Tin tức
on Saturday 16-10-2021 3:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Ngày nay, có nhiều lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc phơi nhiễm mãn tính với những chất gây ô nhiễm, đặc biệt là các hormone bắt chước estrogen, tuyến giáp và androgen. Những chất này được gọi là chất gây rối loạn nội tiết do ảnh hưởng đến hệ nội tiết, bằng cách bắt chước hoặc đối kháng hoạt động của các enzyme steroid. Việc tiếp xúc với những thành phần này liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, như vô sinh. Bisphenol A (BPA), một chất gây rối loạn nội tiết, gồm hai phân tử phenol và polycarbonate. Hợp chất này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm, chẳng hạn như chai nhựa, thực phẩm và đồ uống đóng gói, vật liệu cách nhiệt, đồ điện tử gia dụng… Cơ thể người có thể bị phơi nhiễm BPA thông qua hít thở, tiếp xúc qua da trong quá trình sản xuất, nhưng con đường phổ biến nhất là thông qua tiêu thụ thực phẩm và nước bị nhiễm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của BPA đối với khả năng sinh sản của người. Đây là một chất điều hoà chọn lọc thụ thể estrogen và chủ vận thụ thể estrogen, có thể liên kết với thụ thể androgen và hoạt động như một chất đối kháng của androgen ở nồng độ cao. BPA cũng có thể can thiệp vào liên kết thụ thể hormone hoàng thể hoá, dẫn đến rối loạn điều hoà quá trình sản xuất steroid của tế bào Leydig. Chất này cũng được báo cáo làm tăng biểu hiện prolactin, giảm nồng độ aromatase và thay đổi chức năng hormone tuyến giáp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ cao BPA ở nữ giới vô sinh có liên quan đến số nang noãn thứ cấp thấp, đáp ứng buồng trứng kém, số noãn thụ tinh giảm và phôi làm tổ thất bại.
Hiện nay, 30% cặp vợ chồng vô sinh là không rõ nguyên nhân. Vô sinh không rõ nguyên nhân được định nghĩa là các trường hợp không thể mang thai, mặc dù trong vòng 12 tháng, vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, không có bệnh lý nào được phát hiện trong quá trình kiểm tra nguyên nhân vô sinh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa vô sinh không rõ nguyên nhân và phơi nhiễm BPA vẫn chưa rõ ràng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá liệu nồng độ BPA trong nước tiểu, huyết thanh và dịch nang có thể ảnh hưởng đến chất lượng phôi và kết quả chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intra-cytoplasmic sperm injection - ICSI) ở nữ giới vô sinh không rõ nguyên nhân hay không.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu tiến cứu từ 04/2019 – 09/2019. Nghiên cứu gồm 82 nữ giới vô sinh không rõ nguyên nhân, từ 23 – 33 tuổi, thực hiện ICSI. Tiêu chí loại: những bệnh nhân ăn chay, hút thuốc, uống rượu, làm việc trong ngành công nghiệp nhựa, dự trữ buồng trứng thấp, vô sinh do yếu tố nam và do yếu tố nữ, mắc bệnh chuyển hoá.
Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm, gồm: bệnh nhân có thai lâm sàng và bệnh nhân không có thai lâm sàng. Các biến số và nồng độ BPA trong nước tiểu, huyết thanh và dịch nang được so sánh giữa hai nhóm. Kết quả chính là mối quan hệ giữa nồng độ BPA trong nước tiểu, huyết thanh, dịch nang với chất lượng phôi, tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, sảy thai và trẻ sinh sống. Kết quả phụ là mối quan hệ giữa nồng độ BPA và nguồn nước sử dụng.
Kết quả: Số trường hợp mang thai lâm sàng là 22/82 bệnh nhân (26,8%). Các tham số đặc điểm bệnh nhân, số noãn thu nhận, số noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, số phôi chuyển và nguồn nước sử dụng tương tự nhau ở cả hai nhóm. Chỉ có 39% trong 82 bệnh nhân sử dụng nước máy ở nhà. Ở nhóm bệnh nhân không có thai lâm sàng, 63,3% sử dụng nước đóng chai và 36,7% sử dụng nước máy.
Những bệnh nhân tiêu thụ nước máy có nồng độ BPA thấp hơn đáng kể trong cả ba loại dịch cơ thể so với bệnh nhân sử dụng nước đóng chai (P<0,001; tất cả). Bệnh nhân chuyển phôi loại 1 có nồng độ BPA trong huyết thanh và dịch nang thấp hơn những bệnh nhân chuyển phôi loại 2 (P=0,003 và P=0,041; tương ứng). Không có khác biệt tìm thấy giữa nồng độ BPA trong nước tiểu và chất lượng phôi. Nồng độ BPA trong huyết thanh và dịch nang thấp hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân có thai lâm sàng (P<0,001 và P=0,006; tương ứng) và ở nhóm bệnh nhân có trẻ sinh sống (P=0,007; tất cả). Không có mối quan hệ giữa số noãn thu nhận, noãn trưởng thành, noãn thụ tinh và giá trị BPA đo được trong ba loại dịch cơ thể.
Nghiên cứu này tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, số lượng người tham gia nghiên cứu nhỏ. Cần xem xét thêm các yếu tố như chế độ ăn uống, căng thẳng và các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF). Thứ hai, mẫu máu và nước tiểu được thu nhận đơn điểm để đo nồng độ BPA. Tuy nhiên, các mẫu đơn điểm có thể được sử dụng cho dự đoán mức độ phơi nhiễm lâu dài với BPA, do sự ổn định tương đối của các yếu tố môi trường và thói quen sử dụng.
Kết luận: Nhựa plastic, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị IVF ở nữ giới vô sinh không rõ nguyên nhân. Nồng độ cao BPA trong môi trường có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra sự thất bại trong chu kỳ điều trị IVF. Ảnh hưởng tiêu cực đã được tìm thấy giữa nồng độ BPA trong huyết thanh, dịch nang với chất lượng phôi, tỷ lệ mang thai lâm sàng và trẻ sinh sống ở những bệnh nhân này. Thêm vào đó, nồng độ BPA ở nữ giới sử dụng nước máy thấp hơn so với những người sử dụng nước đóng chai. Cần các nghiên cứu sâu hơn kiểm tra nồng độ BPA ở bệnh nhân điều trị IVF để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của BPA lên kết quả điều trị.
Nguồn: Yenigül, N. N., Dilbaz, S., Dilbaz, B., và cộng sự (2021). The effect of plastic bottled water consumption on outcomes of ICSI cycles undertaken for unexplained infertility. Reproductive BioMedicine Online.
Ngày nay, có nhiều lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc phơi nhiễm mãn tính với những chất gây ô nhiễm, đặc biệt là các hormone bắt chước estrogen, tuyến giáp và androgen. Những chất này được gọi là chất gây rối loạn nội tiết do ảnh hưởng đến hệ nội tiết, bằng cách bắt chước hoặc đối kháng hoạt động của các enzyme steroid. Việc tiếp xúc với những thành phần này liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, như vô sinh. Bisphenol A (BPA), một chất gây rối loạn nội tiết, gồm hai phân tử phenol và polycarbonate. Hợp chất này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm, chẳng hạn như chai nhựa, thực phẩm và đồ uống đóng gói, vật liệu cách nhiệt, đồ điện tử gia dụng… Cơ thể người có thể bị phơi nhiễm BPA thông qua hít thở, tiếp xúc qua da trong quá trình sản xuất, nhưng con đường phổ biến nhất là thông qua tiêu thụ thực phẩm và nước bị nhiễm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của BPA đối với khả năng sinh sản của người. Đây là một chất điều hoà chọn lọc thụ thể estrogen và chủ vận thụ thể estrogen, có thể liên kết với thụ thể androgen và hoạt động như một chất đối kháng của androgen ở nồng độ cao. BPA cũng có thể can thiệp vào liên kết thụ thể hormone hoàng thể hoá, dẫn đến rối loạn điều hoà quá trình sản xuất steroid của tế bào Leydig. Chất này cũng được báo cáo làm tăng biểu hiện prolactin, giảm nồng độ aromatase và thay đổi chức năng hormone tuyến giáp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ cao BPA ở nữ giới vô sinh có liên quan đến số nang noãn thứ cấp thấp, đáp ứng buồng trứng kém, số noãn thụ tinh giảm và phôi làm tổ thất bại.
Hiện nay, 30% cặp vợ chồng vô sinh là không rõ nguyên nhân. Vô sinh không rõ nguyên nhân được định nghĩa là các trường hợp không thể mang thai, mặc dù trong vòng 12 tháng, vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, không có bệnh lý nào được phát hiện trong quá trình kiểm tra nguyên nhân vô sinh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa vô sinh không rõ nguyên nhân và phơi nhiễm BPA vẫn chưa rõ ràng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá liệu nồng độ BPA trong nước tiểu, huyết thanh và dịch nang có thể ảnh hưởng đến chất lượng phôi và kết quả chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intra-cytoplasmic sperm injection - ICSI) ở nữ giới vô sinh không rõ nguyên nhân hay không.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu tiến cứu từ 04/2019 – 09/2019. Nghiên cứu gồm 82 nữ giới vô sinh không rõ nguyên nhân, từ 23 – 33 tuổi, thực hiện ICSI. Tiêu chí loại: những bệnh nhân ăn chay, hút thuốc, uống rượu, làm việc trong ngành công nghiệp nhựa, dự trữ buồng trứng thấp, vô sinh do yếu tố nam và do yếu tố nữ, mắc bệnh chuyển hoá.
Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm, gồm: bệnh nhân có thai lâm sàng và bệnh nhân không có thai lâm sàng. Các biến số và nồng độ BPA trong nước tiểu, huyết thanh và dịch nang được so sánh giữa hai nhóm. Kết quả chính là mối quan hệ giữa nồng độ BPA trong nước tiểu, huyết thanh, dịch nang với chất lượng phôi, tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, sảy thai và trẻ sinh sống. Kết quả phụ là mối quan hệ giữa nồng độ BPA và nguồn nước sử dụng.
Kết quả: Số trường hợp mang thai lâm sàng là 22/82 bệnh nhân (26,8%). Các tham số đặc điểm bệnh nhân, số noãn thu nhận, số noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, số phôi chuyển và nguồn nước sử dụng tương tự nhau ở cả hai nhóm. Chỉ có 39% trong 82 bệnh nhân sử dụng nước máy ở nhà. Ở nhóm bệnh nhân không có thai lâm sàng, 63,3% sử dụng nước đóng chai và 36,7% sử dụng nước máy.
Những bệnh nhân tiêu thụ nước máy có nồng độ BPA thấp hơn đáng kể trong cả ba loại dịch cơ thể so với bệnh nhân sử dụng nước đóng chai (P<0,001; tất cả). Bệnh nhân chuyển phôi loại 1 có nồng độ BPA trong huyết thanh và dịch nang thấp hơn những bệnh nhân chuyển phôi loại 2 (P=0,003 và P=0,041; tương ứng). Không có khác biệt tìm thấy giữa nồng độ BPA trong nước tiểu và chất lượng phôi. Nồng độ BPA trong huyết thanh và dịch nang thấp hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân có thai lâm sàng (P<0,001 và P=0,006; tương ứng) và ở nhóm bệnh nhân có trẻ sinh sống (P=0,007; tất cả). Không có mối quan hệ giữa số noãn thu nhận, noãn trưởng thành, noãn thụ tinh và giá trị BPA đo được trong ba loại dịch cơ thể.
Nghiên cứu này tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, số lượng người tham gia nghiên cứu nhỏ. Cần xem xét thêm các yếu tố như chế độ ăn uống, căng thẳng và các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF). Thứ hai, mẫu máu và nước tiểu được thu nhận đơn điểm để đo nồng độ BPA. Tuy nhiên, các mẫu đơn điểm có thể được sử dụng cho dự đoán mức độ phơi nhiễm lâu dài với BPA, do sự ổn định tương đối của các yếu tố môi trường và thói quen sử dụng.
Kết luận: Nhựa plastic, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị IVF ở nữ giới vô sinh không rõ nguyên nhân. Nồng độ cao BPA trong môi trường có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra sự thất bại trong chu kỳ điều trị IVF. Ảnh hưởng tiêu cực đã được tìm thấy giữa nồng độ BPA trong huyết thanh, dịch nang với chất lượng phôi, tỷ lệ mang thai lâm sàng và trẻ sinh sống ở những bệnh nhân này. Thêm vào đó, nồng độ BPA ở nữ giới sử dụng nước máy thấp hơn so với những người sử dụng nước đóng chai. Cần các nghiên cứu sâu hơn kiểm tra nồng độ BPA ở bệnh nhân điều trị IVF để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của BPA lên kết quả điều trị.
Nguồn: Yenigül, N. N., Dilbaz, S., Dilbaz, B., và cộng sự (2021). The effect of plastic bottled water consumption on outcomes of ICSI cycles undertaken for unexplained infertility. Reproductive BioMedicine Online.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Sự nở rộng lại khoang phôi nang sau rã không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng ở các chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 15-10-2021
Vacxin COVID-19 đối với thai phụ và phụ nữ cho con bú: Nên hay không nên? - Ngày đăng: 13-10-2021
Sự tăng biểu hiện của ACE2, thụ thể của SARS-COV-2, ở các nang noãn vượt trội của người - Ngày đăng: 13-10-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 13-10-2021
Khả năng tiên lượng thai của hệ thống tính điểm phôi không chú thích trên cơ sở học sâu sau khi chuyển đơn phôi nang trữ - rã: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với số liệu lớn - Ngày đăng: 13-10-2021
Thuật toán KIDscoreTM D5 như một công cụ bổ sung để đánh giá hình thái học và PGT-A trong việc lựa chọn phôi: một nghiên cứu từ time-lapse - Ngày đăng: 12-10-2021
Tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lên chất lượng tinh trùng người trong quá trình trữ lạnh - Ngày đăng: 10-10-2021
Tư vấn cho phụ nữ có thai về vaccine COVID-19 - Ngày đăng: 08-10-2021
Tiêm tinh tử đầu tròn vào noãn người: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK