Tin tức
on Tuesday 26-10-2021 4:53pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trương Văn Hải
IVFMD Tân Bình
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh béo phì có liên quan đến việc giảm tỷ lệ sinh sống sau khi điều trị thụ tinh ống nghiệm, có thể do liên quan đến chất lượng noãn và sự tiếp nhận của nội mạc tử cung. Noãn từ phụ nữ béo phì được cho là có kích thước nhỏ hơn phụ nữ có cân nặng bình thường và phân cắt nhanh hơn đến giai đoạn phôi dâu. Ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, sự tiêu thụ glucose và mức triglycerid nội sinh bị gián đoạn ở giai đoạn phôi nang, dẫn đến thời gian phát triển bất thường và điều hòa trao đổi chất trong phôi. Các nghiên cứu khác đã chứng minh sự khác biệt về thành phần dịch nang giữa phụ nữ béo phì và không béo phì, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tế bào noãn và do đó cản trở sự phát triển của phôi.
Sự phát triển của thai nhi và kết quả sơ sinh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi béo phì ở người mẹ, với tỷ lệ thai chết lưu, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trẻ lớn so với tuổi thai (LGA), dị tật bẩm sinh và nhập viện chăm sóc đặc biệt sơ sinh đều cao hơn so với nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ béo phì có nguy cơ béo phì và bệnh chuyển hóa cao hơn sau này khi lớn lên. Vẫn còn thiếu bằng chứng từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đánh giá hiệu quả của can thiệp lối sống trước khi điều trị IVF, do đó vấn đề liệu có nên tư vấn cải thiện lối sống trước khi điều trị hay không vẫn còn tranh cãi.
Vì những lý do trên, nghiên cứu này tiến hành so sánh chất lượng phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân béo phì có can thiệp cải thiện lối sống vào khoảng 6 tháng trước khi điều trị IVF và nhóm không can thiệp cải thiện lối sống (nhóm đối chứng). Việc can thiệp cải thiện lối sống bao gồm hạn chế chế độ ăn chứa nhiều năng lượng (giảm trung bình 500 kcal dưới mức tiêu thụ ban đầu, nhưng không <1200 kcal mỗi ngày), tăng cường hoạt động thể chất (sử dụng máy đếm bước để tăng lên đến 10.000 bước mỗi ngày và các hoạt động thể chất vừa phải kéo dài ít nhất 30 phút trong hai đến ba lần một tuần) và tư vấn về động lực.
Nghiên cứu đánh giá dữ liệu của 158 phụ nữ điều trị vô sinh (bao gồm 51 phụ nữ ở nhóm can thiệp thể chất và 72 phụ nữ ở nhóm đối chứng), có mức BMI trên 29 kg/m2, thực hiện điều trị IVF hoặc ICSI. Độ tuổi trung bình ở cả 2 nhóm là 31,6 tuổi. BMI trung bình là 35,4 ± 3,2 kg/m2 ở nhóm can thiệp và 34,9 ± 2,9 kg/m2 ở nhóm chứng. Loại vô sinh (không rõ nguyên nhân, yếu tố nam giới) và thói quen hút thuốc có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Các phác đồ kích thích buồng trứng không có khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm.
Sau can thiệp lối sống kéo dài 6 tháng, kết quả nghiên cứu thể hiện như sau:
- Sự thay đổi cân nặng trung bình ở 51 phụ nữ trong nhóm can thiệp thể chất là −3,95 kg, cao hơn đáng kể so với −0,80 kg ở 72 phụ nữ trong nhóm đối chứng. Sự khác biệt trung bình về thay đổi cân nặng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê (sự khác biệt trung bình về kg: −3,14, KTC 95%: −5,73 đến −0,56) ở nhóm can thiệp thể chất.
- So sánh lần lượt giữa nhóm can thiệp thể chất và nhóm đối chứng, số lượng noãn thu được trung bình đạt chất lượng thụ tinh (Q25; Q75) là 4,00 (2,00; 8,00) so với 6,00 (4,00; 9,75), số lượng phôi thụ tinh bình thường (2,00 [0,50; 5,00] so với 3,00 [1,00; 5,00]; số lượng phôi đạt chất lượng đông lạnh là 2 ở cả 2 nhóm. Những khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê.
- Sau lần chuyển phôi đầu tiên, có 27,5% (14/51) trường hợp mang thai lâm sàng và 25,5% (13/51) trẻ sinh sống trong nhóm can thiệp thể chất; tỷ lệ tương tự ở nhóm đối chứng là 27,8% (20/71) và 18,1% (13/72). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ có thai lâm sàng (OR: 0,93, KTC 95%: 0,40–2,16) và tỷ lệ sinh sống (OR: 1,21, KTC 95%: 0,48–3,06).
- Không có sự khác biệt về quá trình phát triển nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tuổi thai ở cả 2 nhóm. Cân nặng sơ sinh một tháng tuổi lần lượt là 3371 ± 606,4 g (n = 13) và 3540 ± 588,5 g (n = 16) ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. Không có sự khác biệt về giới tính.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt về kết quả phôi học và số lượng trẻ sinh sống, sự phát triển cũng như cân nặng trẻ sơ sinh giữa nhóm phụ nữ béo phì có can thiệp lối sống và nhóm đối chứng trước khi điều trị IVF 6 tháng. Tác giả cho rằng việc thay đổi gấp rút không dẫn đến sự cải thiện đáng kể về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu cụ thể và cỡ mẫu lớn hơn để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Tài liệu tham khảo:
Z. Wang et al., “Lifestyle intervention prior to IVF does not improve embryo utilization rate and cumulative live birth rate in women with obesity: a nested cohort study,” Hum Reprod Open, vol. 2021, no. 4, p. hoab032, Aug. 2021, doi: 10.1093/hropen/hoab032.
IVFMD Tân Bình
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh béo phì có liên quan đến việc giảm tỷ lệ sinh sống sau khi điều trị thụ tinh ống nghiệm, có thể do liên quan đến chất lượng noãn và sự tiếp nhận của nội mạc tử cung. Noãn từ phụ nữ béo phì được cho là có kích thước nhỏ hơn phụ nữ có cân nặng bình thường và phân cắt nhanh hơn đến giai đoạn phôi dâu. Ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, sự tiêu thụ glucose và mức triglycerid nội sinh bị gián đoạn ở giai đoạn phôi nang, dẫn đến thời gian phát triển bất thường và điều hòa trao đổi chất trong phôi. Các nghiên cứu khác đã chứng minh sự khác biệt về thành phần dịch nang giữa phụ nữ béo phì và không béo phì, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tế bào noãn và do đó cản trở sự phát triển của phôi.
Sự phát triển của thai nhi và kết quả sơ sinh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi béo phì ở người mẹ, với tỷ lệ thai chết lưu, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trẻ lớn so với tuổi thai (LGA), dị tật bẩm sinh và nhập viện chăm sóc đặc biệt sơ sinh đều cao hơn so với nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ béo phì có nguy cơ béo phì và bệnh chuyển hóa cao hơn sau này khi lớn lên. Vẫn còn thiếu bằng chứng từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đánh giá hiệu quả của can thiệp lối sống trước khi điều trị IVF, do đó vấn đề liệu có nên tư vấn cải thiện lối sống trước khi điều trị hay không vẫn còn tranh cãi.
Vì những lý do trên, nghiên cứu này tiến hành so sánh chất lượng phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân béo phì có can thiệp cải thiện lối sống vào khoảng 6 tháng trước khi điều trị IVF và nhóm không can thiệp cải thiện lối sống (nhóm đối chứng). Việc can thiệp cải thiện lối sống bao gồm hạn chế chế độ ăn chứa nhiều năng lượng (giảm trung bình 500 kcal dưới mức tiêu thụ ban đầu, nhưng không <1200 kcal mỗi ngày), tăng cường hoạt động thể chất (sử dụng máy đếm bước để tăng lên đến 10.000 bước mỗi ngày và các hoạt động thể chất vừa phải kéo dài ít nhất 30 phút trong hai đến ba lần một tuần) và tư vấn về động lực.
Nghiên cứu đánh giá dữ liệu của 158 phụ nữ điều trị vô sinh (bao gồm 51 phụ nữ ở nhóm can thiệp thể chất và 72 phụ nữ ở nhóm đối chứng), có mức BMI trên 29 kg/m2, thực hiện điều trị IVF hoặc ICSI. Độ tuổi trung bình ở cả 2 nhóm là 31,6 tuổi. BMI trung bình là 35,4 ± 3,2 kg/m2 ở nhóm can thiệp và 34,9 ± 2,9 kg/m2 ở nhóm chứng. Loại vô sinh (không rõ nguyên nhân, yếu tố nam giới) và thói quen hút thuốc có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Các phác đồ kích thích buồng trứng không có khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm.
Sau can thiệp lối sống kéo dài 6 tháng, kết quả nghiên cứu thể hiện như sau:
- Sự thay đổi cân nặng trung bình ở 51 phụ nữ trong nhóm can thiệp thể chất là −3,95 kg, cao hơn đáng kể so với −0,80 kg ở 72 phụ nữ trong nhóm đối chứng. Sự khác biệt trung bình về thay đổi cân nặng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê (sự khác biệt trung bình về kg: −3,14, KTC 95%: −5,73 đến −0,56) ở nhóm can thiệp thể chất.
- So sánh lần lượt giữa nhóm can thiệp thể chất và nhóm đối chứng, số lượng noãn thu được trung bình đạt chất lượng thụ tinh (Q25; Q75) là 4,00 (2,00; 8,00) so với 6,00 (4,00; 9,75), số lượng phôi thụ tinh bình thường (2,00 [0,50; 5,00] so với 3,00 [1,00; 5,00]; số lượng phôi đạt chất lượng đông lạnh là 2 ở cả 2 nhóm. Những khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê.
- Sau lần chuyển phôi đầu tiên, có 27,5% (14/51) trường hợp mang thai lâm sàng và 25,5% (13/51) trẻ sinh sống trong nhóm can thiệp thể chất; tỷ lệ tương tự ở nhóm đối chứng là 27,8% (20/71) và 18,1% (13/72). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ có thai lâm sàng (OR: 0,93, KTC 95%: 0,40–2,16) và tỷ lệ sinh sống (OR: 1,21, KTC 95%: 0,48–3,06).
- Không có sự khác biệt về quá trình phát triển nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tuổi thai ở cả 2 nhóm. Cân nặng sơ sinh một tháng tuổi lần lượt là 3371 ± 606,4 g (n = 13) và 3540 ± 588,5 g (n = 16) ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. Không có sự khác biệt về giới tính.
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt về kết quả phôi học và số lượng trẻ sinh sống, sự phát triển cũng như cân nặng trẻ sơ sinh giữa nhóm phụ nữ béo phì có can thiệp lối sống và nhóm đối chứng trước khi điều trị IVF 6 tháng. Tác giả cho rằng việc thay đổi gấp rút không dẫn đến sự cải thiện đáng kể về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu cụ thể và cỡ mẫu lớn hơn để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Tài liệu tham khảo:
Z. Wang et al., “Lifestyle intervention prior to IVF does not improve embryo utilization rate and cumulative live birth rate in women with obesity: a nested cohort study,” Hum Reprod Open, vol. 2021, no. 4, p. hoab032, Aug. 2021, doi: 10.1093/hropen/hoab032.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển động tự nhiên của phôi (enMotion): một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ghép đôi đánh giá hệ thống nuôi cấy phôi động - Ngày đăng: 22-10-2021
Sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo liệu có cần thiết? Thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ tốt hơn - Ngày đăng: 22-10-2021
Đông lạnh tinh trùng trong hơi nitơ lỏng bằng phương pháp thủy tinh hóa không sử dụng chất bảo vệ đông lạnh: Tác động có lợi của nhiệt độ cao trong rã đông - Ngày đăng: 21-10-2021
Số lượng phôi bào tối ưu và mối liên hệ với kết quả thai và tỉ lệ đa thai ở các chu kì chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 21-10-2021
Không tìm thấy SARS-CoV-2 trong mẫu nước tiểu, dịch tiết tuyến tiền liệt và tinh dịch ở 74 người đàn ông hồi phục sau nhiễm Covid - Ngày đăng: 21-10-2021
Tiền xử lý mô buồng trứng bằng collagenase trước khi thủy tinh hóa giúp duy trì các liên kết tế bào trong các nang buồng trứng - Ngày đăng: 19-10-2021
Tăng nguy cơ biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh trong các chu kỳ điều trị hormone thay thế trong chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 19-10-2021
Những nguy cơ của SARS-CoV-2 đối với sức khỏe sinh sản nam giới và khuyến cáo thực hành phân tích, bảo quản lạnh tinh dịch - Ngày đăng: 19-10-2021
Khoảng thời gian từ khi chọc hút đến khi chuyển phôi trữ trong chu kỳ tự nhiên không ảnh hưởng đến kết quả sinh sản hoặc kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 19-10-2021
Ảnh hưởng của sử dụng nước đóng chai lên kết cục chu kỳ ICSI ở bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK