Tin tức
on Saturday 16-10-2021 3:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Màng tế bào của tinh trùng có tính lỏng cao do hàm lượng sterol cao. Hàm lượng cao acid béo không no nhiều nối đôi giúp ổn định màng trong quá trình đông lạnh, giúp tinh trùng sống sót khi nhiệt độ hạ nhanh và ít nhạy cảm với sốc lạnh. Do đó, thành phần chất béo trong màng tế bào là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng chịu lạnh cũng như sự nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
Khả năng sống của tế bào phụ thuộc phần lớn vào tốc độ đông lạnh và rã đông. Tốc độ đông lạnh phải đủ chậm để tránh hình thành tinh thể đá nội bào và đủ nhanh để không làm cho tế bào mất nước quá nhiều. Tinh thể đá hình thành khi nước được làm lạnh dưới điểm đóng băng. Các tinh thể này nhẹ hơn và có thể tích lớn hơn nước ở dạng lỏng. Sự nở rộng tinh thể băng trong quá trình đông đặc là nhân tố chính gây ra áp lực lên các bào quan, dẫn đến tổn thương.
Khi nước đông đặc, các chất hoà tan hiện diện trong nước bị loại khỏi tinh thể băng, dẫn đến điểm đóng băng của thành phần không đông bị hạ thấp. Dung dịch trở nên ưu trương khi nhiệt độ hạ xuống, dẫn đến sốc thẩm thấu, làm giải phóng các gốc oxy hoá tự do (reactive oxygen species – ROS) gây hại cho tinh trùng.
Hơn nữa, trữ lạnh tinh trùng cũng là một nền tảng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản, chủ yếu giải quyết các vấn đề vô sinh. Bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam như oligozoospermia hoặc tinh trùng di động không tiến tới được khuyên trữ lạnh tinh trùng. Trữ lạnh cũng được sử dụng phổ biến cho tinh trùng thủ thuật. Thụ tinh nhân tạo cũng là một biện pháp cho bệnh nhân vô tinh hoặc người mẹ đơn thân từ tinh trùng trữ của những người hiến khoẻ mạnh.
Đông lạnh chậm là phương pháp làm lạnh tinh trùng dần dần trong 2 hoặc 3 bước, theo cách thủ công hoặc bằng máy tự động. Đông lạnh chậm có thể dẫn đến tổn thương tế bào do hình thành tinh thể đá nội bào, co nguyên sinh hoặc thay đổi áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Nhằm khắc phục những nhược điểm này của đông lạnh chậm, thuỷ tinh hoá đã được đề xuất. Kỹ thuật thuỷ tinh hoá dựa trên việc đông lạnh tinh trùng bằng cách nhúng trực tiếp vào LN2 ở -196ºC. Việc này bỏ qua sự hình thành tinh thể đá nội bào. Thuỷ tinh hoá đòi hỏi tốc độ đông lạnh cực nhanh (>100.\000°C/phút), có thể ngăn ngừa sự co rút và tổn thương do sốc thẩm thấu. Phương pháp này có thể tránh được sự hình thành tinh thể đá, yêu cầu thiết bị tối thiểu, hiệu quả về thời gian và chi phí. Đây là một giải pháp thay thể đầy hứa hẹn cho phương pháp đông lạnh thông thường.
CPA thẩm thấu là những hợp chất có trọng lượng phân tử tương đối thấp (<100g/mol), tự do xuyên màng theo thang áp suất thẩm thấu. Với khả năng hình thành liên kết hydro với nước, chất này ngăn cản sự kết tinh của tinh thể đá. Dimethyl sulfoxide (DMSO), ethylene glycol, propylene glycol (PROH) và glycerol là một trong những CPA thẩm thấu được sử dụng phổ biển nhất.
CPA không thẩm thấu là các phân tử lớn, được giữ lại ở ngoại bào. Chất này tạo thang áp suất thẩm thấu bằng cách hút nước từ môi trường nội bào và chủ yếu được sử dụng kết hợp với CPA thẩm thấu để giảm độc tính cho tế bào. Sucrose, raffinose và trehalose là những CPA không thẩm thấu được sử dụng phổ biến. Hầu như tất cả CPA được sử dụng thường quy trong đông lạnh tinh trùng đều chứa glycerol như là một chất chống sốc nhiệt, đường cho năng lượng và tối ưu hoá độ pH và độ thẩm thấu, lòng đỏ trứng cho tính lỏng và tính toàn vẹn của màng tế bào, kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn.
Thay đổi dễ quan sát nhất là vùng acrosome. Có sự phân huỷ một phần hoặc toàn bộ màng và suy giảm hàm lượng acrosome. Hình dạng bất thường ở vùng thân và đuôi gia tăng đáng kể, trong đó đuôi cuộn lại là phổ biến nhất.
Thay đổi nhanh về độ thẩm thấu và hình thành tinh thể đá nội bào có thể dẫn đến thay đổi thành phần protein và carbohydrate của màng tế bào. Giảm khả năng di động và trao đổi ion, dẫn đến giảm khả năng sống và thụ tinh của tinh trùng.
Quá trình đông lạnh phá huỷ cấu trúc màng ty thể và thay đổi tính lỏng của màng, dẫn đến giải phóng ROS. ROS là tác nhân gây tổn thương tế bào, làm đứt gãy DNA mạch đơn hay đôi, gây apoptosis. Việc đông lạnh tinh trùng có tác động tiêu cực đến tính toàn vẹn DNA và gây ra sự phân mảnh do ROS. C ũng có ý kiến khác cho rằng, tính toàn vẹn DNA không bị ảnh hưởng bởi quá trình đông lạnh. Sự khác biệt có thể do phương pháp đông lạnh hoặc phương pháp đánh giá tính toàn vẹn DNA (TUNEL, SCSA, SCD, Comet).
Đông lạnh tinh trùng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi giai đoạn sớm do tăng nguy cơ mất các bản sao và các tương tác protein. Một số bản sao có vai trò trong khả năng sinh sản của tinh trùng người, như PRM1, PRM2, PEG1/MEST, eif2S1 và ADD1 suy giảm biểu hiện sau đông lạnh.
Một số nghiên cứu về thượng di truyển cho thấy sự thay đổi trong các protein liên kết histone H1-DNA, liên kết disulfide protein-DNA và vùng khởi động vasa và cxcr4b. Có một nghiên cứu về mô hình methy hoá DNA của gene tinh trùng người, tuy nhiên, báo cáo chỉ ra không có thay đổi nào trước và sau khi đông lạnh.
Các chiến lược khác nhằm giảm tổn thương lạnh cho tinh trùng như sử dụng nước nhiễm từ, cho tinh trùng thích nghi với stress trước khi đông lạnh nhằm tạo sự thích nghi và sử dụng laser công suất thấp để tác động đến chuỗi hô hấp tế bào giúp tăng sản xuất ATP trong khi giảm ROS.
Các nghiên cứu tách tinh trùng khỏi sự bảo vệ của tinh dịch và cho thấy tác động tiêu cực của ROS lên các bào quan như DNA. Tuy nhiên, những tổn thương này được chứng minh có thể ngăn ngừa bằng cách bổ sung vào môi trường chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng bạch cầu và tinh trùng chết trong tinh dịch giải phóng ROS, ảnh hưởng đến tinh trùng trong mẫu xuất tinh khi tiếp xúc lâu dài, làm giảm độ di động và khả năng sống của tinh trùng. Do đó, ý kiến cho rằng, tinh trùng nên được tách khỏi môi trường tinh dịch càng sớm càng tốt.
Các đặc tính trước khi đông lạnh của tinh trùng ảnh hưởng đến chất lượng mẫu sau rã. Ví dụ, tinh trùng di động bất thường như asthenozoospermia và oligoasthenozoospermia được báo cáo là dễ bị tổn thương do đông lạnh. Ngoài ra, thời gian kiêng xuất tinh được chứng minh là có ảnh hưởng đến tỷ lệ tinh trùng sống sau rã. Các mẫu bất thường dễ bị tổn thương DNA trong quá trình trữ - rã, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể cao hơn và khả năng kháng lại sự biến tính do nhiệt giảm so với các mẫu tinh trùng bình thường.
Bên cạnh những yếu tố này, phương pháp đông lạnh (đông lạnh chậm hoặc thuỷ tinh hoá), sử dụng hoặc không sử dụng CPA (thẩm thấu hoặc không thẩm thấu hoặc kết hợp cả hai), nồng độ của CPA hoặc các thành phần được thêm vào có ảnh hưởng đáng kể đến kết cục trữ lạnh. Trong các quy trình khác nhau, tốc độ đông lạnh - rã đông, nhiệt độ mẫu được đưa vào LN2 và nhiệt độ bảo quản có ảnh hưởng đáng kể đến kết cục của chu kỳ trữ rã.
Nguồn: Sharma, Y., & Sharma, M. (2020). Sperm cryopreservation: principles and biology. Journal of Infertility and Reproductive Biology, 8(3), 43-48
- Giới thiệu
- Cơ chế của quá trình đông lạnh tinh trùng
Màng tế bào của tinh trùng có tính lỏng cao do hàm lượng sterol cao. Hàm lượng cao acid béo không no nhiều nối đôi giúp ổn định màng trong quá trình đông lạnh, giúp tinh trùng sống sót khi nhiệt độ hạ nhanh và ít nhạy cảm với sốc lạnh. Do đó, thành phần chất béo trong màng tế bào là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng chịu lạnh cũng như sự nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
Khả năng sống của tế bào phụ thuộc phần lớn vào tốc độ đông lạnh và rã đông. Tốc độ đông lạnh phải đủ chậm để tránh hình thành tinh thể đá nội bào và đủ nhanh để không làm cho tế bào mất nước quá nhiều. Tinh thể đá hình thành khi nước được làm lạnh dưới điểm đóng băng. Các tinh thể này nhẹ hơn và có thể tích lớn hơn nước ở dạng lỏng. Sự nở rộng tinh thể băng trong quá trình đông đặc là nhân tố chính gây ra áp lực lên các bào quan, dẫn đến tổn thương.
Khi nước đông đặc, các chất hoà tan hiện diện trong nước bị loại khỏi tinh thể băng, dẫn đến điểm đóng băng của thành phần không đông bị hạ thấp. Dung dịch trở nên ưu trương khi nhiệt độ hạ xuống, dẫn đến sốc thẩm thấu, làm giải phóng các gốc oxy hoá tự do (reactive oxygen species – ROS) gây hại cho tinh trùng.
- Ứng dụng lâm sàng của tinh trùng trữ lạnh
Hơn nữa, trữ lạnh tinh trùng cũng là một nền tảng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản, chủ yếu giải quyết các vấn đề vô sinh. Bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam như oligozoospermia hoặc tinh trùng di động không tiến tới được khuyên trữ lạnh tinh trùng. Trữ lạnh cũng được sử dụng phổ biến cho tinh trùng thủ thuật. Thụ tinh nhân tạo cũng là một biện pháp cho bệnh nhân vô tinh hoặc người mẹ đơn thân từ tinh trùng trữ của những người hiến khoẻ mạnh.
- Phương pháp đông lạnh tinh trùng
Đông lạnh chậm là phương pháp làm lạnh tinh trùng dần dần trong 2 hoặc 3 bước, theo cách thủ công hoặc bằng máy tự động. Đông lạnh chậm có thể dẫn đến tổn thương tế bào do hình thành tinh thể đá nội bào, co nguyên sinh hoặc thay đổi áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Nhằm khắc phục những nhược điểm này của đông lạnh chậm, thuỷ tinh hoá đã được đề xuất. Kỹ thuật thuỷ tinh hoá dựa trên việc đông lạnh tinh trùng bằng cách nhúng trực tiếp vào LN2 ở -196ºC. Việc này bỏ qua sự hình thành tinh thể đá nội bào. Thuỷ tinh hoá đòi hỏi tốc độ đông lạnh cực nhanh (>100.\000°C/phút), có thể ngăn ngừa sự co rút và tổn thương do sốc thẩm thấu. Phương pháp này có thể tránh được sự hình thành tinh thể đá, yêu cầu thiết bị tối thiểu, hiệu quả về thời gian và chi phí. Đây là một giải pháp thay thể đầy hứa hẹn cho phương pháp đông lạnh thông thường.
- Chất bảo vệ đông lạnh
CPA thẩm thấu là những hợp chất có trọng lượng phân tử tương đối thấp (<100g/mol), tự do xuyên màng theo thang áp suất thẩm thấu. Với khả năng hình thành liên kết hydro với nước, chất này ngăn cản sự kết tinh của tinh thể đá. Dimethyl sulfoxide (DMSO), ethylene glycol, propylene glycol (PROH) và glycerol là một trong những CPA thẩm thấu được sử dụng phổ biển nhất.
CPA không thẩm thấu là các phân tử lớn, được giữ lại ở ngoại bào. Chất này tạo thang áp suất thẩm thấu bằng cách hút nước từ môi trường nội bào và chủ yếu được sử dụng kết hợp với CPA thẩm thấu để giảm độc tính cho tế bào. Sucrose, raffinose và trehalose là những CPA không thẩm thấu được sử dụng phổ biến. Hầu như tất cả CPA được sử dụng thường quy trong đông lạnh tinh trùng đều chứa glycerol như là một chất chống sốc nhiệt, đường cho năng lượng và tối ưu hoá độ pH và độ thẩm thấu, lòng đỏ trứng cho tính lỏng và tính toàn vẹn của màng tế bào, kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn.
- Những thay đổi trong đặc điểm tinh trùng trong quá trình đông lạnh
Thay đổi dễ quan sát nhất là vùng acrosome. Có sự phân huỷ một phần hoặc toàn bộ màng và suy giảm hàm lượng acrosome. Hình dạng bất thường ở vùng thân và đuôi gia tăng đáng kể, trong đó đuôi cuộn lại là phổ biến nhất.
Thay đổi nhanh về độ thẩm thấu và hình thành tinh thể đá nội bào có thể dẫn đến thay đổi thành phần protein và carbohydrate của màng tế bào. Giảm khả năng di động và trao đổi ion, dẫn đến giảm khả năng sống và thụ tinh của tinh trùng.
Quá trình đông lạnh phá huỷ cấu trúc màng ty thể và thay đổi tính lỏng của màng, dẫn đến giải phóng ROS. ROS là tác nhân gây tổn thương tế bào, làm đứt gãy DNA mạch đơn hay đôi, gây apoptosis. Việc đông lạnh tinh trùng có tác động tiêu cực đến tính toàn vẹn DNA và gây ra sự phân mảnh do ROS. C ũng có ý kiến khác cho rằng, tính toàn vẹn DNA không bị ảnh hưởng bởi quá trình đông lạnh. Sự khác biệt có thể do phương pháp đông lạnh hoặc phương pháp đánh giá tính toàn vẹn DNA (TUNEL, SCSA, SCD, Comet).
- Các thay đổi khác sau đông lạnh tinh trùng (proteomic, transcriptomic/ epigenomic)
Đông lạnh tinh trùng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi giai đoạn sớm do tăng nguy cơ mất các bản sao và các tương tác protein. Một số bản sao có vai trò trong khả năng sinh sản của tinh trùng người, như PRM1, PRM2, PEG1/MEST, eif2S1 và ADD1 suy giảm biểu hiện sau đông lạnh.
Một số nghiên cứu về thượng di truyển cho thấy sự thay đổi trong các protein liên kết histone H1-DNA, liên kết disulfide protein-DNA và vùng khởi động vasa và cxcr4b. Có một nghiên cứu về mô hình methy hoá DNA của gene tinh trùng người, tuy nhiên, báo cáo chỉ ra không có thay đổi nào trước và sau khi đông lạnh.
- Giải pháp cho tổn thương lạnh
Các chiến lược khác nhằm giảm tổn thương lạnh cho tinh trùng như sử dụng nước nhiễm từ, cho tinh trùng thích nghi với stress trước khi đông lạnh nhằm tạo sự thích nghi và sử dụng laser công suất thấp để tác động đến chuỗi hô hấp tế bào giúp tăng sản xuất ATP trong khi giảm ROS.
- Đông lạnh tinh trùng có và không có tinh dịch
Các nghiên cứu tách tinh trùng khỏi sự bảo vệ của tinh dịch và cho thấy tác động tiêu cực của ROS lên các bào quan như DNA. Tuy nhiên, những tổn thương này được chứng minh có thể ngăn ngừa bằng cách bổ sung vào môi trường chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng bạch cầu và tinh trùng chết trong tinh dịch giải phóng ROS, ảnh hưởng đến tinh trùng trong mẫu xuất tinh khi tiếp xúc lâu dài, làm giảm độ di động và khả năng sống của tinh trùng. Do đó, ý kiến cho rằng, tinh trùng nên được tách khỏi môi trường tinh dịch càng sớm càng tốt.
- Nhân tố ảnh hưởng đến kết cục chu kỳ đông lạnh tinh trùng
Các đặc tính trước khi đông lạnh của tinh trùng ảnh hưởng đến chất lượng mẫu sau rã. Ví dụ, tinh trùng di động bất thường như asthenozoospermia và oligoasthenozoospermia được báo cáo là dễ bị tổn thương do đông lạnh. Ngoài ra, thời gian kiêng xuất tinh được chứng minh là có ảnh hưởng đến tỷ lệ tinh trùng sống sau rã. Các mẫu bất thường dễ bị tổn thương DNA trong quá trình trữ - rã, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể cao hơn và khả năng kháng lại sự biến tính do nhiệt giảm so với các mẫu tinh trùng bình thường.
Bên cạnh những yếu tố này, phương pháp đông lạnh (đông lạnh chậm hoặc thuỷ tinh hoá), sử dụng hoặc không sử dụng CPA (thẩm thấu hoặc không thẩm thấu hoặc kết hợp cả hai), nồng độ của CPA hoặc các thành phần được thêm vào có ảnh hưởng đáng kể đến kết cục trữ lạnh. Trong các quy trình khác nhau, tốc độ đông lạnh - rã đông, nhiệt độ mẫu được đưa vào LN2 và nhiệt độ bảo quản có ảnh hưởng đáng kể đến kết cục của chu kỳ trữ rã.
- Tương lai của đông lạnh tinh trùng
- Kết luận
Nguồn: Sharma, Y., & Sharma, M. (2020). Sperm cryopreservation: principles and biology. Journal of Infertility and Reproductive Biology, 8(3), 43-48
Từ khóa: đông lạnh, tinh trùng, bảo tồn khả năng sinh sản, chất bảo vệ đông lạnh, sinh học đông lạnh
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự nở rộng lại khoang phôi nang sau rã không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng ở các chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 15-10-2021
Vacxin COVID-19 đối với thai phụ và phụ nữ cho con bú: Nên hay không nên? - Ngày đăng: 13-10-2021
Sự tăng biểu hiện của ACE2, thụ thể của SARS-COV-2, ở các nang noãn vượt trội của người - Ngày đăng: 13-10-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 13-10-2021
Khả năng tiên lượng thai của hệ thống tính điểm phôi không chú thích trên cơ sở học sâu sau khi chuyển đơn phôi nang trữ - rã: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với số liệu lớn - Ngày đăng: 13-10-2021
Thuật toán KIDscoreTM D5 như một công cụ bổ sung để đánh giá hình thái học và PGT-A trong việc lựa chọn phôi: một nghiên cứu từ time-lapse - Ngày đăng: 12-10-2021
Tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lên chất lượng tinh trùng người trong quá trình trữ lạnh - Ngày đăng: 10-10-2021
Tư vấn cho phụ nữ có thai về vaccine COVID-19 - Ngày đăng: 08-10-2021
Tiêm tinh tử đầu tròn vào noãn người: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-10-2021
Phác đồ khởi động trưởng thành noãn kép là chiến lược điều trị hiệu quả ở bệnh nhân đáp ứng bình thường và cao mà không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong các chu kỳ chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 05-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK