Tin tức
on Saturday 14-08-2021 1:46pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2016 thì có đến 90 triệu cặp vợ chồng có khả năng sinh con thứ hai. Tuy nhiên, trong số họ có đến 60% phụ nữ lớn tuổi (Advanced maternal age -AMA) trên 35 tuổi và hơn một nửa là trên 40 tuổi. Đây cũng là tình trạng toàn cầu khi phụ nữ trên 35 tuổi trải qua các phương pháp IVF/ICSI là nhóm điều trị tăng nhanh nhất. Tuy nhiên, sự suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác liệu có thể bù đắp lại bằng IVF/ICSI hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuổi tác là một yếu tố quyết định đến chất lượng và số lượng noãn thu được mà IVF/ICSI cũng là một thủ thuật tốn kém và không được bảo hiểm chi trả. Do đó, để các bác sĩ có thể tư vấn chính xác về khả năng thành công trước khi điều trị cần có dữ liệu ước tính hiệu quả của IVF với phụ nữ AMA.
Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (Cumulative live birth rate – CLBR) là cơ hội có trẻ sinh sống qua nhiều lần kích thích buồng trứng liên tiếp, bao gồm cả chuyển phôi tươi và phôi trữ. Do đó, nó đặc biệt phù hợp với các cặp vợ chồng AMA vì họ có thể thực hiện nhiều chu kỳ IVF/ICSI. Tuy nhiên, ở độ tuổi nào mà CLBR giảm mạnh và độ tuổi nào là quá lớn tuổi để điều trị IVF/ICSI hiện vẫn còn nhiều tranh luận. Bên cạnh tuổi thì dự trữ buồng trứng là một biến số thiết yếu hiếm khi được phân tích trong các mô hình tiên lượng. Do đó, Gu F và cộng sự (2021) đã sử dụng tiêu chuẩn POSEIDON (Patient-Oriented Strategies Encompassing IndividualizeD Oocyte Number - Chiến lược định hướng bệnh nhân, cá thể hóa số lượng noãn), một mô hình phân loại kết hợp tuổi, dấu hiệu dự trữ buồng trứng và đáp ứng ở chu kỳ kích thích buồng trứng trước để có thể tiên lượng cho bệnh nhân AMA. Nghiên cứu đã đánh giá các CLBR ước lượng qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ AMA người Trung Quốc được phân chia theo độ tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu các kết quả điều trị IVF/ICSI từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 11 năm 2015 của những người phụ nữ trên 35 tuổi và được thu thập kết quả sinh bé đến tháng 5 năm 2017. Những chu kỳ PGT, hiến phôi cho ngân hàng hoặc bảo tồn khả năng sinh sản được loại trừ khỏi nghiên cứu. Bệnh nhân được phân thành 4 nhóm tuổi: 35 – 37 tuổi, 38 – 39 tuổi, 40 – 42 tuổi và ≥43 tuổi. Đồng thời, để hiểu được tác động của dự trữ buồng trứng với kết quả IVF/ICSI, tác giả phân nhóm theo số lượng nang noãn (Antral follicle count – AFC) và số lượng noãn thu được trong chu kỳ đầu tiên theo tiêu chuẩn POSEIDON. Bệnh nhân có tuổi ≥ 35, AFC ≥ 5 và số noãn thu được ≤9 là POSEIDON nhóm 2. Bệnh nhân có tuổi ≥ 35 và AFC < 5 là POSEIDON nhóm 4. Những phụ nữ có số noãn thu được >9 được xác định là nhóm không POSEIDON.
Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng :Trong tổng số 3486 phụ nữ AMA trải qua 5088 chu kỳ IVF/ICSI bao gồm: 1931 phụ nữ 35 – 37 tuổi, 772 phụ nữ 38 – 39 tuổi và 189 phụ nữ ≥43 tuổi. Đặc điểm lâm sàng ghi nhận dự trữ buồng trứng giảm khi tuổi càng cao, tỷ lệ tiên lượng thấp tăng từ 49% ở phụ nữ 35 – 37 tuổi và 90% ở phụ nữ trên 43 tuổi. Trong 3486 bệnh nhân đã thực hiện 3409 (67,0%) chu kỳ IVF và 1678 (33,0%) chu kỳ ICSI. Số lượng noãn thu được và phôi có sẵn để chuyển trong chu kỳ đầu tiên là 8,8 ± 6,8 và 3,6 ± 3,0, cả hai đều giảm khi tuổi tăng lên.
CLBR ở các nhóm tuổi khác nhau: Trong 1414 phụ nữ có trẻ sinh sống sau IVF/ICSI, chiếm 40,6% tỷ lệ sinh sống (LBR). LBR chu kỳ đầu tiên là 32,2% (95%, CI 30,6% - 33,7%), giảm dần đến chu kỳ thứ năm với 2,6% (95%, CI 2,5% - 7,7%) mỗi chu kỳ. Tuy nhiên, CLBR tăng lên khi số lượng chu kỳ tăng. Sau 5 chu kỳ CLBR tối ưu là 58,0%, 49,1% theo độ tuổi và 41,7% khi được ước tính thận trọng. Các giá trị CLBR tăng đến chu kỳ IVF/ICSI thứ 3 và ổn định ở chu kỳ thứ 4. Nhóm trên 43 tuổi có LBR cực kỳ thấp vì CLBR ước tính tối ưu - thận trọng thấp đáng kể lần lượt là 7,7% - 5,5% so với các nhóm tuổi khác như 71,1% - 49,8% (35 - 37 tuổi); 62,0% - 42,4% (38 – 39 tuổi) và 40,3% - 26,4% (40 – 42 tuổi).
CLBR theo dự trữ buồng trứng ở các nhóm tuổi khác nhau: LBR trong chu kỳ đầu tiên và CLBR qua nhiều chu kỳ ở nhóm không POSEIDON cao hơn đáng kể so với POSEIDON nhóm 2 và nhóm 4 (p < 0,001). Tuy nhiên, phụ nữ từ 35 – 37 tuổi và 38 – 39 tuổi của POSEIDON nhóm 2 có CLBR tối ưu bốn chu kỳ là ~ 57,3% và ~ 70% gần với bệnh nhân không POSEIDON là ~ 74,5% và ~ 81% . Ngược lại, bệnh nhân từ 40 – 42 tuổi có CLBR bốn chu kỳ là ~ 39,5%, thấp hơn 50% so với nhóm không POSEIDON.
Bệnh nhân POSEIDON nhóm 4 có LBR thấp hơn nhiều so với các nhóm khác. Tuy nhiên, ở bệnh nhân dưới 40 tuổi CLBR đã tăng từ 14,2 – 15,1% trong chu kỳ đầu tiên lên 43 – 46,1% sau chu kỳ thứ 4. Ngược lại, với bệnh nhân ≥40 tuổi có CBLR kém và tối đa là 21,5%.
Phân tích hồi quy đơn biến cho thấy tuổi, dự trữ buồng trứng, số lần sinh và yếu tố vô sinh – hiếm muộn có liên quan đáng kể đến CLBR (p < 0,05). Phân tích đa biến cho thấy cả tuổi vợ và dự trữ buồng trứng là những biến dự đoán độc lập của CLBR.
Nghiên cứu cung cấp dữ liệu đầu tiền về CLBR qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ AMA được phân loại theo độ tuổi và dự trữ buồng trứng. Các kết quả nghiên cứu ủng hộ lợi ích của việc kéo dài số chu kỳ điều trị lên ba đến bốn lần đối với phụ nữ dưới 43 tuổi. Riêng với phụ nữ trên 43 tuổi cho thấy không tiết kiệm chi phí khi tiếp tục điều trị IVF bằng cách sử dụng noãn của chính họ.
Lược dịch từ: Gu F, Ruan S, Luo C, et al. Can repeat IVF/ICSI cycles compensate for the natural decline in fertility with age? an estimate of cumulative live birth rates over multiple IVF/ICSI cycles in Chinese advanced-aged population. Aging (Albany NY). 2021;13(10):14385-14398.
Sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2016 thì có đến 90 triệu cặp vợ chồng có khả năng sinh con thứ hai. Tuy nhiên, trong số họ có đến 60% phụ nữ lớn tuổi (Advanced maternal age -AMA) trên 35 tuổi và hơn một nửa là trên 40 tuổi. Đây cũng là tình trạng toàn cầu khi phụ nữ trên 35 tuổi trải qua các phương pháp IVF/ICSI là nhóm điều trị tăng nhanh nhất. Tuy nhiên, sự suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác liệu có thể bù đắp lại bằng IVF/ICSI hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuổi tác là một yếu tố quyết định đến chất lượng và số lượng noãn thu được mà IVF/ICSI cũng là một thủ thuật tốn kém và không được bảo hiểm chi trả. Do đó, để các bác sĩ có thể tư vấn chính xác về khả năng thành công trước khi điều trị cần có dữ liệu ước tính hiệu quả của IVF với phụ nữ AMA.
Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn (Cumulative live birth rate – CLBR) là cơ hội có trẻ sinh sống qua nhiều lần kích thích buồng trứng liên tiếp, bao gồm cả chuyển phôi tươi và phôi trữ. Do đó, nó đặc biệt phù hợp với các cặp vợ chồng AMA vì họ có thể thực hiện nhiều chu kỳ IVF/ICSI. Tuy nhiên, ở độ tuổi nào mà CLBR giảm mạnh và độ tuổi nào là quá lớn tuổi để điều trị IVF/ICSI hiện vẫn còn nhiều tranh luận. Bên cạnh tuổi thì dự trữ buồng trứng là một biến số thiết yếu hiếm khi được phân tích trong các mô hình tiên lượng. Do đó, Gu F và cộng sự (2021) đã sử dụng tiêu chuẩn POSEIDON (Patient-Oriented Strategies Encompassing IndividualizeD Oocyte Number - Chiến lược định hướng bệnh nhân, cá thể hóa số lượng noãn), một mô hình phân loại kết hợp tuổi, dấu hiệu dự trữ buồng trứng và đáp ứng ở chu kỳ kích thích buồng trứng trước để có thể tiên lượng cho bệnh nhân AMA. Nghiên cứu đã đánh giá các CLBR ước lượng qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ AMA người Trung Quốc được phân chia theo độ tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu các kết quả điều trị IVF/ICSI từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 11 năm 2015 của những người phụ nữ trên 35 tuổi và được thu thập kết quả sinh bé đến tháng 5 năm 2017. Những chu kỳ PGT, hiến phôi cho ngân hàng hoặc bảo tồn khả năng sinh sản được loại trừ khỏi nghiên cứu. Bệnh nhân được phân thành 4 nhóm tuổi: 35 – 37 tuổi, 38 – 39 tuổi, 40 – 42 tuổi và ≥43 tuổi. Đồng thời, để hiểu được tác động của dự trữ buồng trứng với kết quả IVF/ICSI, tác giả phân nhóm theo số lượng nang noãn (Antral follicle count – AFC) và số lượng noãn thu được trong chu kỳ đầu tiên theo tiêu chuẩn POSEIDON. Bệnh nhân có tuổi ≥ 35, AFC ≥ 5 và số noãn thu được ≤9 là POSEIDON nhóm 2. Bệnh nhân có tuổi ≥ 35 và AFC < 5 là POSEIDON nhóm 4. Những phụ nữ có số noãn thu được >9 được xác định là nhóm không POSEIDON.
Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng :Trong tổng số 3486 phụ nữ AMA trải qua 5088 chu kỳ IVF/ICSI bao gồm: 1931 phụ nữ 35 – 37 tuổi, 772 phụ nữ 38 – 39 tuổi và 189 phụ nữ ≥43 tuổi. Đặc điểm lâm sàng ghi nhận dự trữ buồng trứng giảm khi tuổi càng cao, tỷ lệ tiên lượng thấp tăng từ 49% ở phụ nữ 35 – 37 tuổi và 90% ở phụ nữ trên 43 tuổi. Trong 3486 bệnh nhân đã thực hiện 3409 (67,0%) chu kỳ IVF và 1678 (33,0%) chu kỳ ICSI. Số lượng noãn thu được và phôi có sẵn để chuyển trong chu kỳ đầu tiên là 8,8 ± 6,8 và 3,6 ± 3,0, cả hai đều giảm khi tuổi tăng lên.
CLBR ở các nhóm tuổi khác nhau: Trong 1414 phụ nữ có trẻ sinh sống sau IVF/ICSI, chiếm 40,6% tỷ lệ sinh sống (LBR). LBR chu kỳ đầu tiên là 32,2% (95%, CI 30,6% - 33,7%), giảm dần đến chu kỳ thứ năm với 2,6% (95%, CI 2,5% - 7,7%) mỗi chu kỳ. Tuy nhiên, CLBR tăng lên khi số lượng chu kỳ tăng. Sau 5 chu kỳ CLBR tối ưu là 58,0%, 49,1% theo độ tuổi và 41,7% khi được ước tính thận trọng. Các giá trị CLBR tăng đến chu kỳ IVF/ICSI thứ 3 và ổn định ở chu kỳ thứ 4. Nhóm trên 43 tuổi có LBR cực kỳ thấp vì CLBR ước tính tối ưu - thận trọng thấp đáng kể lần lượt là 7,7% - 5,5% so với các nhóm tuổi khác như 71,1% - 49,8% (35 - 37 tuổi); 62,0% - 42,4% (38 – 39 tuổi) và 40,3% - 26,4% (40 – 42 tuổi).
CLBR theo dự trữ buồng trứng ở các nhóm tuổi khác nhau: LBR trong chu kỳ đầu tiên và CLBR qua nhiều chu kỳ ở nhóm không POSEIDON cao hơn đáng kể so với POSEIDON nhóm 2 và nhóm 4 (p < 0,001). Tuy nhiên, phụ nữ từ 35 – 37 tuổi và 38 – 39 tuổi của POSEIDON nhóm 2 có CLBR tối ưu bốn chu kỳ là ~ 57,3% và ~ 70% gần với bệnh nhân không POSEIDON là ~ 74,5% và ~ 81% . Ngược lại, bệnh nhân từ 40 – 42 tuổi có CLBR bốn chu kỳ là ~ 39,5%, thấp hơn 50% so với nhóm không POSEIDON.
Bệnh nhân POSEIDON nhóm 4 có LBR thấp hơn nhiều so với các nhóm khác. Tuy nhiên, ở bệnh nhân dưới 40 tuổi CLBR đã tăng từ 14,2 – 15,1% trong chu kỳ đầu tiên lên 43 – 46,1% sau chu kỳ thứ 4. Ngược lại, với bệnh nhân ≥40 tuổi có CBLR kém và tối đa là 21,5%.
Phân tích hồi quy đơn biến cho thấy tuổi, dự trữ buồng trứng, số lần sinh và yếu tố vô sinh – hiếm muộn có liên quan đáng kể đến CLBR (p < 0,05). Phân tích đa biến cho thấy cả tuổi vợ và dự trữ buồng trứng là những biến dự đoán độc lập của CLBR.
Nghiên cứu cung cấp dữ liệu đầu tiền về CLBR qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ AMA được phân loại theo độ tuổi và dự trữ buồng trứng. Các kết quả nghiên cứu ủng hộ lợi ích của việc kéo dài số chu kỳ điều trị lên ba đến bốn lần đối với phụ nữ dưới 43 tuổi. Riêng với phụ nữ trên 43 tuổi cho thấy không tiết kiệm chi phí khi tiếp tục điều trị IVF bằng cách sử dụng noãn của chính họ.
Lược dịch từ: Gu F, Ruan S, Luo C, et al. Can repeat IVF/ICSI cycles compensate for the natural decline in fertility with age? an estimate of cumulative live birth rates over multiple IVF/ICSI cycles in Chinese advanced-aged population. Aging (Albany NY). 2021;13(10):14385-14398.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vị trí của phôi trong tử cung trong quy trình chuyển phôi: Mô hình mô phỏng in vitro - Ngày đăng: 14-08-2021
CHỈNH SỬA VẬT LIỆU DI TRUYỀN PHÔI NGƯỜI: HY VỌNG HAY LO LẮNG? - Ngày đăng: 14-08-2021
NGUY CƠ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT (EDCs.): MỘT PHÂN TÍCH GỘP 30 NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC - Ngày đăng: 14-08-2021
Cách giảm thiểu tác hại tiềm ẩn của ánh sáng lên sự phát triển phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Động học hình thái và tiềm năng phát triển lên phôi nang của hợp tử một tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 08-08-2021
Nồng độ melatonin và sự biểu hiện tương đối của microRNA trong môi trường dịch nang ở những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Can thiệp sớm vào sự hoạt hóa noãn ở các noãn không tống xuất thể cực thứ hai sau khi thực hiện ICSI - Ngày đăng: 05-08-2021
Thành công trong chọn lọc tinh trùng chuột có khả năng sống và khả năng sinh sản cao bằng cách sử dụng máy phân loại tế bào chip microfluidics - Ngày đăng: 05-08-2021
Nuôi cấy đơn giảm tỷ lệ hình thành phôi nang nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ chuyển đơn phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 05-08-2021
Mối tương quan giữa nồng độ osteopontin trong huyết tương với nồng độ VEGF trong dịch nang, dấu hiệu đánh giá nguy cơ quá kích buồng trứng - Ngày đăng: 04-08-2021
Vai trò của thụ thể prolactin trong sự phát triển nguyên bào nuôi ở phôi người - Ngày đăng: 02-08-2021
Chọn lọc noãn chất lượng tốt bằng MICROFLUIDICS trên mô hình động vật - Ngày đăng: 01-08-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK