Tin tức
on Wednesday 04-08-2021 8:22am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Nhật Ánh Dương – IVFMD Tân Bình
Osteopontin (OPN) là một glycoprotein đa chức năng được tiết ra từ quá trình phosphoryl hoá, lần đầu tiên được tìm thấy trong lớp protein ngoại bào ở mô xương. Sau đó, OPN được tìm thấy trong nhiều loại mô và tham gia vào các quá trình sinh lý khác nhau như phản ứng viêm, quá trình khoáng hoá sinh học, khả năng tồn tại của tế bào và chữa lành vết thương. Ở bài nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã báo cáo về biểu hiện của OPN được kiểm soát rõ rệt bởi các tế bào hạt trong nang noãn chuột để đáp ứng với sự gia tăng gonadotropin thông qua các tương tác tín hiệu với thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng cho thấy OPN kích thích sự tăng tổng hợp progesterone và sản xuất yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (vascular endothelial growth factor -VEGF) thông qua tín hiệu phosphoinositide 3-kinase/AKT trong giai đoạn đầu của pha hoàng thể. OPN được biết là liên kết với một số thụ thể của các integrin khác nhau như αvβ1, αvβ3, αvβ5, α4β1, α9β1 và kháng nguyên CD44, còn được gọi là thụ thể hyaluronic. Tín hiệu OPN thông qua một trong hai thụ thể được biểu hiện trên bề mặt của tế bào hạt sẽ làm trung gian cho việc tăng cường sản xuất VEGF theo cách tự tiết. Cơ chế điều hoà VEGF ở buồng trứng là một vấn đề quan trọng trong y học sinh sản vì VEGF là một phân tử thiết yếu liên quan đến sự phát triển nang noãn và hoàng thể hóa.
Trong sinh lý bệnh, hội chứng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome-OHSS) là một biến chứng nghiêm trọng được quan sát thấy ở bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, và được đặc trưng bởi sự gia tăng tính thấm thành mạch. Mặc dù có thể dựa vào số lượng nang noãn để dự đoán nguy cơ xảy ra hội chứng này, tuy nhiên, chúng không đủ để dự đoán sự khởi phát và mức độ nghiêm trọng của OHSS. Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng OPN được tạo ra bởi nang noãn có thể thúc đẩy quá trình sản xuất VEGF thông qua các hoạt động tự tiết trong giai đoạn hoàng thể hoá ở người và dẫn đến OHSS.
Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về nồng độ OPN trong máu hoặc trong dịch nang noãn ở những bệnh nhân trải qua các chu kỳ kích thích buồng trứng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của OPN trong việc thúc đẩy sản xuất VEGF ở người, có liên quan đến OHSS, như đã chỉ ra trong những thí nghiệm trước đây của họ được thực hiện trên chuột.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành đo lường nồng độ OPN trong huyết tương, OPN và VEGF trong dịch nang noãn được thu nhận từ 22 bệnh nhân trải qua chu kỳ điều trị IVF. Các mẫu OPN huyết tương được thu nhận vào ngày 3 chu kỳ kinh, 2 ngày trước khi thu nhận noãn và vào ngày thu nhận noãn. Dịch nang được thu nhận trong quá trình lấy noãn. Nồng độ OPN trong mỗi mẫu vật và nồng độ VEGF trong dịch nang được định lượng bằng các xét nghiệm ELISA.
Kết quả:
Nguồn: Kuwabara, Yoshimitsu và cộng sự; Plasma and follicular fluid osteopontin levels during ovarian cycle and their correlation with follicular fluid vascular endothelial growth factor levels; Scientific Reports, 2021; 11.1: 1-6.
Osteopontin (OPN) là một glycoprotein đa chức năng được tiết ra từ quá trình phosphoryl hoá, lần đầu tiên được tìm thấy trong lớp protein ngoại bào ở mô xương. Sau đó, OPN được tìm thấy trong nhiều loại mô và tham gia vào các quá trình sinh lý khác nhau như phản ứng viêm, quá trình khoáng hoá sinh học, khả năng tồn tại của tế bào và chữa lành vết thương. Ở bài nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã báo cáo về biểu hiện của OPN được kiểm soát rõ rệt bởi các tế bào hạt trong nang noãn chuột để đáp ứng với sự gia tăng gonadotropin thông qua các tương tác tín hiệu với thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng cho thấy OPN kích thích sự tăng tổng hợp progesterone và sản xuất yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (vascular endothelial growth factor -VEGF) thông qua tín hiệu phosphoinositide 3-kinase/AKT trong giai đoạn đầu của pha hoàng thể. OPN được biết là liên kết với một số thụ thể của các integrin khác nhau như αvβ1, αvβ3, αvβ5, α4β1, α9β1 và kháng nguyên CD44, còn được gọi là thụ thể hyaluronic. Tín hiệu OPN thông qua một trong hai thụ thể được biểu hiện trên bề mặt của tế bào hạt sẽ làm trung gian cho việc tăng cường sản xuất VEGF theo cách tự tiết. Cơ chế điều hoà VEGF ở buồng trứng là một vấn đề quan trọng trong y học sinh sản vì VEGF là một phân tử thiết yếu liên quan đến sự phát triển nang noãn và hoàng thể hóa.
Trong sinh lý bệnh, hội chứng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome-OHSS) là một biến chứng nghiêm trọng được quan sát thấy ở bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, và được đặc trưng bởi sự gia tăng tính thấm thành mạch. Mặc dù có thể dựa vào số lượng nang noãn để dự đoán nguy cơ xảy ra hội chứng này, tuy nhiên, chúng không đủ để dự đoán sự khởi phát và mức độ nghiêm trọng của OHSS. Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng OPN được tạo ra bởi nang noãn có thể thúc đẩy quá trình sản xuất VEGF thông qua các hoạt động tự tiết trong giai đoạn hoàng thể hoá ở người và dẫn đến OHSS.
Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về nồng độ OPN trong máu hoặc trong dịch nang noãn ở những bệnh nhân trải qua các chu kỳ kích thích buồng trứng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của OPN trong việc thúc đẩy sản xuất VEGF ở người, có liên quan đến OHSS, như đã chỉ ra trong những thí nghiệm trước đây của họ được thực hiện trên chuột.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành đo lường nồng độ OPN trong huyết tương, OPN và VEGF trong dịch nang noãn được thu nhận từ 22 bệnh nhân trải qua chu kỳ điều trị IVF. Các mẫu OPN huyết tương được thu nhận vào ngày 3 chu kỳ kinh, 2 ngày trước khi thu nhận noãn và vào ngày thu nhận noãn. Dịch nang được thu nhận trong quá trình lấy noãn. Nồng độ OPN trong mỗi mẫu vật và nồng độ VEGF trong dịch nang được định lượng bằng các xét nghiệm ELISA.
Kết quả:
- Nồng độ OPN trong huyết tương (tính bằng ng/mL) vào các ngày lấy mẫu lần lượt là: 416 ± 37.2, 378 ± 35.8 và 390.1 ± 40.0. Không có sự khác biệt đáng kể nào về nồng độ OPN giữa các ngày thu nhận mẫu. Nồng độ OPN trong dịch nang là 106 ± 13.4 ng/mL (trung vị: 90,5 ng/mL). Đồng thời, các tác giả cũng nhận thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ OPN được tìm thấy ở mẫu huyết tương và mẫu dịch nang (a: r = 0,48, p <0,01; b: r = 0,51, p <0,02; c: r = 0,49, p <0,05).
- Khi phân tích mối tương quan giữa VEGF trong dịch nang so với OPN trong mẫu dịch nang và mẫu huyết tương, kết quả ghi nhận được là không có mối tương quan giữa nồng độ VEGF và nồng độ OPN trong mẫu dịch nang. Tuy nhiên, nồng độ VEGF lại có mối tương quan thuận với nồng độ OPN huyết tương, bất kể thời điểm thu nhận mẫu nào (a: r = 0,65, p <0,01; b: r = 0,79, p <0,01; c: r = 0,77, p <0,01).
- Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã tiến hành phân tích mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của VEGF trong dịch nang so với các thông số huyết thanh liên quan đến nguy cơ OHSS và nhận thấy rằng không có mối tương quan giữa nồng độ VEGF trong dịch nang và các yếu tố dự báo OHSS trong huyết thanh, bao gồm nồng độ hormone AMH, Estradiol vào 2 ngày trước khi thu nhận noãn, và tỷ lệ LH/FSH vào ngày 3 chu kỳ kinh.
Nguồn: Kuwabara, Yoshimitsu và cộng sự; Plasma and follicular fluid osteopontin levels during ovarian cycle and their correlation with follicular fluid vascular endothelial growth factor levels; Scientific Reports, 2021; 11.1: 1-6.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vai trò của thụ thể prolactin trong sự phát triển nguyên bào nuôi ở phôi người - Ngày đăng: 02-08-2021
Chọn lọc noãn chất lượng tốt bằng MICROFLUIDICS trên mô hình động vật - Ngày đăng: 01-08-2021
FERTDISH: thiết bị microfluidics tích hợp giúp lựa chọn tinh trùng cho ICSI - Ngày đăng: 01-08-2021
Ảnh hưởng của các yếu tố từ nam giới lên tỷ lệ thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung - Ngày đăng: 01-08-2021
Phân tích di truyền học của 570 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp: Báo cáo kéo dài 11 năm - Ngày đăng: 29-07-2021
Tác động của việc loại bỏ tế bào cumulus sớm đối với kết quả điều trị của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 29-07-2021
Kết quả sản khoa và chu sinh sau khi chuyển phôi đông lạnh phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 29-07-2021
hCG không cải thiện kết quả của các chu kỳ IVM ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển mẫu mô buồng trứng trước khi được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 28-07-2021
Sự hiện diện của vi khuẩn trong quá trình chuyển phôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai trong các chu kỳ icsi hay không? - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của suy thận giai đoạn cuối và ghép thận đến chức năng sinh sản nam - Ngày đăng: 28-07-2021
Cơ sở phân tử thể hiện mối quan hệ giữa chiều dài đuôi poly(A) và hiệu suất quá trình dịch mã - Ngày đăng: 25-07-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK