Tin tức
on Friday 03-09-2021 8:35am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ trong điều trị IVF (MS- IVF) nổi lên như phương pháp kích thích buồng trứng an toàn hơn, nhờ giảm nguy cơ quá kích buồng trứng và các căng thẳng của bệnh nhân khi thực hiện điều trị so với các phác đồ kích thích buồng trứng thường quy (C- IVF). Phương pháp này cũng giúp giảm chi phí điều trị, làm cho IVF trở nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng MS- IVF có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ sinh sống của bệnh nhân. Nhưng nhiều thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên không tìm thấy sự khác biệt giữa hai phác đồ MS- IVF và C- IVF cả về tỉ lệ sinh sống (LBR) và tỉ lệ sinh sống cộng dồn (CLBR) trên những phụ nữ có đáp ứng buồng trứng kém, bình thường và cao. Các tổng quan hệ thống và phân tích gộp gần đây đã chỉ ra rằng LBR là tương đương khi sử dụng hai phác đồ MS- IVF và C- IVF hoặc sử dụng liều FSH cố định hằng ngày là 150 IU thay vì tăng liều dần dựa theo dự trữ buồng trứng.
Mục đích của các phác đồ C- IVF là tối ưu hoá số lượng noãn trên cơ sở LBR tỉ lệ thuận với số noãn thu nhận được. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, LBR trên mỗi chu kỳ sử dụng phác đồ C- IVF không tăng đáng kể sau khi thu nhận một số lượng noãn từ 7- 15 noãn. Một số nghiên cứu còn báo cáo rằng có sự suy giảm rõ rệt LBR khi chọc hút được nhiều noãn. Hầu hết các nghiên cứu này cũng quan sát thấy rằng CLBR từ chu kỳ chuyển phôi tươi và chu kỳ chuyển phôi đông lạnh tiếp tục tăng và cao hơn số noãn tối ưu cho mỗi chu kỳ. Tuy nhiên CLBR cao hơn thì tỉ lệ bệnh nhân có quá kích buồng trứng cũng tăng cao ngay cả khi sử dụng trigger GnRHa trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Các biến cố thuyên tắc huyết khối, xoắn buồng trứng và các nguy cơ khác liên quan đến quá trình chọc hút cũng được báo cáo là tăng cao khi thu nhận nhiều noãn. Bên cạnh đó, gánh nặng về chi phí điều trị khi kích thích buồng trứng để thu nhận nhiều noãn cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận về số lượng noãn tối ưu để cân bằng giữa việc tối ưu tỉ lệ sinh sống cộng dồn và giảm nguy cơ quá kích buồng trứng. Mặc dù ngày càng có nhiều mối quan tâm đến việc tối ưu hoá số lượng noãn và phôi trên toàn cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa biết được số lượng noãn để tối ưu hoá LBR và CLBR khi sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Do vậy vẫn còn những lo ngại xoay quanh phác đồ MS-IVF có mang lại một chu kỳ an toàn với chi phí thấp hơn mà vẫn tối ưu tỉ lệ thai hay không. Do đó, Adrija Kumar Datta và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ sinh sống và sinh sống cộng dồn ở những chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh ở những bệnh nhân có dự trự buồng trứng bình thường và sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xác định số lượng noãn và phôi để tối ưu hoá LBR và CLBR.
Nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm trên những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng bình thường hoặc cao, sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ ( FSH ≤ 150 IU) thực hiện chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh trong những chu kỳ tiếp theo. Nghiên cứu còn phân tích kết quả từ các chu kỳ đông lạnh phôi toàn bộ.
Trong tổng số 862 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 592 bệnh nhân chuyển phôi tươi và 270 bệnh nhân đông lạnh phôi toàn bộ. Độ tuổi của bệnh nhân dao động từ 24 đến 42 tuổi với phần lớn các chu kỳ là chuyển đơn phôi. LBR trên một lần chuyển phôi tươi là 37,5%. LBR trên mỗi lần chuyển phôi tươi ở nhóm <35 tuổi, 35- 37 tuổi, 38- 39 tuổi và 40- 42 tuổi lần lượt là 44,5%; 40,6%; 22,5% và 11,4%. CLBR trên mỗi bệnh nhân (bao gồm chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ tiếp theo) tương ứng với các nhóm tuổi trên là 42,8%; 38%; 23% và 12,5%. CLBR trên những bệnh nhân chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh, sau đó tiếp tục chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ tiếp theo, tương ứng với các nhóm tuổi trên lần lượt là 45,1%; 41,6%; 29,1% và 18,1%. Tỉ lệ song thai là 1,9%. LBR trên mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng đạt mức tối ưu là 40,3% khi chọc hút được khoảng 9 noãn, CLBR đạt mức tối ưu là 42,9% với 12 noãn. CLBR từ các chu kỳ chuyển phôi sau đông lạnh phôi toàn bộ đạt mức tối ưu là 53,1% khi thu nhận được 15- 20 noãn mặc dù dùng liều kích thích thấp và tỉ lệ này không tăng đáng kể khi thu nhận được nhiều noãn hơn. LBR trên chu kỳ chuyển phôi tươi được tối ưu hoá khi tạo được 4 phôi hoặc 2 phôi hữu dụng với tỉ lệ tương ứng là 40,8% và 43,9%. CLBR cho chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh được tối ưu hoá là 53,8% khi chu kỳ chọc hút tạo được 9 phôi và không tăng khi tạo được nhiều phôi hơn. LBR trên số lượng noãn cao nhất khi chọc hút được ít hơn 5 noãn ở những phụ nữ < 35 tuổi (11,4%), tỉ lệ này giảm khi số lượng noãn thu nhận hoặc tuổi của bệnh nhân tăng lên. LBR trên mỗi noãn từ mức 13,6% khi thu nhận 2 noãn giảm còn 2,6% khi thu nhận 10- 14 noãn. Không có trường hợp quá kích buồng trứng nặng hoặc nhập viện do quá kích buồng trứng nguyên phát và không có biến cố thuyên tắc huyết khối nào được ghi nhận trong nhóm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhận được 9 noãn hoặc 4 phôi trong một chu kỳ điều trị có thể tối ưu hoá tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ IVF sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Tỉ lệ sinh sống cộng dồn được tối ưu hoá với 12 noãn hoặc 9 phôi ở những bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng bình thường. Nghiên cứu còn cho thấy rằng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ giúp bệnh nhân an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị hơn khi không ghi nhận trường hợp quá kích buồng trứng hay có biến cố thuyên tắc huyết khối trong nghiên cứu.
Nguồn: Adrija Kumar Datta và cộng sự (2021). Oocyte or embryo number needed to optimize live birth and cumulative live birth rates in mild stimulation IVF cycles. RBMO. 10.1016/j. rbmo.2021.02.010 1472-6483.
Phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ trong điều trị IVF (MS- IVF) nổi lên như phương pháp kích thích buồng trứng an toàn hơn, nhờ giảm nguy cơ quá kích buồng trứng và các căng thẳng của bệnh nhân khi thực hiện điều trị so với các phác đồ kích thích buồng trứng thường quy (C- IVF). Phương pháp này cũng giúp giảm chi phí điều trị, làm cho IVF trở nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng MS- IVF có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ sinh sống của bệnh nhân. Nhưng nhiều thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên không tìm thấy sự khác biệt giữa hai phác đồ MS- IVF và C- IVF cả về tỉ lệ sinh sống (LBR) và tỉ lệ sinh sống cộng dồn (CLBR) trên những phụ nữ có đáp ứng buồng trứng kém, bình thường và cao. Các tổng quan hệ thống và phân tích gộp gần đây đã chỉ ra rằng LBR là tương đương khi sử dụng hai phác đồ MS- IVF và C- IVF hoặc sử dụng liều FSH cố định hằng ngày là 150 IU thay vì tăng liều dần dựa theo dự trữ buồng trứng.
Mục đích của các phác đồ C- IVF là tối ưu hoá số lượng noãn trên cơ sở LBR tỉ lệ thuận với số noãn thu nhận được. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, LBR trên mỗi chu kỳ sử dụng phác đồ C- IVF không tăng đáng kể sau khi thu nhận một số lượng noãn từ 7- 15 noãn. Một số nghiên cứu còn báo cáo rằng có sự suy giảm rõ rệt LBR khi chọc hút được nhiều noãn. Hầu hết các nghiên cứu này cũng quan sát thấy rằng CLBR từ chu kỳ chuyển phôi tươi và chu kỳ chuyển phôi đông lạnh tiếp tục tăng và cao hơn số noãn tối ưu cho mỗi chu kỳ. Tuy nhiên CLBR cao hơn thì tỉ lệ bệnh nhân có quá kích buồng trứng cũng tăng cao ngay cả khi sử dụng trigger GnRHa trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Các biến cố thuyên tắc huyết khối, xoắn buồng trứng và các nguy cơ khác liên quan đến quá trình chọc hút cũng được báo cáo là tăng cao khi thu nhận nhiều noãn. Bên cạnh đó, gánh nặng về chi phí điều trị khi kích thích buồng trứng để thu nhận nhiều noãn cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận về số lượng noãn tối ưu để cân bằng giữa việc tối ưu tỉ lệ sinh sống cộng dồn và giảm nguy cơ quá kích buồng trứng. Mặc dù ngày càng có nhiều mối quan tâm đến việc tối ưu hoá số lượng noãn và phôi trên toàn cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa biết được số lượng noãn để tối ưu hoá LBR và CLBR khi sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Do vậy vẫn còn những lo ngại xoay quanh phác đồ MS-IVF có mang lại một chu kỳ an toàn với chi phí thấp hơn mà vẫn tối ưu tỉ lệ thai hay không. Do đó, Adrija Kumar Datta và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ sinh sống và sinh sống cộng dồn ở những chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh ở những bệnh nhân có dự trự buồng trứng bình thường và sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xác định số lượng noãn và phôi để tối ưu hoá LBR và CLBR.
Nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm trên những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng bình thường hoặc cao, sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ ( FSH ≤ 150 IU) thực hiện chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh trong những chu kỳ tiếp theo. Nghiên cứu còn phân tích kết quả từ các chu kỳ đông lạnh phôi toàn bộ.
Trong tổng số 862 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 592 bệnh nhân chuyển phôi tươi và 270 bệnh nhân đông lạnh phôi toàn bộ. Độ tuổi của bệnh nhân dao động từ 24 đến 42 tuổi với phần lớn các chu kỳ là chuyển đơn phôi. LBR trên một lần chuyển phôi tươi là 37,5%. LBR trên mỗi lần chuyển phôi tươi ở nhóm <35 tuổi, 35- 37 tuổi, 38- 39 tuổi và 40- 42 tuổi lần lượt là 44,5%; 40,6%; 22,5% và 11,4%. CLBR trên mỗi bệnh nhân (bao gồm chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ tiếp theo) tương ứng với các nhóm tuổi trên là 42,8%; 38%; 23% và 12,5%. CLBR trên những bệnh nhân chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh, sau đó tiếp tục chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ tiếp theo, tương ứng với các nhóm tuổi trên lần lượt là 45,1%; 41,6%; 29,1% và 18,1%. Tỉ lệ song thai là 1,9%. LBR trên mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng đạt mức tối ưu là 40,3% khi chọc hút được khoảng 9 noãn, CLBR đạt mức tối ưu là 42,9% với 12 noãn. CLBR từ các chu kỳ chuyển phôi sau đông lạnh phôi toàn bộ đạt mức tối ưu là 53,1% khi thu nhận được 15- 20 noãn mặc dù dùng liều kích thích thấp và tỉ lệ này không tăng đáng kể khi thu nhận được nhiều noãn hơn. LBR trên chu kỳ chuyển phôi tươi được tối ưu hoá khi tạo được 4 phôi hoặc 2 phôi hữu dụng với tỉ lệ tương ứng là 40,8% và 43,9%. CLBR cho chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh được tối ưu hoá là 53,8% khi chu kỳ chọc hút tạo được 9 phôi và không tăng khi tạo được nhiều phôi hơn. LBR trên số lượng noãn cao nhất khi chọc hút được ít hơn 5 noãn ở những phụ nữ < 35 tuổi (11,4%), tỉ lệ này giảm khi số lượng noãn thu nhận hoặc tuổi của bệnh nhân tăng lên. LBR trên mỗi noãn từ mức 13,6% khi thu nhận 2 noãn giảm còn 2,6% khi thu nhận 10- 14 noãn. Không có trường hợp quá kích buồng trứng nặng hoặc nhập viện do quá kích buồng trứng nguyên phát và không có biến cố thuyên tắc huyết khối nào được ghi nhận trong nhóm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhận được 9 noãn hoặc 4 phôi trong một chu kỳ điều trị có thể tối ưu hoá tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ IVF sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ. Tỉ lệ sinh sống cộng dồn được tối ưu hoá với 12 noãn hoặc 9 phôi ở những bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng bình thường. Nghiên cứu còn cho thấy rằng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ giúp bệnh nhân an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị hơn khi không ghi nhận trường hợp quá kích buồng trứng hay có biến cố thuyên tắc huyết khối trong nghiên cứu.
Nguồn: Adrija Kumar Datta và cộng sự (2021). Oocyte or embryo number needed to optimize live birth and cumulative live birth rates in mild stimulation IVF cycles. RBMO. 10.1016/j. rbmo.2021.02.010 1472-6483.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa kết quả thụ tinh bất thường trong ICSI và các thông số tinh dịch đồ bất thường: một nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 1855 trường hợp - Ngày đăng: 03-09-2021
Kết quả ICSI trên 117 bệnh nhân có bất thường tinh trùng đuôi ngắn nghiêm trọng trong một nghiên cứu quan sát hồi cứu - Ngày đăng: 02-09-2021
Kết quả IVF cộng dồn sau khi thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn: chúng ta có nên sử dụng tinh trùng bất động cho ICSI? - Ngày đăng: 02-09-2021
TINH TRÙNG ĐẦU KIM VÀ KẾT QUẢ TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN (ICSI) - Ngày đăng: 30-08-2021
Ảnh hưởng của giai đoạn phát triển của phôi, phân loại hình thái và trạng thái nhiễm sắc thể lên tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 28-08-2021
Các yếu tố độc hại trong dịch nang ảnh hưởng bất lợi đến khả năng mang thai và trẻ sinh sống ở phụ nữ thực hiện IVF - Ngày đăng: 28-08-2021
Ảnh hưởng của hình thái phôi nang và tốc độ phát triển đối với chiến lược chuyển phôi nang loại “C” trong chu kì chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 28-08-2021
Hiệu quả lâm sàng của việc kết hợp các kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ trên những bệnh nhân beta-thalasemia/hemoglobin e. Nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 28-08-2021
Mười một trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh: Kết quả của kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội kết hợp chẩn đoán đồng thời bệnh α- và β-thalassemia - Ngày đăng: 28-08-2021
Đánh giá tác động của nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết quả thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 28-08-2021
Nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm so sánh hiệu quả giữa hệ thống thủy tinh hóa phôi mở và hệ thống kín bán tự động - Ngày đăng: 25-08-2021
Stress oxi hóa và vô sinh nam - Ngày đăng: 25-08-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK