Tin chuyên ngành
on Saturday 10-12-2022 11:33am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội
Giới thiệu
Gần đây, hệ thống nuôi cấy phôi ngày càng được cải thiện cho phép nuôi phôi dài ngày hơn, lựa chọn được phôi có tiềm năng phát triển lên đến giai đoạn phôi nang để chuyển cho bệnh nhân. Các trung tâm IVF cũng quan tâm hơn nhiều về tính an toàn và hiệu quả của thai kỳ. Do đó lựa chọn đơn phôi chuyển là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay. Trong số các phương pháp lựa chọn đơn phôi chuyển đang được thực hiện, kỹ thuật tầm soát di truyền phôi giai đoạn tiền làm tổ (PGT-A) ngày càng được sử dụng phổ biến [1]. Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo rằng chuyển phôi nguyên bội giúp rút ngắn thời gian mong con, cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho những bệnh nhân thực hiện PGT-A [2]. Tuy nhiên không phải hầu hết các trung tâm IVF đều thấy rằng PGT-A có lợi cho bệnh nhân do những khác biệt trong cách thực hành, quy trình của phòng thí nghiệm cũng như các yếu tố liên quan đến đặc điểm nền của bệnh nhân, đặc điểm phôi học hay đặc điểm của chu kỳ kích thích buồng trứng [3]. Cho đến thời điểm hiện tại, dữ liệu về các yếu tố tiên lượng đến kết quả điều trị trong chu kỳ ICSI/ PGT-A chuyển phôi nguyên bội còn hạn chế và gây nhiều tranh cãi. Bài tổng quan này nhằm mục đích tổng hợp một số yếu tố được chứng minh là có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội cho bệnh nhân bao gồm tuổi mẹ, BMI, chất lượng phôi và độ dày nội mạc tử cung.
Tuổi mẹ
Tuổi mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đặc điểm bộ nhiễm sắc thể của phôi cũng như kết quả điều trị trong chu kỳ chuyển phôi. Số trường hợp bệnh nhân lớn tuổi khi thực hiện IVF không có phôi nguyên bội để chuyển là không ít. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng tuổi mẹ không phải là yếu tố quyết định quan trọng nếu bệnh nhân có phôi nguyên bội để chuyển. Nghiên cứu thực hiện bởi Ubaldi và cộng sự cho thấy dù tỉ lệ phôi nguyên bội trên những bệnh nhân 44 tuổi tương đối thấp, chỉ có 11,8% nhưng tỉ lệ sinh sống trên nhóm bệnh nhân này là 57% [4]. Tuy nhiên mối tương quan giữa tuổi và kết quả điều trị trong chu kỳ chuyển phôi nguyên bội vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong báo cáo của M. Awadalla và cộng sự (2021), nhóm tác giả đã báo cáo rằng tỉ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi nguyên bội ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi cao đáng kể so với bệnh nhân lớn tuổi sau khi kiểm soát đặc điểm hình thái và tuổi phôi [5]. Nghiên cứu của Reig và cộng sự thực hiện đánh giá kết quả trên 8175 chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội cho thấy tuổi mẹ tương quan nghịch với tỉ lệ làm tổ của phôi, theo đó so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (<35 tuổi) OR ở nhóm bệnh nhân 38- 40 tuổi là 0,85; 0,68 ở nhóm 41- 42 tuổi và 0,51 ở nhóm bệnh nhân >42 tuổi. Cho tới thời điểm hiện tại, các dữ liệu đều chỉ ra rằng PGT-A là phương pháp tiềm năng để loại bỏ tác động của tuổi mẹ lên tỉ lệ thành công trong IVF, nhưng tuổi mẹ quá cao vẫn là yếu tố tác động đáng kể đến tỉ lệ thành công khi chuyển phôi [6].
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI là một trong những yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả điều trị IVF của bệnh nhân. Nghiên cứu của Gaskins và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ vô sinh cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường [7]. Theo Boutari và cộng sự (2020), cân nặng của phụ nữ tỉ lệ thuận với nguy cơ vô sinh và nguy cơ sẩy thai, trong khi tỉ lệ nghịch với kết quả thai lâm sàng trong chu kỳ điều trị IVF [8]. Theo nghiên cứu của Gemma Fabozzi và cộng sự (2021), tỉ lệ phôi nang nguyên bội giảm đáng kể ở những bệnh nhân có BMI từ 22 - 23 so với phụ nữ có BMI 17. Khi đánh giá trên kết quả chuyển đơn phôi nguyên bội, nghiên cứu thấy rằng kết quả thai lâm sàng không có sự khác biệt ở nhóm bệnh nhân nhẹ cân và cân nặng bình thường. Trong khi đó ở những phụ nữ thừa cân, tỉ lệ sẩy thai trên tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn (n = 20/75, 26,7% so với n = 67/461, 14,5%; OR 2,0, 95% KTC, 1,1 – 3,6, P = 0,01) và tỉ lệ trẻ sinh sống (n = 55/154, 35,7% so với n = 388/859, 45,2%; OR 0,67, 95% KTC, 0,46 – 0,96, P = 0,03) thấp hơn đáng kể [9]. Nghiên cứu của Mauro Cozzolino và cộng sự (2021) cũng cho kết quả tương tự khi thấy rằng tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường do đó mà tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn ở nhóm phụ nữ béo phì [10]. Nghiên cứu khác của Nogales và cộng sự (2021) khi so sánh kết quả sẩy thai trên bốn nhóm bệnh nhân được chia theo 4 nhóm BMI: nhẹ cân (< 18,5), bình thường (18,5- 24,9), thừa cân (25- 29,9) và béo phì (≥ 30) cho thấy tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường [11]. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị BMI trên hay dưới ngưỡng giá trị trung bình đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh con, thai kỳ hay sau sinh. Đặc biệt béo phì được đánh giá là ảnh hưởng đến cả độ dày của nội mạc tử cung và sự tương tác giữa phôi với nội mạc tử cung. Và điều này ủng hộ sự thật rằng phụ nữ có BMI cao thường có tỉ lệ sẩy thai cao đáng kể dù đã chuyển phôi nguyên bội. Một số giả thuyết đã chỉ ra rằng tình trạng stress oxy hoá và viêm cực cao được tạo ra bởi mô mỡ ở những phụ nữ thừa cân/ béo phì có thể gây bất thường nhau thai [12]. Sự tích tụ acid béo tự do đặc biệt là acid palmitic đã được chứng minh là có hại cho nội mạc tử cung, do đó làm giảm tỉ lệ làm tổ và tăng tỉ lệ sẩy thai từ đó làm giảm tỉ lệ sinh sống ở phụ nữ thừa cân.
Hình thái phôi
Đánh giá và xếp loại phôi dựa vào hình thái là phương pháp đánh giá phôi phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tính chủ quan của người đánh giá cũng như không đánh giá được chính xác đặc điểm di truyền của phôi. Nghiên cứu của Capalbo và cộng sự đã báo cáo rằng không có mối tương quan giữa hình thái phôi với tỉ lệ thai diễn tiến, theo đó kết quả chuyển phôi nguyên bội chất lượng kém gần như không khác biệt với phôi nguyên bội chất lượng tốt, tuy nhiên những phôi chất lượng kém này là những phôi đủ khả năng sinh thiết và sống sau quá trình trữ- rã để chuyển cho bệnh nhân [13]. Nghiên cứu khác thực hiện thu nhận số liệu của 2236 chu kỳ chuyển phôi của 1629 bệnh nhân cho thấy chất lượng của ICM là yếu tố dự đoán đáng tin cậy cho kết quả thai, theo đó ICM xếp loại A cho tỉ lệ sinh sống là 55,6% so với 32,2% (P < 0,001) ở ICM loại C [14]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của M. Nogales (2021), nhóm tác giả báo cáo rằng không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai lâm sàng giữa các nhóm phôi có chất lượng khác nhau, tương ứng là 11,3%; 12,8%; 11,8% và 12,5% ở 4 nhóm phôi chất lượng tốt, khá, trung bình và kém [11]. Bên cạnh đó, độ nở rộng cũng được xem là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả thai trong chu kỳ chuyển phôi nguyên bội. Rodriguez- Purata và cộng sự thấy rằng phôi nang nguyên bội thoát màng hoàn toàn có tỉ lệ sống sau rã và tỉ lệ làm tổ tương ứng với các nhóm phôi khác. Mặc dù tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sẩy thai sớm không khác biệt nhiều, nhưng kết quả điều trị ở bệnh nhân chuyển phôi thoát màng hoàn toàn có xu hướng giảm so với nhóm bệnh nhân chuyển phôi chưa thoát màng hoàn toàn [15]. Nghiên cứu hồi cứu trên 2236 phôi nguyên bội được chuyển cũng cho thấy tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống ở những phôi nang còn màng ZP cao hơn so với phôi đã thoát màng hoàn toàn (OR 1,6, 99% KTC, 1,2 – 2,2) [14]. Một số nghiên cứu khác cũng đồng ý rằng nên ưu tiên chuyển các phôi nguyên bội với màng ZP còn nguyên vẹn thay vì lựa chọn phôi đã thoát màng hoàn toàn.
Độ dày nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung đóng vai trò tương tác và tiếp nhận phôi vào cơ thể, do đó đây là một yếu tố được quan tâm khá nhiều khi đánh giá mối tương quan với kết quả điều trị, đặc điệt là độ dày nội mạc tử cung. Theo báo cáo của Gingold và cộng sự, độ dày nội mạc tử cung (8 hoặc >8 mm) không có ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng [16]. Nghiên cứu khác của F. Boynukalin cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về độ dày nội mạc tử cung giữa hai nhóm có và không có trẻ sinh sống [3]. Tuy nhiên nghiên cứu của M. Nogales đã báo cáo rằng độ dày nội mạc tử cung có tương quan yếu với tỉ lệ sẩy thai trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội (OD 0,65, KTC 95%, 0,528 – 0,778, p = 0,04) [11].
Kết luận
Mục tiêu chính khi thực hiện PGT-A là loại trừ các phôi mang bất thường lệch bội để lựa chọn phôi nguyên bội chuyển cho bệnh nhân giúp cải thiện tỉ lệ thành công của chu kỳ điều trị. Bằng cách phân tích các kết quả trong chu kỳ chuyển phôi nguyên bội, đã có nhiều báo cáo cho thấy có vô số yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân IVF. Trong khuôn khổ bài tổng quan này, tuổi mẹ, BMI, hình thái phôi và độ dày nội mạc tử cung là những yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đến kết quả điều trị khi chuyển phôi nguyên bội. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi và giới hạn về thiết kế hồi cứu, nhưng chứng cứ về các yếu tố ảnh hưởng đã giúp ích rất nhiều cho thực hành lâm sàng và cung cấp thêm nhiều kiến thức để bệnh nhân có thể dễ dàng tiếp cận.
Tài liệu tham khảo
[1] A. Weissman, G. Shoham, Z. Shoham, S. Fishel, M. Leong, and Y. Yaron, “Preimplantation genetic screening: results of a worldwide web-based survey.,” Reprod. Biomed. Online, vol. 35, no. 6, pp. 693–700, Dec. 2017, doi: 10.1016/j.rbmo.2017.09.001.
[2] C. I. Lee et al., “Performance of preimplantation genetic testing for aneuploidy in IVF cycles for patients with advanced maternal age, repeat implantation failure, and idiopathic recurrent miscarriage,” Taiwan. J. Obstet. Gynecol., vol. 58, no. 2, pp. 239–243, 2019, doi: 10.1016/j.tjog.2019.01.013.
[3] F. K. Boynukalin et al., “Parameters impacting the live birth rate per transfer after frozen single euploid blastocyst transfer,” PLoS One, vol. 15, no. 1, pp. 1–15, 2020, doi: 10.1371/journal.pone.0227619.
[4] F. M. Ubaldi et al., “Preimplantation genetic diagnosis for aneuploidy testing in women older than 44 years: a multicenter experience.,” Fertil. Steril., vol. 107, no. 5, pp. 1173–1180, May 2017, doi: 10.1016/j.fertnstert.2017.03.007.
[5] M. S. Awadalla, N. L. Vestal, L. K. McGinnis, A. Ahmady, and R. J. Paulson, “Effect of age and morphology on sustained implantation rate after euploid blastocyst transfer,” Reprod. Biomed. Online, vol. 43, no. 3, pp. 395–403, 2021, doi: 10.1016/j.rbmo.2021.06.008.
[6] A. Reig, J. Franasiak, R. T. J. Scott, and E. Seli, “The impact of age beyond ploidy: outcome data from 8175 euploid single embryo transfers.,” J. Assist. Reprod. Genet., vol. 37, no. 3, pp. 595–602, Mar. 2020, doi: 10.1007/s10815-020-01739-0.
[7] A. J. Gaskins, J. W. Rich-Edwards, S. A. Missmer, B. Rosner, and J. E. Chavarro, “Association of Fecundity With Changes in Adult Female Weight.,” Obstet. Gynecol., vol. 126, no. 4, pp. 850–858, Oct. 2015, doi: 10.1097/AOG.0000000000001030.
[8] C. Boutari et al., “The effect of underweight on female and male reproduction.,” Metabolism., vol. 107, p. 154229, Jun. 2020, doi: 10.1016/j.metabol.2020.154229.
[9] G. Fabozzi et al., “Maternal body mass index associates with blastocyst euploidy and live birth rates: the tip of an iceberg?,” Reprod. Biomed. Online, vol. 43, no. 4, pp. 645–654, 2021, doi: 10.1016/j.rbmo.2021.07.006.
[10] M. Cozzolino, J. A. García-Velasco, M. Meseguer, A. Pellicer, and J. Bellver, “Female obesity increases the risk of miscarriage of euploid embryos.,” Fertil. Steril., vol. 115, no. 6, pp. 1495–1502, Jun. 2021, doi: 10.1016/j.fertnstert.2020.09.139.
[11] M. del Carmen Nogales et al., “Association between clinical and IVF laboratory parameters and miscarriage after single euploid embryo transfers,” Reprod. Biol. Endocrinol., vol. 19, no. 1, pp. 1–9, 2021, doi: 10.1186/s12958-021-00870-6.
[12] M. L. Ruebel et al., “Obesity Modulates Inflammation and Lipid Metabolism Oocyte Gene Expression: A Single-Cell Transcriptome Perspective.,” J. Clin. Endocrinol. Metab., vol. 102, no. 6, pp. 2029–2038, Jun. 2017, doi: 10.1210/jc.2016-3524.
[13] A. Capalbo et al., “Correlation between standard blastocyst morphology, euploidy and implantation: an observational study in two centers involving 956 screened blastocysts.,” Hum. Reprod., vol. 29, no. 6, pp. 1173–1181, Jun. 2014, doi: 10.1093/humrep/deu033.
[14] T. G. Nazem et al., “The correlation between morphology and implantation of euploid human blastocysts.,” Reprod. Biomed. Online, vol. 38, no. 2, pp. 169–176, Feb. 2019, doi: 10.1016/j.rbmo.2018.10.007.
[15] J. Rodriguez-Purata et al., “Hatching status before embryo transfer is not correlated with implantation rate in chromosomally screened blastocysts.,” Hum. Reprod., vol. 31, no. 11, pp. 2458–2470, Nov. 2016, doi: 10.1093/humrep/dew205.
[16] J. A. Gingold et al., “Endometrial pattern, but not endometrial thickness, affects implantation rates in euploid embryo transfers.,” Fertil. Steril., vol. 104, no. 3, pp. 620–8.e5, Sep. 2015, doi: 10.1016/j.fertnstert.2015.05.036.
Giới thiệu
Gần đây, hệ thống nuôi cấy phôi ngày càng được cải thiện cho phép nuôi phôi dài ngày hơn, lựa chọn được phôi có tiềm năng phát triển lên đến giai đoạn phôi nang để chuyển cho bệnh nhân. Các trung tâm IVF cũng quan tâm hơn nhiều về tính an toàn và hiệu quả của thai kỳ. Do đó lựa chọn đơn phôi chuyển là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay. Trong số các phương pháp lựa chọn đơn phôi chuyển đang được thực hiện, kỹ thuật tầm soát di truyền phôi giai đoạn tiền làm tổ (PGT-A) ngày càng được sử dụng phổ biến [1]. Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo rằng chuyển phôi nguyên bội giúp rút ngắn thời gian mong con, cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho những bệnh nhân thực hiện PGT-A [2]. Tuy nhiên không phải hầu hết các trung tâm IVF đều thấy rằng PGT-A có lợi cho bệnh nhân do những khác biệt trong cách thực hành, quy trình của phòng thí nghiệm cũng như các yếu tố liên quan đến đặc điểm nền của bệnh nhân, đặc điểm phôi học hay đặc điểm của chu kỳ kích thích buồng trứng [3]. Cho đến thời điểm hiện tại, dữ liệu về các yếu tố tiên lượng đến kết quả điều trị trong chu kỳ ICSI/ PGT-A chuyển phôi nguyên bội còn hạn chế và gây nhiều tranh cãi. Bài tổng quan này nhằm mục đích tổng hợp một số yếu tố được chứng minh là có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội cho bệnh nhân bao gồm tuổi mẹ, BMI, chất lượng phôi và độ dày nội mạc tử cung.
Tuổi mẹ
Tuổi mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đặc điểm bộ nhiễm sắc thể của phôi cũng như kết quả điều trị trong chu kỳ chuyển phôi. Số trường hợp bệnh nhân lớn tuổi khi thực hiện IVF không có phôi nguyên bội để chuyển là không ít. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng tuổi mẹ không phải là yếu tố quyết định quan trọng nếu bệnh nhân có phôi nguyên bội để chuyển. Nghiên cứu thực hiện bởi Ubaldi và cộng sự cho thấy dù tỉ lệ phôi nguyên bội trên những bệnh nhân 44 tuổi tương đối thấp, chỉ có 11,8% nhưng tỉ lệ sinh sống trên nhóm bệnh nhân này là 57% [4]. Tuy nhiên mối tương quan giữa tuổi và kết quả điều trị trong chu kỳ chuyển phôi nguyên bội vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong báo cáo của M. Awadalla và cộng sự (2021), nhóm tác giả đã báo cáo rằng tỉ lệ làm tổ sau khi chuyển phôi nguyên bội ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi cao đáng kể so với bệnh nhân lớn tuổi sau khi kiểm soát đặc điểm hình thái và tuổi phôi [5]. Nghiên cứu của Reig và cộng sự thực hiện đánh giá kết quả trên 8175 chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội cho thấy tuổi mẹ tương quan nghịch với tỉ lệ làm tổ của phôi, theo đó so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (<35 tuổi) OR ở nhóm bệnh nhân 38- 40 tuổi là 0,85; 0,68 ở nhóm 41- 42 tuổi và 0,51 ở nhóm bệnh nhân >42 tuổi. Cho tới thời điểm hiện tại, các dữ liệu đều chỉ ra rằng PGT-A là phương pháp tiềm năng để loại bỏ tác động của tuổi mẹ lên tỉ lệ thành công trong IVF, nhưng tuổi mẹ quá cao vẫn là yếu tố tác động đáng kể đến tỉ lệ thành công khi chuyển phôi [6].
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI là một trong những yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả điều trị IVF của bệnh nhân. Nghiên cứu của Gaskins và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ vô sinh cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường [7]. Theo Boutari và cộng sự (2020), cân nặng của phụ nữ tỉ lệ thuận với nguy cơ vô sinh và nguy cơ sẩy thai, trong khi tỉ lệ nghịch với kết quả thai lâm sàng trong chu kỳ điều trị IVF [8]. Theo nghiên cứu của Gemma Fabozzi và cộng sự (2021), tỉ lệ phôi nang nguyên bội giảm đáng kể ở những bệnh nhân có BMI từ 22 - 23 so với phụ nữ có BMI 17. Khi đánh giá trên kết quả chuyển đơn phôi nguyên bội, nghiên cứu thấy rằng kết quả thai lâm sàng không có sự khác biệt ở nhóm bệnh nhân nhẹ cân và cân nặng bình thường. Trong khi đó ở những phụ nữ thừa cân, tỉ lệ sẩy thai trên tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn (n = 20/75, 26,7% so với n = 67/461, 14,5%; OR 2,0, 95% KTC, 1,1 – 3,6, P = 0,01) và tỉ lệ trẻ sinh sống (n = 55/154, 35,7% so với n = 388/859, 45,2%; OR 0,67, 95% KTC, 0,46 – 0,96, P = 0,03) thấp hơn đáng kể [9]. Nghiên cứu của Mauro Cozzolino và cộng sự (2021) cũng cho kết quả tương tự khi thấy rằng tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường do đó mà tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn ở nhóm phụ nữ béo phì [10]. Nghiên cứu khác của Nogales và cộng sự (2021) khi so sánh kết quả sẩy thai trên bốn nhóm bệnh nhân được chia theo 4 nhóm BMI: nhẹ cân (< 18,5), bình thường (18,5- 24,9), thừa cân (25- 29,9) và béo phì (≥ 30) cho thấy tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường [11]. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị BMI trên hay dưới ngưỡng giá trị trung bình đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh con, thai kỳ hay sau sinh. Đặc biệt béo phì được đánh giá là ảnh hưởng đến cả độ dày của nội mạc tử cung và sự tương tác giữa phôi với nội mạc tử cung. Và điều này ủng hộ sự thật rằng phụ nữ có BMI cao thường có tỉ lệ sẩy thai cao đáng kể dù đã chuyển phôi nguyên bội. Một số giả thuyết đã chỉ ra rằng tình trạng stress oxy hoá và viêm cực cao được tạo ra bởi mô mỡ ở những phụ nữ thừa cân/ béo phì có thể gây bất thường nhau thai [12]. Sự tích tụ acid béo tự do đặc biệt là acid palmitic đã được chứng minh là có hại cho nội mạc tử cung, do đó làm giảm tỉ lệ làm tổ và tăng tỉ lệ sẩy thai từ đó làm giảm tỉ lệ sinh sống ở phụ nữ thừa cân.
Hình thái phôi
Đánh giá và xếp loại phôi dựa vào hình thái là phương pháp đánh giá phôi phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tính chủ quan của người đánh giá cũng như không đánh giá được chính xác đặc điểm di truyền của phôi. Nghiên cứu của Capalbo và cộng sự đã báo cáo rằng không có mối tương quan giữa hình thái phôi với tỉ lệ thai diễn tiến, theo đó kết quả chuyển phôi nguyên bội chất lượng kém gần như không khác biệt với phôi nguyên bội chất lượng tốt, tuy nhiên những phôi chất lượng kém này là những phôi đủ khả năng sinh thiết và sống sau quá trình trữ- rã để chuyển cho bệnh nhân [13]. Nghiên cứu khác thực hiện thu nhận số liệu của 2236 chu kỳ chuyển phôi của 1629 bệnh nhân cho thấy chất lượng của ICM là yếu tố dự đoán đáng tin cậy cho kết quả thai, theo đó ICM xếp loại A cho tỉ lệ sinh sống là 55,6% so với 32,2% (P < 0,001) ở ICM loại C [14]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của M. Nogales (2021), nhóm tác giả báo cáo rằng không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai lâm sàng giữa các nhóm phôi có chất lượng khác nhau, tương ứng là 11,3%; 12,8%; 11,8% và 12,5% ở 4 nhóm phôi chất lượng tốt, khá, trung bình và kém [11]. Bên cạnh đó, độ nở rộng cũng được xem là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả thai trong chu kỳ chuyển phôi nguyên bội. Rodriguez- Purata và cộng sự thấy rằng phôi nang nguyên bội thoát màng hoàn toàn có tỉ lệ sống sau rã và tỉ lệ làm tổ tương ứng với các nhóm phôi khác. Mặc dù tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sẩy thai sớm không khác biệt nhiều, nhưng kết quả điều trị ở bệnh nhân chuyển phôi thoát màng hoàn toàn có xu hướng giảm so với nhóm bệnh nhân chuyển phôi chưa thoát màng hoàn toàn [15]. Nghiên cứu hồi cứu trên 2236 phôi nguyên bội được chuyển cũng cho thấy tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống ở những phôi nang còn màng ZP cao hơn so với phôi đã thoát màng hoàn toàn (OR 1,6, 99% KTC, 1,2 – 2,2) [14]. Một số nghiên cứu khác cũng đồng ý rằng nên ưu tiên chuyển các phôi nguyên bội với màng ZP còn nguyên vẹn thay vì lựa chọn phôi đã thoát màng hoàn toàn.
Độ dày nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung đóng vai trò tương tác và tiếp nhận phôi vào cơ thể, do đó đây là một yếu tố được quan tâm khá nhiều khi đánh giá mối tương quan với kết quả điều trị, đặc điệt là độ dày nội mạc tử cung. Theo báo cáo của Gingold và cộng sự, độ dày nội mạc tử cung (8 hoặc >8 mm) không có ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng [16]. Nghiên cứu khác của F. Boynukalin cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về độ dày nội mạc tử cung giữa hai nhóm có và không có trẻ sinh sống [3]. Tuy nhiên nghiên cứu của M. Nogales đã báo cáo rằng độ dày nội mạc tử cung có tương quan yếu với tỉ lệ sẩy thai trong chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội (OD 0,65, KTC 95%, 0,528 – 0,778, p = 0,04) [11].
Kết luận
Mục tiêu chính khi thực hiện PGT-A là loại trừ các phôi mang bất thường lệch bội để lựa chọn phôi nguyên bội chuyển cho bệnh nhân giúp cải thiện tỉ lệ thành công của chu kỳ điều trị. Bằng cách phân tích các kết quả trong chu kỳ chuyển phôi nguyên bội, đã có nhiều báo cáo cho thấy có vô số yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân IVF. Trong khuôn khổ bài tổng quan này, tuổi mẹ, BMI, hình thái phôi và độ dày nội mạc tử cung là những yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đến kết quả điều trị khi chuyển phôi nguyên bội. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi và giới hạn về thiết kế hồi cứu, nhưng chứng cứ về các yếu tố ảnh hưởng đã giúp ích rất nhiều cho thực hành lâm sàng và cung cấp thêm nhiều kiến thức để bệnh nhân có thể dễ dàng tiếp cận.
Tài liệu tham khảo
[1] A. Weissman, G. Shoham, Z. Shoham, S. Fishel, M. Leong, and Y. Yaron, “Preimplantation genetic screening: results of a worldwide web-based survey.,” Reprod. Biomed. Online, vol. 35, no. 6, pp. 693–700, Dec. 2017, doi: 10.1016/j.rbmo.2017.09.001.
[2] C. I. Lee et al., “Performance of preimplantation genetic testing for aneuploidy in IVF cycles for patients with advanced maternal age, repeat implantation failure, and idiopathic recurrent miscarriage,” Taiwan. J. Obstet. Gynecol., vol. 58, no. 2, pp. 239–243, 2019, doi: 10.1016/j.tjog.2019.01.013.
[3] F. K. Boynukalin et al., “Parameters impacting the live birth rate per transfer after frozen single euploid blastocyst transfer,” PLoS One, vol. 15, no. 1, pp. 1–15, 2020, doi: 10.1371/journal.pone.0227619.
[4] F. M. Ubaldi et al., “Preimplantation genetic diagnosis for aneuploidy testing in women older than 44 years: a multicenter experience.,” Fertil. Steril., vol. 107, no. 5, pp. 1173–1180, May 2017, doi: 10.1016/j.fertnstert.2017.03.007.
[5] M. S. Awadalla, N. L. Vestal, L. K. McGinnis, A. Ahmady, and R. J. Paulson, “Effect of age and morphology on sustained implantation rate after euploid blastocyst transfer,” Reprod. Biomed. Online, vol. 43, no. 3, pp. 395–403, 2021, doi: 10.1016/j.rbmo.2021.06.008.
[6] A. Reig, J. Franasiak, R. T. J. Scott, and E. Seli, “The impact of age beyond ploidy: outcome data from 8175 euploid single embryo transfers.,” J. Assist. Reprod. Genet., vol. 37, no. 3, pp. 595–602, Mar. 2020, doi: 10.1007/s10815-020-01739-0.
[7] A. J. Gaskins, J. W. Rich-Edwards, S. A. Missmer, B. Rosner, and J. E. Chavarro, “Association of Fecundity With Changes in Adult Female Weight.,” Obstet. Gynecol., vol. 126, no. 4, pp. 850–858, Oct. 2015, doi: 10.1097/AOG.0000000000001030.
[8] C. Boutari et al., “The effect of underweight on female and male reproduction.,” Metabolism., vol. 107, p. 154229, Jun. 2020, doi: 10.1016/j.metabol.2020.154229.
[9] G. Fabozzi et al., “Maternal body mass index associates with blastocyst euploidy and live birth rates: the tip of an iceberg?,” Reprod. Biomed. Online, vol. 43, no. 4, pp. 645–654, 2021, doi: 10.1016/j.rbmo.2021.07.006.
[10] M. Cozzolino, J. A. García-Velasco, M. Meseguer, A. Pellicer, and J. Bellver, “Female obesity increases the risk of miscarriage of euploid embryos.,” Fertil. Steril., vol. 115, no. 6, pp. 1495–1502, Jun. 2021, doi: 10.1016/j.fertnstert.2020.09.139.
[11] M. del Carmen Nogales et al., “Association between clinical and IVF laboratory parameters and miscarriage after single euploid embryo transfers,” Reprod. Biol. Endocrinol., vol. 19, no. 1, pp. 1–9, 2021, doi: 10.1186/s12958-021-00870-6.
[12] M. L. Ruebel et al., “Obesity Modulates Inflammation and Lipid Metabolism Oocyte Gene Expression: A Single-Cell Transcriptome Perspective.,” J. Clin. Endocrinol. Metab., vol. 102, no. 6, pp. 2029–2038, Jun. 2017, doi: 10.1210/jc.2016-3524.
[13] A. Capalbo et al., “Correlation between standard blastocyst morphology, euploidy and implantation: an observational study in two centers involving 956 screened blastocysts.,” Hum. Reprod., vol. 29, no. 6, pp. 1173–1181, Jun. 2014, doi: 10.1093/humrep/deu033.
[14] T. G. Nazem et al., “The correlation between morphology and implantation of euploid human blastocysts.,” Reprod. Biomed. Online, vol. 38, no. 2, pp. 169–176, Feb. 2019, doi: 10.1016/j.rbmo.2018.10.007.
[15] J. Rodriguez-Purata et al., “Hatching status before embryo transfer is not correlated with implantation rate in chromosomally screened blastocysts.,” Hum. Reprod., vol. 31, no. 11, pp. 2458–2470, Nov. 2016, doi: 10.1093/humrep/dew205.
[16] J. A. Gingold et al., “Endometrial pattern, but not endometrial thickness, affects implantation rates in euploid embryo transfers.,” Fertil. Steril., vol. 104, no. 3, pp. 620–8.e5, Sep. 2015, doi: 10.1016/j.fertnstert.2015.05.036.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời điểm chuyển phôi trữ sớm hay muộn có ảnh hưởng đến khả năng có thai? - Ngày đăng: 10-12-2022
Tự động hóa tách noãn và ICSI – tiềm năng ứng dụng trong tương lai - Ngày đăng: 16-03-2023
Tác động của virus SARS-COVID-2 đến khả năng sinh sản - Ngày đăng: 20-09-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ khảm và kết cục chuyển phôi khảm trong IVF - Ngày đăng: 22-08-2022
Các dấu ấn sinh học trong dịch nang tiên lượng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 01-08-2022
Bảo tồn khả năng sinh sản đối với nam giới ung thư - Ngày đăng: 26-07-2022
Định nghĩa về IVM - Ngày đăng: 17-06-2022
Ti thể của noãn phôi và các ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-05-2022
Hiệu quả của các phương pháp bảo tồn sinh sản trong ART - Ngày đăng: 09-05-2022
So sánh hiệu quả giữa kit test nhanh kháng nguyên trên mẫu dịch tỵ hầu và kit test nhanh trên mẫu nước bọt nhằm phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 01-04-2022
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện độ dày và đáp ứng NMTC - Ngày đăng: 07-03-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 2) - Ngày đăng: 09-02-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK