Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 28-08-2021 3:39pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình

Thalassemia là một bệnh lý huyết học đơn gen phổ biến ở Thái Lan có khoảng 30% – 40% người lành mang gen bệnh (carriers) trên bệnh lý này. Bệnh β-thalassemia/Hemoglobin E (HbE/βthal) là dạng bệnh thalassemia phổ biến nhất ở Thái Lan, và một số quốc gia Đông Nam Á. Nguyên nhân gây ra bệnh β-thalassemia là sự đột biến bất thường trên gen mã hóa β-globin và dẫn đến giảm sản xuất (β+) hoặc mất hoàn toàn (β°) chuỗi β-globin. Alen hemoglobin E (HbE) được gây ra bởi đột biến điểm ở codon 26 của gen β-globin. Tình trạng dị hợp tử của bệnh HbE/βthal  gây ra tình trạng thiếu máu với nhiều mức độ khác nhau, từ trạng thái gần như không có triệu chứng đến thiếu máu nặng cần truyền máu thường xuyên. Hiện nay, bệnh thalassemia thể nặng có thể được chữa khỏi bằng liệu pháp tế bào gốc (stem cell transplantation – SCT). Tuy nhiên, SCT chỉ có thể thực hiện khi có sự tương hợp kháng nguyên bạch cầu (HLA) và việc điều trị này gây ra nhiều gánh nặng về kinh tế. Các biện pháp khám sàng lọc bệnh thalassemia trước sinh đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và giúp ích trong việc giảm tần suất người mang gen bệnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán trước sinh như sinh thiết gai nhau (CVS), chọc ối hoặc lấy mẫu máu cuốn rốn nếu một cặp vợ chồng được xác định có nguy cơ sinh con mắc bệnh thalassemia. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm trước sinh có thể dẫn đến quyết định bỏ thai và gây ảnh hưởng tâm lý cho gia đình.
 
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích đặc tính di truyền của phôi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh di truyền trên thai nhi. Ưu điểm của PGT so với chẩn đoán trước sinh thông thường là tránh được việc chấm dứt thai kỳ. Kỹ thuật PGT-M chẩn đoán bệnh β-thalassemia được báo cáo đầu tiên vào năm 1998, sử dụng phương pháp enzyme cắt giới hạn và điện di trên gel gradient biến tính để thực hiện phân tích đột biến. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn liên quan đến PGT-M là khả năng chẩn đoán sai do hiện tượng mất alen (Allele drop out – ADO) và nhiễm DNA ngoại lai. Hiện tại, ESHRE khuyến cáo nên sử dụng xét nghiệm đột biến gián tiếp và trực tiếp bằng cách sử dụng phân tích liên kết chuỗi lặp ngắn liền kề (Short Tandem Repeat-STR) trong PGT-M để đạt được tỷ lệ chính xác cao nhất.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành đánh giá hồi cứu về ứng dụng lâm sàng của việc sử dụng PGT-M cho các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mang bệnh HbE/βthal.
 
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu với cơ sở dữ liệu được thu thập từ tháng 01-2016 đến tháng 12-2017. Tổng cộng có 15 cặp vợ chồng là người lành mang gen bệnh HbE/βthal tham gia vào nghiên cứu với 22 chu kỳ IVF.
 
Kết quả: Tổn cộng có 106 phôi được PGT với tỷ lệ ADO là 3,89%. Sử dụng kết hợp hai phương pháp PGT-M và PGT-A, 80% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm di truyền đạt yêu cầu và có thể chuyển phôi trong hai chu kỳ đầu tiên. Tỷ lệ làm tổ là 64,29%. Độ chính xác của PGT được đánh giá bằng kết quả di truyền trước và sau sinh. Kết quả cho thấy 100% có tình trạng di truyền phù hợp với kết quả PGT. Tỉ lệ trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng mang gen bệnh HbE/βthal là 53,33%.
 
Kết luận: Kết hợp kỹ thuật PGT-M và PGT-A là một phương pháp hữu ích để ngăn ngừa bệnh HbE/βthal ở trẻ sinh ra từ những người lành mang gen bệnh.
 
Nguồn: Satirapod, C., Sukprasert, M., Panthan, B., Charoenyingwattana, A., Chitayanan, P., Chantratita, W., ... & Hongeng, S. (2019). Clinical utility of combined preimplantation genetic testing methods in couples at risk of passing on beta thalassemia/hemoglobin E disease: A retrospective review from a single center. Plos one, 14(11), e0225457.
Thalassemia là một bệnh lý huyết học đơn gen phổ biến ở Thái Lan có khoảng 30% – 40% người lành mang gen bệnh (carriers) trên bệnh lý này. Bệnh β-thalassemia/Hemoglobin E (HbE/βthal) là dạng bệnh thalassemia phổ biến nhất ở Thái Lan, và một số quốc gia Đông Nam Á. Nguyên nhân gây ra bệnh β-thalassemia là sự đột biến bất thường trên gen mã hóa β-globin và dẫn đến giảm sản xuất (β+) hoặc mất hoàn toàn (β°) chuỗi β-globin. Alen hemoglobin E (HbE) được gây ra bởi đột biến điểm ở codon 26 của gen β-globin. Tình trạng dị hợp tử của bệnh HbE/βthal  gây ra tình trạng thiếu máu với nhiều mức độ khác nhau, từ trạng thái gần như không có triệu chứng đến thiếu máu nặng cần truyền máu thường xuyên. Hiện nay, bệnh thalassemia thể nặng có thể được chữa khỏi bằng liệu pháp tế bào gốc (stem cell transplantation – SCT). Tuy nhiên, SCT chỉ có thể thực hiện khi có sự tương hợp kháng nguyên bạch cầu (HLA) và việc điều trị này gây ra nhiều gánh nặng về kinh tế. Các biện pháp khám sàng lọc bệnh thalassemia trước sinh đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và giúp ích trong việc giảm tần suất người mang gen bệnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán trước sinh như sinh thiết gai nhau (CVS), chọc ối hoặc lấy mẫu máu cuốn rốn nếu một cặp vợ chồng được xác định có nguy cơ sinh con mắc bệnh thalassemia. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm trước sinh có thể dẫn đến quyết định bỏ thai và gây ảnh hưởng tâm lý cho gia đình.
 
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích đặc tính di truyền của phôi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh di truyền trên thai nhi. Ưu điểm của PGT so với chẩn đoán trước sinh thông thường là tránh được việc chấm dứt thai kỳ. Kỹ thuật PGT-M chẩn đoán bệnh β-thalassemia được báo cáo đầu tiên vào năm 1998, sử dụng phương pháp enzyme cắt giới hạn và điện di trên gel gradient biến tính để thực hiện phân tích đột biến. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn liên quan đến PGT-M là khả năng chẩn đoán sai do hiện tượng mất alen (Allele drop out – ADO) và nhiễm DNA ngoại lai. Hiện tại, ESHRE khuyến cáo nên sử dụng xét nghiệm đột biến gián tiếp và trực tiếp bằng cách sử dụng phân tích liên kết chuỗi lặp ngắn liền kề (Short Tandem Repeat-STR) trong PGT-M để đạt được tỷ lệ chính xác cao nhất.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành đánh giá hồi cứu về ứng dụng lâm sàng của việc sử dụng PGT-M cho các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mang bệnh HbE/βthal.
 
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu với cơ sở dữ liệu được thu thập từ tháng 01-2016 đến tháng 12-2017. Tổng cộng có 15 cặp vợ chồng là người lành mang gen bệnh HbE/βthal tham gia vào nghiên cứu với 22 chu kỳ IVF.
 
Kết quả: Tổn cộng có 106 phôi được PGT với tỷ lệ ADO là 3,89%. Sử dụng kết hợp hai phương pháp PGT-M và PGT-A, 80% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm di truyền đạt yêu cầu và có thể chuyển phôi trong hai chu kỳ đầu tiên. Tỷ lệ làm tổ là 64,29%. Độ chính xác của PGT được đánh giá bằng kết quả di truyền trước và sau sinh. Kết quả cho thấy 100% có tình trạng di truyền phù hợp với kết quả PGT. Tỉ lệ trẻ sinh sống ở các cặp vợ chồng mang gen bệnh HbE/βthal là 53,33%.
 
Kết luận: Kết hợp kỹ thuật PGT-M và PGT-A là một phương pháp hữu ích để ngăn ngừa bệnh HbE/βthal ở trẻ sinh ra từ những người lành mang gen bệnh.
 
Nguồn: Satirapod, C., Sukprasert, M., Panthan, B., Charoenyingwattana, A., Chitayanan, P., Chantratita, W., ... & Hongeng, S. (2019). Clinical utility of combined preimplantation genetic testing methods in couples at risk of passing on beta thalassemia/hemoglobin E disease: A retrospective review from a single center. Plos one, 14(11), e0225457.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Stress oxi hóa và vô sinh nam - Ngày đăng: 25-08-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK