Tin tức
on Tuesday 19-10-2021 9:33am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Nhật Ánh Dương – IVFMD Tân Bình
Đông lạnh mô buồng trứng được xem là một phương án hữu ích để bảo toàn khả năng sinh sản cho những bệnh nhân ung thư. Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân ung thư là trẻ em, hầu hết các nang noãn trong buồng trứng chỉ ở giai đoạn đầu phát triển và thiếu khả năng đáp ứng với gonadotropins để đạt đến giai đoạn trưởng thành và phóng noãn. Do đó, đông lạnh mô buồng trứng ở bé gái là lựa chọn duy nhất do đông lạnh noãn trưởng thành là không thể thực hiện được.
Nang noãn của động vật có vú gồm noãn được bao quanh bởi các tế bào mô đệm, lớp tế bào hạt và tế bào vỏ. Mô buồng trứng bao gồm lớp nền giàu collagen giúp hỗ trợ cấu trúc nang noãn dạng đĩa ba chiều, tác động đến tính toàn vẹn của buồng trứng và cần thiết cho sự phát triển của nang noãn. Việc duy trì tính toàn vẹn của nang noãn trong quá trình trữ đông vẫn là một yếu tố hạn chế trong việc bảo quản các mô buồng trứng để cấy ghép vì một tỷ lệ đáng kể các nang noãn đã phát triển trong buồng trứng đông lạnh đã bị thoái hóa sau khi rã đông và cấy ghép.
Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ tập trung xem xét tính toàn vẹn của các tế bào trong nang noãn và những thay đổi hình thái xảy ra trong mô buồng trứng trong quá trình thủy tinh hóa buồng trứng chuột. Đánh giá hiệu quả việc tiền xử lý buồng trứng bằng collagenase trong việc duy trì cấu trúc nang noãn đang phát triển trong quá trình tiếp xúc với dung dịch thuỷ tinh hoá có độ thẩm thấu cao và hiệu suất sinh sản của buồng trứng đông lạnh sau khi được rã đông nuôi cấy in-vitro và in-vivo.
Thiết kế nghiên cứu:
Thu nhận hoàn toàn buồng trứng từ chuột 10 ngày, 14 ngày, 25 ngày hoặc 3 tháng tuổi. Xử lý buồng trứng với collagenase trước khi thực hiện thuỷ tinh hoá. Rã đông và cấy ghép lại vào chuột cái 8 tuần tuổi đã được loại bỏ cả 2 buồng trứng. Thực hiện các thử nghiệm chức năng để đánh giá hiệu quả của tiền xử lý buồng trứng bằng collagenase như tách chiết RNA và khuếch đại bằng kĩ thuật real-time PCR, Western blot, phân lập và nuôi cấy nang noãn in-vitro, định lượng nồng độ AMH huyết thanh hay phân tích mô học qua các phương pháp nhuộm hematoxylin-eosin, hóa mô miễn dịch, nhuộm TUNEL và nhuộm Picrosirius red (PSR) để định vị phân bố của collagen trong buồng trứng,...
Kết quả:
Dung dịch thủy tinh hóa có độ thẩm thấu cao làm hỏng sự gắn kết giữa noãn và tế bào hạt của các nang noãn đang phát triển: Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng trong quá trình thủy tinh hóa buồng trứng chuột, sự gắn kết của noãn với các tế bào hạt đã bị suy giảm do mất các phân tử bám dính cadherin. Sự liên kết tế bào qua trung gian cadherin, không được phục hồi sau khi tiếp xúc lại với dung dịch thẩm thấu bình thường. Quan trọng, việc tiếp xúc với dung dịch có độ thẩm thấu cao làm giảm đáng kể tỷ lệ đường kính noãn so với đường kính nang noãn của nó nhưng không làm thay đổi chất nền giàu collagen bao quanh nang noãn.
Tiền xử lý với collagenase giúp duy trì sự liên kết tế bào giữa noãn và tế bào hạt trong các nang thứ cấp: Bằng cách xử lý buồng trứng trong một thời gian ngắn với collagenase trước khi tiếp xúc với dung dịch siêu thẩm thấu, tỷ lệ giữa đường kính noãn và đường kính nang noãn được duy trì, và các điểm gắn kết cadherin được bảo tồn. Mức độ pan-cadherin, Connexin37 (Cx37) và protein ZP3 trong mô buồng trứng đã giảm đáng kể sau khi tiếp xúc với dung dịch thẩm thấu cao. Tuy nhiên, không quan sát thấy có sự sụt giảm pan-cadherin hoặc Cx37 ở buồng trứng đã được xử lý trước với collagenase.
Để kiểm tra khả năng phát triển của các nang thứ cấp sau khi đông lạnh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành rã đông và thu nhận các nang thứ cấp (từ buồng trứng đông lạnh và buồng trứng tươi) rồi nuôi cấy in-vitro với FSH và huyết thanh. Đối với các nang thứ cấp được thu nhận từ buồng trứng tươi, đường kính của mỗi nang đã tăng lên đáng kể tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy. Không quan sát thấy có sự gia tăng đường kính ở các nang thứ cấp được thu nhận từ buồng trứng đông lạnh mà không được xử lý trước với collagenase. Tuy nhiên, ở các nang thứ cấp thu nhận từ các buồng trứng đông lạnh được xử lý trước với collagenase nhóm đã ghi nhận được có sự gia tăng đường kính và theo cách phụ thuộc vào thời gian tương tự như ở các nang thứ cấp được thu nhận từ buồng trứng tươi.
Tiền xử lý với collagenase giúp duy trì chức năng buồng trứng sau khi rã đông và cấy ghép vào vật chủ: Khi các buồng trứng đông lạnh được rã đông và cấy vào vật chủ nhận (chuột cái 8 tuần tuổi), tiền xử lý với collagenase làm tăng đáng kể nồng độ AMH trong huyết thanh, số lượng các nang noãn còn nguyên vẹn và tổng số con cái còn sống so với các buồng trứng đông lạnh mà không được xử lý trước bằng collagenase, thậm chí 6 tháng sau khi cấy ghép.
Tóm lại, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã báo cáo về những thay đổi hình thái xảy ra ở mô buồng trứng chuột và tính toàn vẹn của các tế bào trong nang noãn trong quá trình thuỷ tinh hoá buồng trứng. Bên cạnh đó cũng ghi nhận được hiệu quả của tiền xử lý buồng trứng bằng collagenase giúp duy trì cả cấu trúc bên trong và bên ngoài của các nang đang phát triển trong quá trình tiếp xúc với dung dịch có độ thẩm thấu cao và cải thiện hiệu suất sinh sản ở buồng trứng đông lạnh sau khi cấy ghép. Từ đó cho thấy tiền xử lý collagenase có thể cung cấp một cách tiếp cận hữu ích để bảo tồn cấu trúc và chức năng của nang noãn trong quá trình đông lạnh mô buồng trứng ở các loài khác và các tình huống lâm sàng có liên quan.
TLTK: Kawai, T., & Shimada, M. (2020). Pretreatment of ovaries with collagenase before vitrification keeps the ovarian reserve by maintaining cell-cell adhesion integrity in ovarian follicles. Scientific reports, 10(1), 1-14.
Đông lạnh mô buồng trứng được xem là một phương án hữu ích để bảo toàn khả năng sinh sản cho những bệnh nhân ung thư. Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân ung thư là trẻ em, hầu hết các nang noãn trong buồng trứng chỉ ở giai đoạn đầu phát triển và thiếu khả năng đáp ứng với gonadotropins để đạt đến giai đoạn trưởng thành và phóng noãn. Do đó, đông lạnh mô buồng trứng ở bé gái là lựa chọn duy nhất do đông lạnh noãn trưởng thành là không thể thực hiện được.
Nang noãn của động vật có vú gồm noãn được bao quanh bởi các tế bào mô đệm, lớp tế bào hạt và tế bào vỏ. Mô buồng trứng bao gồm lớp nền giàu collagen giúp hỗ trợ cấu trúc nang noãn dạng đĩa ba chiều, tác động đến tính toàn vẹn của buồng trứng và cần thiết cho sự phát triển của nang noãn. Việc duy trì tính toàn vẹn của nang noãn trong quá trình trữ đông vẫn là một yếu tố hạn chế trong việc bảo quản các mô buồng trứng để cấy ghép vì một tỷ lệ đáng kể các nang noãn đã phát triển trong buồng trứng đông lạnh đã bị thoái hóa sau khi rã đông và cấy ghép.
Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ tập trung xem xét tính toàn vẹn của các tế bào trong nang noãn và những thay đổi hình thái xảy ra trong mô buồng trứng trong quá trình thủy tinh hóa buồng trứng chuột. Đánh giá hiệu quả việc tiền xử lý buồng trứng bằng collagenase trong việc duy trì cấu trúc nang noãn đang phát triển trong quá trình tiếp xúc với dung dịch thuỷ tinh hoá có độ thẩm thấu cao và hiệu suất sinh sản của buồng trứng đông lạnh sau khi được rã đông nuôi cấy in-vitro và in-vivo.
Thiết kế nghiên cứu:
Thu nhận hoàn toàn buồng trứng từ chuột 10 ngày, 14 ngày, 25 ngày hoặc 3 tháng tuổi. Xử lý buồng trứng với collagenase trước khi thực hiện thuỷ tinh hoá. Rã đông và cấy ghép lại vào chuột cái 8 tuần tuổi đã được loại bỏ cả 2 buồng trứng. Thực hiện các thử nghiệm chức năng để đánh giá hiệu quả của tiền xử lý buồng trứng bằng collagenase như tách chiết RNA và khuếch đại bằng kĩ thuật real-time PCR, Western blot, phân lập và nuôi cấy nang noãn in-vitro, định lượng nồng độ AMH huyết thanh hay phân tích mô học qua các phương pháp nhuộm hematoxylin-eosin, hóa mô miễn dịch, nhuộm TUNEL và nhuộm Picrosirius red (PSR) để định vị phân bố của collagen trong buồng trứng,...
Kết quả:
Dung dịch thủy tinh hóa có độ thẩm thấu cao làm hỏng sự gắn kết giữa noãn và tế bào hạt của các nang noãn đang phát triển: Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng trong quá trình thủy tinh hóa buồng trứng chuột, sự gắn kết của noãn với các tế bào hạt đã bị suy giảm do mất các phân tử bám dính cadherin. Sự liên kết tế bào qua trung gian cadherin, không được phục hồi sau khi tiếp xúc lại với dung dịch thẩm thấu bình thường. Quan trọng, việc tiếp xúc với dung dịch có độ thẩm thấu cao làm giảm đáng kể tỷ lệ đường kính noãn so với đường kính nang noãn của nó nhưng không làm thay đổi chất nền giàu collagen bao quanh nang noãn.
Tiền xử lý với collagenase giúp duy trì sự liên kết tế bào giữa noãn và tế bào hạt trong các nang thứ cấp: Bằng cách xử lý buồng trứng trong một thời gian ngắn với collagenase trước khi tiếp xúc với dung dịch siêu thẩm thấu, tỷ lệ giữa đường kính noãn và đường kính nang noãn được duy trì, và các điểm gắn kết cadherin được bảo tồn. Mức độ pan-cadherin, Connexin37 (Cx37) và protein ZP3 trong mô buồng trứng đã giảm đáng kể sau khi tiếp xúc với dung dịch thẩm thấu cao. Tuy nhiên, không quan sát thấy có sự sụt giảm pan-cadherin hoặc Cx37 ở buồng trứng đã được xử lý trước với collagenase.
Để kiểm tra khả năng phát triển của các nang thứ cấp sau khi đông lạnh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành rã đông và thu nhận các nang thứ cấp (từ buồng trứng đông lạnh và buồng trứng tươi) rồi nuôi cấy in-vitro với FSH và huyết thanh. Đối với các nang thứ cấp được thu nhận từ buồng trứng tươi, đường kính của mỗi nang đã tăng lên đáng kể tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy. Không quan sát thấy có sự gia tăng đường kính ở các nang thứ cấp được thu nhận từ buồng trứng đông lạnh mà không được xử lý trước với collagenase. Tuy nhiên, ở các nang thứ cấp thu nhận từ các buồng trứng đông lạnh được xử lý trước với collagenase nhóm đã ghi nhận được có sự gia tăng đường kính và theo cách phụ thuộc vào thời gian tương tự như ở các nang thứ cấp được thu nhận từ buồng trứng tươi.
Tiền xử lý với collagenase giúp duy trì chức năng buồng trứng sau khi rã đông và cấy ghép vào vật chủ: Khi các buồng trứng đông lạnh được rã đông và cấy vào vật chủ nhận (chuột cái 8 tuần tuổi), tiền xử lý với collagenase làm tăng đáng kể nồng độ AMH trong huyết thanh, số lượng các nang noãn còn nguyên vẹn và tổng số con cái còn sống so với các buồng trứng đông lạnh mà không được xử lý trước bằng collagenase, thậm chí 6 tháng sau khi cấy ghép.
Tóm lại, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã báo cáo về những thay đổi hình thái xảy ra ở mô buồng trứng chuột và tính toàn vẹn của các tế bào trong nang noãn trong quá trình thuỷ tinh hoá buồng trứng. Bên cạnh đó cũng ghi nhận được hiệu quả của tiền xử lý buồng trứng bằng collagenase giúp duy trì cả cấu trúc bên trong và bên ngoài của các nang đang phát triển trong quá trình tiếp xúc với dung dịch có độ thẩm thấu cao và cải thiện hiệu suất sinh sản ở buồng trứng đông lạnh sau khi cấy ghép. Từ đó cho thấy tiền xử lý collagenase có thể cung cấp một cách tiếp cận hữu ích để bảo tồn cấu trúc và chức năng của nang noãn trong quá trình đông lạnh mô buồng trứng ở các loài khác và các tình huống lâm sàng có liên quan.
TLTK: Kawai, T., & Shimada, M. (2020). Pretreatment of ovaries with collagenase before vitrification keeps the ovarian reserve by maintaining cell-cell adhesion integrity in ovarian follicles. Scientific reports, 10(1), 1-14.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tăng nguy cơ biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh trong các chu kỳ điều trị hormone thay thế trong chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 19-10-2021
Những nguy cơ của SARS-CoV-2 đối với sức khỏe sinh sản nam giới và khuyến cáo thực hành phân tích, bảo quản lạnh tinh dịch - Ngày đăng: 19-10-2021
Khoảng thời gian từ khi chọc hút đến khi chuyển phôi trữ trong chu kỳ tự nhiên không ảnh hưởng đến kết quả sinh sản hoặc kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 19-10-2021
Ảnh hưởng của sử dụng nước đóng chai lên kết cục chu kỳ ICSI ở bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Sự nở rộng lại khoang phôi nang sau rã không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng ở các chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 15-10-2021
Vacxin COVID-19 đối với thai phụ và phụ nữ cho con bú: Nên hay không nên? - Ngày đăng: 13-10-2021
Sự tăng biểu hiện của ACE2, thụ thể của SARS-COV-2, ở các nang noãn vượt trội của người - Ngày đăng: 13-10-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 13-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK