Tin tức
on Saturday 28-08-2021 3:33pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Đại dịch coronavirus 2019 (COVID-19), do nhiễm virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2), là một đại dịch bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và lan rộng khắp thế giới. Virus này không chỉ gây ra các bệnh hô hấp nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, bao gồm thận, não và gan. Vì thế, những cơ quan như tinh hoàn và buồng trứng cũng có khả năng bị nhiễm virus. Một số nghiên cứu đã phát hiện, ở nam giới nhiễm bệnh, các thông số tinh dịch bị thay đổi và có nồng độ cao hormone hoàng thể hoá (luteinizing hormone - LH) trong huyết thanh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác nhấn mạnh về khả năng nhiễm SARS-CoV-2 có thể làm suy giảm chức năng của tinh trùng và noãn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiễm SARS-CoV-2 đối với khả năng sinh sản và kết quả thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) và các công nghệ hỗ trợ sinh sản khác (assisted reproductive technology - ART) vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết cục điều trị ART.
Phương pháp:
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm, thu thập dữ liệu điều trị IVF/ICSI từ 05/2020 – 02/2021 tại trung tâm IVF lớn nhất ở Vũ Hán, nơi trường hợp COVID-19 đầu tiên được báo cáo. Các tiêu chí loại trừ gồm: thiếu thông tin quan trọng, mất dấu, chu kỳ xin noãn, trữ noãn, nam giới tiền căn nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân thực hiện IVF được xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 trong huyết thanh và xét nghiệm PCR phát hiện SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần: vào lần đầu đến trung tâm, trước khi kích thích buồng trứng và trước khi chọc hút noãn. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: IgG/IgM - (đối chứng, n =195) và IgG/IgM + (nghiên cứu, n =65). Toàn bộ quy trình IVF cho bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể SARS-CoV-2 trong huyết thanh được xử lý ở một không gian độc lập, phôi được trữ lạnh trong một thùng nito lỏng riêng biệt.
Kết quả:
Đặc điểm lâm sàng: Bệnh nhân nữ trong nhóm đối chứng có chỉ số BMI cao hơn (P=0,034) và trải qua ít thủ thuật IVF/ICSI hơn (P=0,021) so với bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, mặc dù có kết quả tương tự về độ tuổi, thời gian vô sinh, nguyên nhân vô sinh, phác đồ kích thích buồng trứng. Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được chẩn đoán từ 01-03/2020, 69,2% (n=45) là bệnh nhân không có triệu chứng và 30,8% (n=20) bệnh nhân có triệu chứng nhẹ (sốt, ho hoặc đau họng, nhưng không có bất kỳ thay đổi nào về X quang của phổi).
Đánh giá khả năng sinh sản: không có sự khác biệt giữa các nhóm về nồng độ FSH, AMH trong huyết thanh, chỉ số AFC, liều lượng và thời gian sử dụng gonadotropin, số lượng nang lớn và số noãn thu nhận được.
Kết quả labo: tỷ lệ noãn trưởng thành, noãn bị tổn thương, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi phân chia không có sự khác biệt giữa các nhóm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ tạo phôi nang thấp hơn so với nhóm đối chứng (67,9% so với 61,2%; P=0,02)
Kết quả lâm sàng sau chuyển phôi: Bệnh nhân nữ với tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có kết quả lâm sàng tương tự với bệnh nhân nữ không nhiễm bệnh. Tỷ lệ thai sinh hóa (5,5% so với 3,1%), tỷ lệ sẩy thai sớm (1,9% so với 7,%), tỷ lệ thai lâm sàng (49,1% so với 43,8%) và tỷ lệ làm tổ (45,2 so với 40%) không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm.
SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ thông qua thụ thể ACE2. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng tinh trùng, noãn, phôi người không có thụ thể quan trọng này. Vì thế, xác suất lây nhiễm virus cho giao tử rất thấp trong quy trình IVF. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy vai trò đáng kể của stress oxy hoá trong nhiễm SARS-CoV-2 ở cấp độ phân tử, có thể kích hoạt các cơ chế gây bệnh đối với khả năng sinh sản nữ giới, làm thay đổi di truyền biểu sinh của noãn và tác động tiêu cực đến chất lượng noãn. Điều này có thể giải thích nguyên nhân tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm nghiên cứu thấp hơn so với nhóm đối chứng, mặc các kết quả ART khác tương đương giữa hai nhóm. Tuy nhiên, thụ thể ACE2 đã được báo cáo là có hiện diện trong các nang trội ở chuột, buồng trứng và tế bào mầm ở người. Do đó, không thể loại trừ ảnh hưởng bất lợi của virus lên phôi thông qua các tác động gián tiếp.
Kết luận: Nghiên cứu thu thập dữ liệu IVF của những bệnh nhân nữ có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, so sánh với dữ liệu các cặp vợ chồng không bị nhiễm trong cùng khoảng thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới có tiền sử nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ không bị tác động tiêu cực đến kết quả điều trị IVF, mặc dù tỷ lệ hình thành phôi nang thấp hơn. Sự khác biệt nhỏ về tỷ lệ hình thành phôi nang cần được xem xét liệu có ảnh hưởng tiềm ẩn đến các thay đổi di truyền biểu sinh hay không. Do đó, cần một cỡ mẫu lớn để kiểm tra kết quả, cũng như theo dõi chặt chẽ kết quả mang thai và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, cần xem xét và nghiên cứu thêm tác động của nhiễm SARS-CoV-2 ở mức độ vừa hoặc nặng lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết quả IVF.
Nguồn: Wang, M., Yang, Q., Ren, X., và cộng sự. 2021. Investigating the impact of asymptomatic or mild SARS-CoV-2 infection on female fertility and in vitro fertilization outcomes: A retrospective cohort study. EClinicalMedicine, 38, 101013.
Đại dịch coronavirus 2019 (COVID-19), do nhiễm virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2), là một đại dịch bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và lan rộng khắp thế giới. Virus này không chỉ gây ra các bệnh hô hấp nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, bao gồm thận, não và gan. Vì thế, những cơ quan như tinh hoàn và buồng trứng cũng có khả năng bị nhiễm virus. Một số nghiên cứu đã phát hiện, ở nam giới nhiễm bệnh, các thông số tinh dịch bị thay đổi và có nồng độ cao hormone hoàng thể hoá (luteinizing hormone - LH) trong huyết thanh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác nhấn mạnh về khả năng nhiễm SARS-CoV-2 có thể làm suy giảm chức năng của tinh trùng và noãn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiễm SARS-CoV-2 đối với khả năng sinh sản và kết quả thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) và các công nghệ hỗ trợ sinh sản khác (assisted reproductive technology - ART) vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết cục điều trị ART.
Phương pháp:
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm, thu thập dữ liệu điều trị IVF/ICSI từ 05/2020 – 02/2021 tại trung tâm IVF lớn nhất ở Vũ Hán, nơi trường hợp COVID-19 đầu tiên được báo cáo. Các tiêu chí loại trừ gồm: thiếu thông tin quan trọng, mất dấu, chu kỳ xin noãn, trữ noãn, nam giới tiền căn nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân thực hiện IVF được xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 trong huyết thanh và xét nghiệm PCR phát hiện SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần: vào lần đầu đến trung tâm, trước khi kích thích buồng trứng và trước khi chọc hút noãn. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: IgG/IgM - (đối chứng, n =195) và IgG/IgM + (nghiên cứu, n =65). Toàn bộ quy trình IVF cho bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể SARS-CoV-2 trong huyết thanh được xử lý ở một không gian độc lập, phôi được trữ lạnh trong một thùng nito lỏng riêng biệt.
Kết quả:
Đặc điểm lâm sàng: Bệnh nhân nữ trong nhóm đối chứng có chỉ số BMI cao hơn (P=0,034) và trải qua ít thủ thuật IVF/ICSI hơn (P=0,021) so với bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, mặc dù có kết quả tương tự về độ tuổi, thời gian vô sinh, nguyên nhân vô sinh, phác đồ kích thích buồng trứng. Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được chẩn đoán từ 01-03/2020, 69,2% (n=45) là bệnh nhân không có triệu chứng và 30,8% (n=20) bệnh nhân có triệu chứng nhẹ (sốt, ho hoặc đau họng, nhưng không có bất kỳ thay đổi nào về X quang của phổi).
Đánh giá khả năng sinh sản: không có sự khác biệt giữa các nhóm về nồng độ FSH, AMH trong huyết thanh, chỉ số AFC, liều lượng và thời gian sử dụng gonadotropin, số lượng nang lớn và số noãn thu nhận được.
Kết quả labo: tỷ lệ noãn trưởng thành, noãn bị tổn thương, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi phân chia không có sự khác biệt giữa các nhóm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ tạo phôi nang thấp hơn so với nhóm đối chứng (67,9% so với 61,2%; P=0,02)
Kết quả lâm sàng sau chuyển phôi: Bệnh nhân nữ với tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có kết quả lâm sàng tương tự với bệnh nhân nữ không nhiễm bệnh. Tỷ lệ thai sinh hóa (5,5% so với 3,1%), tỷ lệ sẩy thai sớm (1,9% so với 7,%), tỷ lệ thai lâm sàng (49,1% so với 43,8%) và tỷ lệ làm tổ (45,2 so với 40%) không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm.
SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ thông qua thụ thể ACE2. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng tinh trùng, noãn, phôi người không có thụ thể quan trọng này. Vì thế, xác suất lây nhiễm virus cho giao tử rất thấp trong quy trình IVF. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy vai trò đáng kể của stress oxy hoá trong nhiễm SARS-CoV-2 ở cấp độ phân tử, có thể kích hoạt các cơ chế gây bệnh đối với khả năng sinh sản nữ giới, làm thay đổi di truyền biểu sinh của noãn và tác động tiêu cực đến chất lượng noãn. Điều này có thể giải thích nguyên nhân tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm nghiên cứu thấp hơn so với nhóm đối chứng, mặc các kết quả ART khác tương đương giữa hai nhóm. Tuy nhiên, thụ thể ACE2 đã được báo cáo là có hiện diện trong các nang trội ở chuột, buồng trứng và tế bào mầm ở người. Do đó, không thể loại trừ ảnh hưởng bất lợi của virus lên phôi thông qua các tác động gián tiếp.
Kết luận: Nghiên cứu thu thập dữ liệu IVF của những bệnh nhân nữ có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, so sánh với dữ liệu các cặp vợ chồng không bị nhiễm trong cùng khoảng thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới có tiền sử nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ không bị tác động tiêu cực đến kết quả điều trị IVF, mặc dù tỷ lệ hình thành phôi nang thấp hơn. Sự khác biệt nhỏ về tỷ lệ hình thành phôi nang cần được xem xét liệu có ảnh hưởng tiềm ẩn đến các thay đổi di truyền biểu sinh hay không. Do đó, cần một cỡ mẫu lớn để kiểm tra kết quả, cũng như theo dõi chặt chẽ kết quả mang thai và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, cần xem xét và nghiên cứu thêm tác động của nhiễm SARS-CoV-2 ở mức độ vừa hoặc nặng lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết quả IVF.
Nguồn: Wang, M., Yang, Q., Ren, X., và cộng sự. 2021. Investigating the impact of asymptomatic or mild SARS-CoV-2 infection on female fertility and in vitro fertilization outcomes: A retrospective cohort study. EClinicalMedicine, 38, 101013.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm so sánh hiệu quả giữa hệ thống thủy tinh hóa phôi mở và hệ thống kín bán tự động - Ngày đăng: 25-08-2021
Stress oxi hóa và vô sinh nam - Ngày đăng: 25-08-2021
Resolvin E1 trong dịch nang là dấu ấn sinh học tiềm năng và cải thiện sự phát triển của noãn nhờ tối ưu tế bào cumulus - Ngày đăng: 24-08-2021
Noãn ngừng trưởng thành do đột biến PATL2 dẫn đến vô sinh nữ - Ngày đăng: 24-08-2021
Mối quan hệ giữa phân loại hình thái phôi và tỷ lệ làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 24-08-2021
HỆ THỐNG ĐIỂM PHÂN LOẠI TIỀN NHÂN CẢI THIỆN VIỆC TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG LÀM TỔ THÀNH CÔNG CỦA PHÔI TRONG CÁC CHU KỲ ICSI - Ngày đăng: 24-08-2021
Cơ chế cố định các hạt vỏ ở vùng rìa màng bào tương noãn trước khi xuất bào để ngăn sự đa thụ tinh - Ngày đăng: 24-08-2021
ICSI tạo ra nhiều phôi nang hữu dụng hơn IVF – các kết quả từ một nghiên cứu chia noãn và định nghĩa một KPI mới - Ngày đăng: 24-08-2021
Có nên tiếp tục chuyển phôi ở giai đoạn phân chia? - Ngày đăng: 20-08-2021
Mối quan hệ giữa kích thước nang noãn và khả năng phát triển của noãn khi kích thích buồng trứng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 17-08-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK