Tin tức
on Wednesday 13-10-2021 7:51am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thị Nhật Vy – Chuyên viên phôi học IVFAS
Ô nhiễm không khí là một mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng lên sức khỏe con người như giảm tuổi thọ, gây các bệnh về hô hấp và rối loạn tim mạch. Tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí cũng được chứng minh có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như vô sinh, sinh non, sinh trẻ nhẹ cân và sẩy thai. Các cơ chế tiềm ẩn liên quan đến mối tương quan này bao gồm stress oxi hóa, quá trình viêm nhiễm, thay đổi quá trình trao đổi chất, biến đổi biểu hiện gen cũng như thay đổi thượng di truyền. Ngoài ra, phơi nhiễm với không khí ô nhiễm cũng tác động đến quá trình sinh tinh, chu kì kinh nguyệt, dự trữ buồng trứng và ảnh hưởng lên sự phát triển phôi.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện đánh giá tác động của không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho kết quả mâu thuẫn và chưa thống nhất. Nghiên cứu của Boulet và cộng sự (2019) cho thấy phơi nhiễm với O3 trong thời gian một tuần có ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống. Ngược lại nghiên cứu khác của Choe và cộng sự (2018) cho thấy kết quả không có mối tương quan giữa phơi nhiễm O3 và kết quả điều trị IVF. Ngoài ra, các nghiên cứu này hầu hết đều loại trừ các chu kì chuyển phôi trữ dẫn tới thiếu một lượng thông tin đáng kể do hiện nay chu kì chuyển phôi trữ chiếm chủ yếu trong các chu kì chuyển phôi.
Nghiên cứu này (2021) được thực hiện nhằm khảo sát mối tương quan giữa việc tiếp xúc với sáu chất gây ô nhiễm không khí bao gồm PM2,5, PM10, SO2, CO, NO2 và O3 lên kết quả điều trị IVF.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm gồm 5 trung tâm, thực hiện từ tháng 1/2014 – 12/2018 trên 20.835 bệnh nhân từ 11.787 chu kì chuyển phôi tươi và 17.676 chu kì chuyển phôi trữ lạnh. Nhóm bệnh nhân thực hiện chu kì điều trị IVF lần đầu, sinh sống trong cùng thành phố với trung tâm điều trị. Các chu kì thực hiện PGT, xin cho noãn hoặc tinh trùng, hoặc thiếu thông tin địa chỉ bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu.
Nồng độ của 5 tác nhân ô nhiễm không khí bao gồm PM2,5, PM10, NO2, CO và SO2 được đo lường mỗi 24 giờ và nồng độ O3 được đo lường mỗi 8 giờ. Thời gian đo lường được chia làm 6 giai đoạn: Giai đoạn 1: 85 ngày trước khi chọc hút, giai đoạn 2: thời gian bắt đầu sử dụng Gonadotropin đến lúc chọc hút noãn, giai đoạn 3: từ lúc chọc hút cho đến lúc chuyển phôi tươi, giai đoạn 4: 30 ngày trước khi chuyển phôi trữ (FET), giai đoạn 5: từ lúc chuyển phôi đến lúc xét nghiệm hCG và giai đoạn 6: 85 ngày trước khi chọc hút đến lúc xét nghiệm hCG (ET) hoặc 30 ngày trước khi chuyển phôi trữ đến lúc xét nghiệm hCG (FET)
Kết quả chính bao gồm tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai sinh hóa và tỉ lệ trẻ sinh sống. Các thông tin về thai ngoài tử cung, tỉ lệ sẩy thai và đáp ứng buồng trứng cũng được ghi nhận.
Kết quả:
Nghiên cứu bao gồm 20.835 phụ nữ thực hiện 29.463 chu kì chuyển phôi được đánh giá.
Độ tuổi trung bình là 32,37 ± 4,39 tuổi, BMI trung bình là 23,02 ± 3,47 kg/m2. Hầu hết bệnh nhân không hút thuốc (99,2%). Trong đó 69,1% bệnh nhân vô sinh chỉ do yếu tố nữ giới. Tỉ lệ thai lâm sàng là 47,9%, tỉ lệ thai sinh hóa là 52,7% và tỉ lệ trẻ sinh sống là 38,8%.
Mối tương quan giữa tiếp xúc các chất ô nhiễm không khí và kết quả điều trị IVF:
Các kết quả tương tự cũng được quan sát thấy khi đánh giá lên kết quả trẻ sinh sống.
Ngoài ra, các tác nhân ô nhiễm không khí cũng có tương quan với tỉ lệ thai ngoài tử cung. Tiếp xúc với CO có liên quan tăng tỉ lệ sẩy thai ở tất cả các giai đoạn tiếp xúc của chu kì chuyển phôi tươi. Trong đó giai đoạn tiếp xúc 5 cho thấy có tỉ lệ thai ngoài tử cung cao nhất (P = 0,003). Đối với chu kì FET, có mối tương quan giữa tiếp xúc NO2 với tăng tỉ lệ thai ngoài tử cung ở tất cả giai đoạn tiếp xúc.
Không có mối tương quan giữa tiếp xúc chất ô nhiễm không khí với tỉ lệ sẩy thai.
Kết luận:
Nghiên cứu này là nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn đầu tiên được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa việc tiếp xúc chất gây ô nhiễm không khí và kết quả điều trị IVF. Ngoài ra nghiên cứu còn bao gồm các chu kì chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ cũng như có theo dõi kết quả thai ngoài tử cung mà các nghiên cứu trước đây chưa có.
Nghiên cứu chứng minh mối liên quan tiêu cực của việc tiếp xúc chất ô nhiễm không khí như O3, NO2, CO và SO2 lên kết quả thai và tỉ lệ trẻ sinh sống của quần thể điều trị thụ tinh ống nghiệm. Trong đó đối với chu kì chuyển phôi tươi, tiếp xúc với O3, CO và NO2 tương quan với việc giảm tỉ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống. Ngược lại đối với chu kì chuyển phôi trữ, tiếp xúc SO2 có tương quan với giảm kết quả thai trong khi không ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi tươi. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí CO và NO2 có nguy cơ tăng tỉ lệ thai ngoài tử cung. Một nghiên cứu khác của Hyland và cộng sự (2015) cho thấy phụ nữ hít phải khói thuốc lá có nguy cơ cao thai ngoài tử cung. Nghiên cứu này được giải thích do khói thuốc lá chính là nguồn tạo ra CO phổ biến.
Do đó nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí để có thể cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
Wu, S., Zhang, Y., Wu, X., Hao, G., Ren, H., Qiu, J., ... & Tan, J. (2021). Association between exposure to ambient air pollutants and the outcomes of in vitro fertilization treatment: A multicenter retrospective study. Environment International, 153, 106544.
Ô nhiễm không khí là một mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng lên sức khỏe con người như giảm tuổi thọ, gây các bệnh về hô hấp và rối loạn tim mạch. Tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí cũng được chứng minh có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như vô sinh, sinh non, sinh trẻ nhẹ cân và sẩy thai. Các cơ chế tiềm ẩn liên quan đến mối tương quan này bao gồm stress oxi hóa, quá trình viêm nhiễm, thay đổi quá trình trao đổi chất, biến đổi biểu hiện gen cũng như thay đổi thượng di truyền. Ngoài ra, phơi nhiễm với không khí ô nhiễm cũng tác động đến quá trình sinh tinh, chu kì kinh nguyệt, dự trữ buồng trứng và ảnh hưởng lên sự phát triển phôi.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện đánh giá tác động của không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho kết quả mâu thuẫn và chưa thống nhất. Nghiên cứu của Boulet và cộng sự (2019) cho thấy phơi nhiễm với O3 trong thời gian một tuần có ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống. Ngược lại nghiên cứu khác của Choe và cộng sự (2018) cho thấy kết quả không có mối tương quan giữa phơi nhiễm O3 và kết quả điều trị IVF. Ngoài ra, các nghiên cứu này hầu hết đều loại trừ các chu kì chuyển phôi trữ dẫn tới thiếu một lượng thông tin đáng kể do hiện nay chu kì chuyển phôi trữ chiếm chủ yếu trong các chu kì chuyển phôi.
Nghiên cứu này (2021) được thực hiện nhằm khảo sát mối tương quan giữa việc tiếp xúc với sáu chất gây ô nhiễm không khí bao gồm PM2,5, PM10, SO2, CO, NO2 và O3 lên kết quả điều trị IVF.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm gồm 5 trung tâm, thực hiện từ tháng 1/2014 – 12/2018 trên 20.835 bệnh nhân từ 11.787 chu kì chuyển phôi tươi và 17.676 chu kì chuyển phôi trữ lạnh. Nhóm bệnh nhân thực hiện chu kì điều trị IVF lần đầu, sinh sống trong cùng thành phố với trung tâm điều trị. Các chu kì thực hiện PGT, xin cho noãn hoặc tinh trùng, hoặc thiếu thông tin địa chỉ bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu.
Nồng độ của 5 tác nhân ô nhiễm không khí bao gồm PM2,5, PM10, NO2, CO và SO2 được đo lường mỗi 24 giờ và nồng độ O3 được đo lường mỗi 8 giờ. Thời gian đo lường được chia làm 6 giai đoạn: Giai đoạn 1: 85 ngày trước khi chọc hút, giai đoạn 2: thời gian bắt đầu sử dụng Gonadotropin đến lúc chọc hút noãn, giai đoạn 3: từ lúc chọc hút cho đến lúc chuyển phôi tươi, giai đoạn 4: 30 ngày trước khi chuyển phôi trữ (FET), giai đoạn 5: từ lúc chuyển phôi đến lúc xét nghiệm hCG và giai đoạn 6: 85 ngày trước khi chọc hút đến lúc xét nghiệm hCG (ET) hoặc 30 ngày trước khi chuyển phôi trữ đến lúc xét nghiệm hCG (FET)
Kết quả chính bao gồm tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai sinh hóa và tỉ lệ trẻ sinh sống. Các thông tin về thai ngoài tử cung, tỉ lệ sẩy thai và đáp ứng buồng trứng cũng được ghi nhận.
Kết quả:
Nghiên cứu bao gồm 20.835 phụ nữ thực hiện 29.463 chu kì chuyển phôi được đánh giá.
Độ tuổi trung bình là 32,37 ± 4,39 tuổi, BMI trung bình là 23,02 ± 3,47 kg/m2. Hầu hết bệnh nhân không hút thuốc (99,2%). Trong đó 69,1% bệnh nhân vô sinh chỉ do yếu tố nữ giới. Tỉ lệ thai lâm sàng là 47,9%, tỉ lệ thai sinh hóa là 52,7% và tỉ lệ trẻ sinh sống là 38,8%.
Mối tương quan giữa tiếp xúc các chất ô nhiễm không khí và kết quả điều trị IVF:
- CO: Phơi nhiễm CO cao có tương quan với giảm tỉ lệ thai trong tất cả giai đoạn của chu kì chuyển phôi tươi.
- NO2: Tiếp xúc nhiều với NO2 có tương quan làm giảm tỉ lệ thai tất cả các giai đoạn tiếp xúc (trừ giai đoạn 1), đặc biệt tỉ lệ thai giảm đáng kể khi nồng độ NO2 cao tại giai đoạn 2.
- SO2: Đối với chu kì chuyển phôi trữ, tiếp xúc với SO2 có tương quan với giảm tỉ lệ thai ở tất cả giai đoạn tiếp xúc.
- O3: Tiếp xúc nhiều với O3 có liên quan đến giảm tỉ lệ thai ở cả chu kì chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ lạnh.
Các kết quả tương tự cũng được quan sát thấy khi đánh giá lên kết quả trẻ sinh sống.
Ngoài ra, các tác nhân ô nhiễm không khí cũng có tương quan với tỉ lệ thai ngoài tử cung. Tiếp xúc với CO có liên quan tăng tỉ lệ sẩy thai ở tất cả các giai đoạn tiếp xúc của chu kì chuyển phôi tươi. Trong đó giai đoạn tiếp xúc 5 cho thấy có tỉ lệ thai ngoài tử cung cao nhất (P = 0,003). Đối với chu kì FET, có mối tương quan giữa tiếp xúc NO2 với tăng tỉ lệ thai ngoài tử cung ở tất cả giai đoạn tiếp xúc.
Không có mối tương quan giữa tiếp xúc chất ô nhiễm không khí với tỉ lệ sẩy thai.
Kết luận:
Nghiên cứu này là nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn đầu tiên được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa việc tiếp xúc chất gây ô nhiễm không khí và kết quả điều trị IVF. Ngoài ra nghiên cứu còn bao gồm các chu kì chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ cũng như có theo dõi kết quả thai ngoài tử cung mà các nghiên cứu trước đây chưa có.
Nghiên cứu chứng minh mối liên quan tiêu cực của việc tiếp xúc chất ô nhiễm không khí như O3, NO2, CO và SO2 lên kết quả thai và tỉ lệ trẻ sinh sống của quần thể điều trị thụ tinh ống nghiệm. Trong đó đối với chu kì chuyển phôi tươi, tiếp xúc với O3, CO và NO2 tương quan với việc giảm tỉ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống. Ngược lại đối với chu kì chuyển phôi trữ, tiếp xúc SO2 có tương quan với giảm kết quả thai trong khi không ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi tươi. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí CO và NO2 có nguy cơ tăng tỉ lệ thai ngoài tử cung. Một nghiên cứu khác của Hyland và cộng sự (2015) cho thấy phụ nữ hít phải khói thuốc lá có nguy cơ cao thai ngoài tử cung. Nghiên cứu này được giải thích do khói thuốc lá chính là nguồn tạo ra CO phổ biến.
Do đó nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí để có thể cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
Wu, S., Zhang, Y., Wu, X., Hao, G., Ren, H., Qiu, J., ... & Tan, J. (2021). Association between exposure to ambient air pollutants and the outcomes of in vitro fertilization treatment: A multicenter retrospective study. Environment International, 153, 106544.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Khả năng tiên lượng thai của hệ thống tính điểm phôi không chú thích trên cơ sở học sâu sau khi chuyển đơn phôi nang trữ - rã: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với số liệu lớn - Ngày đăng: 13-10-2021
Thuật toán KIDscoreTM D5 như một công cụ bổ sung để đánh giá hình thái học và PGT-A trong việc lựa chọn phôi: một nghiên cứu từ time-lapse - Ngày đăng: 12-10-2021
Tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lên chất lượng tinh trùng người trong quá trình trữ lạnh - Ngày đăng: 10-10-2021
Tư vấn cho phụ nữ có thai về vaccine COVID-19 - Ngày đăng: 08-10-2021
Tiêm tinh tử đầu tròn vào noãn người: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-10-2021
Phác đồ khởi động trưởng thành noãn kép là chiến lược điều trị hiệu quả ở bệnh nhân đáp ứng bình thường và cao mà không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong các chu kỳ chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 05-10-2021
Sự thay đổi độ dày nội mạc tử cung sau khi dùng progesterone không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong chu kỳ chuyển phôi nang trữ nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-10-2021
Những rủi ro liên quan đến quá trình trữ lạnh ngân hàng tinh trùng tại thời điểm trong và sau đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 05-10-2021
Vitamin D có thể ngăn ngừa tổn thương đa cơ quan do nhiễm trùng gây ra bởi COVID-19 - Ngày đăng: 05-10-2021
Mối tương quan giữa chế độ ăn thực vật của mẹ và khói thuốc lá của bố với chất lượng phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 04-10-2021
Ảnh hưởng sớm và muộn của các gốc oxi hoá tự do trong tinh dịch đến sự phát triển của phôi sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 04-10-2021
Trữ lạnh tinh trùng trong tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 04-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK