có thể cải thiện tác dụng phụ của EG, giảm ROS và đảo ngược một số phản ứng sinh lý của noãn đông lạnh. Melatonin tăng tốc độ phân chia của noãn đông lạnh tương đương noãn tươi, nhưng tỷ lệ tạo phôi nang vẫn thấp hơn. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu để kết luận melatonin có thể cải thiện tỷ lệ sinh sống thấp hơn và các tác dụng phụ khác của OC đã thủy tinh hóa.
KẾT LUẬN
Xu hướng ngày càng tăng của việc OC được thể hiện rõ qua dữ liệu do SART báo cáo. Tỷ lệ trẻ sinh sống từ CDO thấp hơn FDO qua các năm. Môi trường thủy tinh hóa có thể chứa 15% DMSO ngoài 15% EG. Các tác động bất lợi của DMSO và EG như chất bảo vệ đông lạnh trong môi trường thủy tinh hóa có thể cần được xem xét lại, vì 0,1% DMSO và 10% EG đã được chứng minh là có hoạt tính sinh học, dẫn đến biểu hiện gen bị rối loạn, phá vỡ các dấu hiệu biểu sinh, tích tụ ROS và chức năng bất thường của noãn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống, dị tật bẩm sinh, cân nặng khi sinh và sức khỏe phát triển không thể bị bỏ qua và phải tiếp tục được nghiên cứu và tuân thủ khi xem xét hiệu quả thực sự của việc bảo quản lạnh noãn người.
Tài liệu tham khảo: Kwan HCK (2023). Reconsideration of the safety and effectiveness of human oocyte cryopreservation. Reprod Biol Endocrinol.
Các tin khác cùng chuyên mục:











TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK