Tin tức
on Tuesday 17-08-2021 9:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technologies - ART) đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị vô sinh hơn 30 năm qua. Số chu kỳ điều trị ART tăng mạnh qua từng năm. Việc kích thích buồng trứng có kiểm soát (Controlled ovarian hyperstimulation - COH) với gonadotropin ngoại sinh được sử dụng phổ biến trong thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF). Gonadotropin ngoại sinh duy trì nồng độ cao hormone kích thích nang noãn (Follicle stimulating hormone - FSH), kích thích sự phát triển của nhiều nang noãn, giúp thu nhận nhiều noãn và do đó, tạo được nhiều phôi trong chu kỳ IVF. Tuy nhiên, không phải tất cả các nang noãn đều có sự phát triển đồng bộ như nhau. Bên cạnh đó, sự trưởng thành của noãn diễn ra trong suốt quá trình phát triển nang noãn dưới sự tác động của FSH. Do đó, khả năng phát triển của noãn trong COH phụ thuộc vào kích thước nang noãn.
Các báo cáo trước đây cho thấy, tỷ lệ thu nhận noãn ở các nang kích thước nhỏ thấp hơn so với các nang kích thước lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa kích thước nang và khả năng phát triển của noãn vẫn còn nhiều tranh cãi. Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về đặc điểm bệnh nhân, chỉ định thực hiện (IVF cổ điển hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn [intracytoplasmic sperm injection – ICSI]) và việc đánh giá khả năng phát triển. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là nuôi cấy riêng lẻ các noãn được chọc hút và ghi nhận mối quan hệ giữa kích thước nang so với sự phát triển noãn từ các bệnh nhân thực hiện IVF cổ điển hoặc ICSI.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm trên 176 bệnh nhân vô sinh, được thực hiện từ 06/2014 – 06/2020. Mỗi nang được ghi nhận kích thước trước khi chọc hút và phân thành ba nhóm theo đường kính, gồm: nhóm nang lớn (≥ 18 mm), nang trung bình (13-17 mm) và nang nhỏ (≤ 12). Mỗi nang được chọc hút riêng biệt và mỗi noãn thu nhận được nuôi cấy đơn. Các bệnh nhân điều trị trước năm 2017 được chỉ định thực hiện IVF cổ điển. Với các bệnh nhân điều trị từ năm 2017, ICSI được áp dụng cho những bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam nặng và tiền sử thất bại thụ tinh.
Kết quả: Tổng cộng thu nhận được 1482 noãn từ 3377 nang. Trong đó, tỷ lệ thu nhận noãn có sự khác biệt giữa ba nhóm nang nhỏ, nang trung bình, nang lớn, lần lượt là 25,8%, 51,3%, 56,5% (P<0,05).
Đối với nhóm thực hiện IVF cổ điển, tỷ lệ thụ tinh của noãn từ nang nhỏ và trung bình thấp hơn đáng kể so với noãn từ nang lớn (53,7% và 56,9% so với 66,3%; P<0,05). Kích thước nang không ảnh hưởng đến tỷ lệ hình thành phôi nang (lần lượt là 27,5%, 25,6%, 35,7%) và tỷ lệ thai lâm sàng (lần lượt là 17,9%, 18,8%, 11,9%).
Đối với nhóm thực hiện ICSI, tỷ lệ noãn trưởng thành từ các nang nhỏ thấp hơn đáng kể so với noãn từ các nang trung bình và nang lớn ( 62,5% so với 75,3% và 80,4%; P<0,05). Vì chỉ có noãn trưởng thành được thực hiện ICSI, tỷ lệ thụ tinh không có khác biệt đáng kể giữa các nhóm (lần lượt là 80,0%, 77,2%, 77,4%). Ngoài ra, kích thước nang không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ hình thành phôi nang (lần lượt là 42,2%, 39,1%, 33,7%) và tỷ lệ thai lâm sàng (lần lượt là 9,1%, 9,1%, 13,8%).
Bằng cách nuôi cấy và theo dõi từng noãn, nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển của noãn đã thụ tinh trong cả IVF cổ điển và ICSI đều không liên quan đến kích thước nang noãn. Mặc dù các nang nhỏ chứa ít noãn trưởng thành hơn so với nang lớn, những noãn trưởng thành này vẫn có khả năng phát triển thành phôi nang tương tự so với noãn trưởng thành từ nang lớn.
Trong nghiên cứu, tỷ lệ thu nhận noãn từ các nang nhỏ thấp hơn đáng kể so với nang lớn. Điều nay do khác biệt trong sự gắn kết phức hợp noãn – tế bào hạt (cumulus oocyte complex – COC) với thành nang giữa nang nhỏ và nang lớn. Cụm COC gắn chặt vào thành nang ở nang nhỏ. Khi nang phát triển, cụm COC nhô ra phía hốc nang. Do đó, cụm COC trong các nang lớn dễ tách ra khỏi thành nang bằng cách chọc hút hơn so với những nang nhỏ. Trong nhóm chỉ định thực hiện ICSI, tỷ lệ thụ tinh không bị ảnh hưởng bởi kích thước nang noãn. Do noãn trong quy trình ICSI được thực hiện tách lớp tế bào hạt để tiêm tinh trùng, điều này giúp quan sát sự trưởng thành noãn. Tỷ lệ thụ tinh của noãn từ các nang nhỏ trong IVF cổ điển giảm, có thể do tỷ lệ noãn trưởng thành thấp hơn. Vì vậy, noãn từ các nang nhỏ có khả năng thụ tinh tương tự so với noãn từ những nang lớn nếu chúng đã trưởng thành và có thể phát triển thành phôi nang như noãn từ nang lớn. Bên cạnh đó, không chỉ tỷ lệ hình thành phôi nang mà tỷ lệ thai lâm sàng cũng không có sự khác biệt giữa noãn đã thụ tinh từ những nang có kích thước khác nhau.
Kết luận: Mặc dù tỷ lệ thụ tinh trong nhóm IVF cổ điển thấp ở các noãn từ những nang nhỏ, do tỷ lệ noãn trưởng thành thấp hơn, nhưng tiềm năng phát triển của những noãn này tương đương với noãn từ nang lớn nếu chúng được thụ tinh. Trong ICSI, tiềm năng phát triển của noãn trưởng thành không liên quan đến kích thước nang. Do đó, nên chọc hút cả các nang nhỏ trong COH.
Nguồn: Tamura I., Kawamoto‐Jozaki M., Fujimura T., và cộng sự (2021); Relationship between follicular size and developmental capacity of oocytes under controlled ovarian hyperstimulation in assisted reproductive technologies. Reproductive Medicine and Biology.
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technologies - ART) đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị vô sinh hơn 30 năm qua. Số chu kỳ điều trị ART tăng mạnh qua từng năm. Việc kích thích buồng trứng có kiểm soát (Controlled ovarian hyperstimulation - COH) với gonadotropin ngoại sinh được sử dụng phổ biến trong thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF). Gonadotropin ngoại sinh duy trì nồng độ cao hormone kích thích nang noãn (Follicle stimulating hormone - FSH), kích thích sự phát triển của nhiều nang noãn, giúp thu nhận nhiều noãn và do đó, tạo được nhiều phôi trong chu kỳ IVF. Tuy nhiên, không phải tất cả các nang noãn đều có sự phát triển đồng bộ như nhau. Bên cạnh đó, sự trưởng thành của noãn diễn ra trong suốt quá trình phát triển nang noãn dưới sự tác động của FSH. Do đó, khả năng phát triển của noãn trong COH phụ thuộc vào kích thước nang noãn.
Các báo cáo trước đây cho thấy, tỷ lệ thu nhận noãn ở các nang kích thước nhỏ thấp hơn so với các nang kích thước lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa kích thước nang và khả năng phát triển của noãn vẫn còn nhiều tranh cãi. Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về đặc điểm bệnh nhân, chỉ định thực hiện (IVF cổ điển hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn [intracytoplasmic sperm injection – ICSI]) và việc đánh giá khả năng phát triển. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là nuôi cấy riêng lẻ các noãn được chọc hút và ghi nhận mối quan hệ giữa kích thước nang so với sự phát triển noãn từ các bệnh nhân thực hiện IVF cổ điển hoặc ICSI.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm trên 176 bệnh nhân vô sinh, được thực hiện từ 06/2014 – 06/2020. Mỗi nang được ghi nhận kích thước trước khi chọc hút và phân thành ba nhóm theo đường kính, gồm: nhóm nang lớn (≥ 18 mm), nang trung bình (13-17 mm) và nang nhỏ (≤ 12). Mỗi nang được chọc hút riêng biệt và mỗi noãn thu nhận được nuôi cấy đơn. Các bệnh nhân điều trị trước năm 2017 được chỉ định thực hiện IVF cổ điển. Với các bệnh nhân điều trị từ năm 2017, ICSI được áp dụng cho những bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam nặng và tiền sử thất bại thụ tinh.
Kết quả: Tổng cộng thu nhận được 1482 noãn từ 3377 nang. Trong đó, tỷ lệ thu nhận noãn có sự khác biệt giữa ba nhóm nang nhỏ, nang trung bình, nang lớn, lần lượt là 25,8%, 51,3%, 56,5% (P<0,05).
Đối với nhóm thực hiện IVF cổ điển, tỷ lệ thụ tinh của noãn từ nang nhỏ và trung bình thấp hơn đáng kể so với noãn từ nang lớn (53,7% và 56,9% so với 66,3%; P<0,05). Kích thước nang không ảnh hưởng đến tỷ lệ hình thành phôi nang (lần lượt là 27,5%, 25,6%, 35,7%) và tỷ lệ thai lâm sàng (lần lượt là 17,9%, 18,8%, 11,9%).
Đối với nhóm thực hiện ICSI, tỷ lệ noãn trưởng thành từ các nang nhỏ thấp hơn đáng kể so với noãn từ các nang trung bình và nang lớn ( 62,5% so với 75,3% và 80,4%; P<0,05). Vì chỉ có noãn trưởng thành được thực hiện ICSI, tỷ lệ thụ tinh không có khác biệt đáng kể giữa các nhóm (lần lượt là 80,0%, 77,2%, 77,4%). Ngoài ra, kích thước nang không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ hình thành phôi nang (lần lượt là 42,2%, 39,1%, 33,7%) và tỷ lệ thai lâm sàng (lần lượt là 9,1%, 9,1%, 13,8%).
Bằng cách nuôi cấy và theo dõi từng noãn, nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển của noãn đã thụ tinh trong cả IVF cổ điển và ICSI đều không liên quan đến kích thước nang noãn. Mặc dù các nang nhỏ chứa ít noãn trưởng thành hơn so với nang lớn, những noãn trưởng thành này vẫn có khả năng phát triển thành phôi nang tương tự so với noãn trưởng thành từ nang lớn.
Trong nghiên cứu, tỷ lệ thu nhận noãn từ các nang nhỏ thấp hơn đáng kể so với nang lớn. Điều nay do khác biệt trong sự gắn kết phức hợp noãn – tế bào hạt (cumulus oocyte complex – COC) với thành nang giữa nang nhỏ và nang lớn. Cụm COC gắn chặt vào thành nang ở nang nhỏ. Khi nang phát triển, cụm COC nhô ra phía hốc nang. Do đó, cụm COC trong các nang lớn dễ tách ra khỏi thành nang bằng cách chọc hút hơn so với những nang nhỏ. Trong nhóm chỉ định thực hiện ICSI, tỷ lệ thụ tinh không bị ảnh hưởng bởi kích thước nang noãn. Do noãn trong quy trình ICSI được thực hiện tách lớp tế bào hạt để tiêm tinh trùng, điều này giúp quan sát sự trưởng thành noãn. Tỷ lệ thụ tinh của noãn từ các nang nhỏ trong IVF cổ điển giảm, có thể do tỷ lệ noãn trưởng thành thấp hơn. Vì vậy, noãn từ các nang nhỏ có khả năng thụ tinh tương tự so với noãn từ những nang lớn nếu chúng đã trưởng thành và có thể phát triển thành phôi nang như noãn từ nang lớn. Bên cạnh đó, không chỉ tỷ lệ hình thành phôi nang mà tỷ lệ thai lâm sàng cũng không có sự khác biệt giữa noãn đã thụ tinh từ những nang có kích thước khác nhau.
Kết luận: Mặc dù tỷ lệ thụ tinh trong nhóm IVF cổ điển thấp ở các noãn từ những nang nhỏ, do tỷ lệ noãn trưởng thành thấp hơn, nhưng tiềm năng phát triển của những noãn này tương đương với noãn từ nang lớn nếu chúng được thụ tinh. Trong ICSI, tiềm năng phát triển của noãn trưởng thành không liên quan đến kích thước nang. Do đó, nên chọc hút cả các nang nhỏ trong COH.
Nguồn: Tamura I., Kawamoto‐Jozaki M., Fujimura T., và cộng sự (2021); Relationship between follicular size and developmental capacity of oocytes under controlled ovarian hyperstimulation in assisted reproductive technologies. Reproductive Medicine and Biology.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điểm số động học hình thái phôi có liên quan với các dấu ấn sinh học cho tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi - Ngày đăng: 17-08-2021
Phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền căn ung thư tuyến giáp: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 14-08-2021
Kết quả thai ở lần đầu tiên điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên 7678 bệnh nhân - Ngày đăng: 14-08-2021
Thực hiện IVF/ICSI nhiều lần có thể bù đắp cho sự suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên theo tuổi tác hay không? Ước lượng tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi - Ngày đăng: 14-08-2021
Vị trí của phôi trong tử cung trong quy trình chuyển phôi: Mô hình mô phỏng in vitro - Ngày đăng: 14-08-2021
CHỈNH SỬA VẬT LIỆU DI TRUYỀN PHÔI NGƯỜI: HY VỌNG HAY LO LẮNG? - Ngày đăng: 14-08-2021
NGUY CƠ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT (EDCs.): MỘT PHÂN TÍCH GỘP 30 NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC - Ngày đăng: 14-08-2021
Cách giảm thiểu tác hại tiềm ẩn của ánh sáng lên sự phát triển phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Động học hình thái và tiềm năng phát triển lên phôi nang của hợp tử một tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 08-08-2021
Nồng độ melatonin và sự biểu hiện tương đối của microRNA trong môi trường dịch nang ở những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK