Tin tức
on Thursday 29-07-2021 9:35pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH.Nguyễn Quỳnh Như - IVFMD Tân Bình
Sự thụ tinh bình thường được xác nhận bởi sự hiện diện của hai tiền nhân (2PN) sau 16 đến 18 giờ sau khi thụ tinh. Trường hợp không có tiền nhân (0PN) hay có 1 tiền nhân (1PN) được coi là thụ tinh bất thường hoặc thất bại thụ tinh. Tuy nhiên, một số hợp tử 1PN và 0PN vẫn có khả năng phát triển thành những phôi nang chất lượng tốt. Nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận có trẻ sinh sống từ những phôi có nguồn gốc 1PN và 0PN. Mặc dù vậy hiệu quả chuyển phôi của những phôi này tương đối thấp. Do đó hiện nay trong thực hành lâm sàng không khuyến nghị chuyển những phôi có nguồn gốc 1PN và 0PN.
Với sự phát triển của kỹ thuật thủy tinh hóa, một số nghiên cứu cho thấy kết quả chuyển phôi nang trữ lạnh từ hợp tử 0PN và 1PN có kết quả tương tự như 2PN (Zhu và cộng sự., 2019). Những kết quả lâm sàng được quan tâm của các nghiên cứu này bao gồm thai lâm sàng (PR), sẩy thai (AR), trẻ sinh sống (LBR) và dị tật bẩm sinh. Mặc dù kết quả của những nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt khi chuyển phôi từ 1PN, 0PN so với 2PN, tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế khi mà số ca chuyển phôi nang ít, phương pháp nghiên cứu chưa chặt chẽ và không theo dõi đến kết quả chu sinh.
Do đó còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ: Có bất kỳ sự khác biệt nào khi chuyển phôi 0PN, 1PN và 2PN không? Có cần phải ưu tiên chuyển phôi 2PN trước? Giả sử trong chu kỳ, bệnh nhân không còn hoặc không có phôi từ hợp tử 2PN, vậy nên ưu tiên chuyển phôi 0PN hay 1PN trước. Để có thể giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã thiết kế nghiên cứu hồi cứu so sánh kết quả lâm sàng khi chuyển phôi nang trữ lạnh từ những hợp tử 0PN, 1PN và 2PN. Những chỉ số PR, AR, LBR và cân nặng trẻ sơ sinh (BW) được ghi nhận và phân tích.
Nghiên cứu kéo dài từ 2012-2019, với 13.167 hợp tử 2PN, 435 hợp tử 0PN, 281 hợp tử 1PN được chuyển đơn phôi nang, trong đó số trẻ em sinh sống lần lượt là 151 0PN, 75 1PN và 4.555 2PN. Một số kết quả mà nghiên cứu đạt được:
Trong nghiên cứu này, PR, AR và LBR của hợp tử 0PN tương tự như của hợp tử 2PN, trong khi trẻ sơ sinh có trọng lượng trung bình cao hơn và tỷ lệ trẻ sơ sinh có tuổi thai lớn cao hơn trong nhóm 0PN. So với hợp tử 2PN, hợp tử 1PN có PR tương tự nhưng AR cao hơn và LBR thấp hơn. Những dữ liệu gợi ý rằng hợp tử 0PN và 1PN có thể được chuyển, mặc dù vậy chúng ta nên ưu tiên chuyển những hợp tử 2PN. Ngoài ra một vấn đề khác cần được xem xét là tình trạng NST của phôi. Nghiên cứu của Yin và cộng sự cho thấy phôi nang 1PN có tỷ lệ NST bình thường là thấp hơn so với 2PN, trong khi một số những nghiên cứu khác lại không tìm thấy sự khác biệt. Do đó, việc chuyển phôi khác 2PN nên được cân nhắc và giải thích đầy đủ thông tin cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân không có sẵn phôi 2PN, nên ưu tiên chuyển phôi 1PN hay phôi 0PN? Theo nghiên cứu hiện tại, rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn. Rủi ro chuyển 0PN nằm ở sức khỏe trẻ sinh sống trong khi nguy cơ 1PN nằm ở vấn đề sẩy thai muộn, điều này rất có hại đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra rằng việc chuyển phôi 2PN nên được ưu tiên. Phôi nang 0PN và 1PN có thể được chuyển nếu không có phôi nang 2PN, nhưng trong những trường hợp như vậy, đánh giá di truyền và cung cấp cho bệnh nhân những rủi ro có thể xảy ra trong suốt thai kỳ là rất cần thiết.
Tài liệu: Li, M., Huang, J., Zhuang, X., Lin, S., Dang, Y., Wang, Y., ... & Qiao, J. (2021). Obstetric and neonatal outcomes after the transfer of vitrified-warmed blastocysts developing from nonpronuclear and monopronuclear zygotes: a retrospective cohort study. Fertility and Sterility, 115(1), 110-117.
Sự thụ tinh bình thường được xác nhận bởi sự hiện diện của hai tiền nhân (2PN) sau 16 đến 18 giờ sau khi thụ tinh. Trường hợp không có tiền nhân (0PN) hay có 1 tiền nhân (1PN) được coi là thụ tinh bất thường hoặc thất bại thụ tinh. Tuy nhiên, một số hợp tử 1PN và 0PN vẫn có khả năng phát triển thành những phôi nang chất lượng tốt. Nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận có trẻ sinh sống từ những phôi có nguồn gốc 1PN và 0PN. Mặc dù vậy hiệu quả chuyển phôi của những phôi này tương đối thấp. Do đó hiện nay trong thực hành lâm sàng không khuyến nghị chuyển những phôi có nguồn gốc 1PN và 0PN.
Với sự phát triển của kỹ thuật thủy tinh hóa, một số nghiên cứu cho thấy kết quả chuyển phôi nang trữ lạnh từ hợp tử 0PN và 1PN có kết quả tương tự như 2PN (Zhu và cộng sự., 2019). Những kết quả lâm sàng được quan tâm của các nghiên cứu này bao gồm thai lâm sàng (PR), sẩy thai (AR), trẻ sinh sống (LBR) và dị tật bẩm sinh. Mặc dù kết quả của những nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt khi chuyển phôi từ 1PN, 0PN so với 2PN, tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế khi mà số ca chuyển phôi nang ít, phương pháp nghiên cứu chưa chặt chẽ và không theo dõi đến kết quả chu sinh.
Do đó còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ: Có bất kỳ sự khác biệt nào khi chuyển phôi 0PN, 1PN và 2PN không? Có cần phải ưu tiên chuyển phôi 2PN trước? Giả sử trong chu kỳ, bệnh nhân không còn hoặc không có phôi từ hợp tử 2PN, vậy nên ưu tiên chuyển phôi 0PN hay 1PN trước. Để có thể giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã thiết kế nghiên cứu hồi cứu so sánh kết quả lâm sàng khi chuyển phôi nang trữ lạnh từ những hợp tử 0PN, 1PN và 2PN. Những chỉ số PR, AR, LBR và cân nặng trẻ sơ sinh (BW) được ghi nhận và phân tích.
Nghiên cứu kéo dài từ 2012-2019, với 13.167 hợp tử 2PN, 435 hợp tử 0PN, 281 hợp tử 1PN được chuyển đơn phôi nang, trong đó số trẻ em sinh sống lần lượt là 151 0PN, 75 1PN và 4.555 2PN. Một số kết quả mà nghiên cứu đạt được:
- Tỷ lệ tạo phôi nang hữu dụng từ những hợp tử 0PN và 1PN thấp hơn so với 2PN
- Trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh, các tỷ lệ PR, AR, và LBR tương tự nhau giữa phôi 0PN và 2PN.
- Trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình và tỷ lệ trẻ sơ sinh có tuổi thai lớn nhiều hơn ở nhóm 0PN sao với 2PN
- Khi so sánh 1PN và 2PN, tỷ lệ PR không có sự khác biệt. Tuy nhiên, tỷ lệ AR- đặc biệt là AR muộn ở nhóm 1PN cao hơn nhóm 2PN. Ngoài ra các tỷ lệ BW và LBR ở nhóm 1PN thấp hơn so với 2PN.
Trong nghiên cứu này, PR, AR và LBR của hợp tử 0PN tương tự như của hợp tử 2PN, trong khi trẻ sơ sinh có trọng lượng trung bình cao hơn và tỷ lệ trẻ sơ sinh có tuổi thai lớn cao hơn trong nhóm 0PN. So với hợp tử 2PN, hợp tử 1PN có PR tương tự nhưng AR cao hơn và LBR thấp hơn. Những dữ liệu gợi ý rằng hợp tử 0PN và 1PN có thể được chuyển, mặc dù vậy chúng ta nên ưu tiên chuyển những hợp tử 2PN. Ngoài ra một vấn đề khác cần được xem xét là tình trạng NST của phôi. Nghiên cứu của Yin và cộng sự cho thấy phôi nang 1PN có tỷ lệ NST bình thường là thấp hơn so với 2PN, trong khi một số những nghiên cứu khác lại không tìm thấy sự khác biệt. Do đó, việc chuyển phôi khác 2PN nên được cân nhắc và giải thích đầy đủ thông tin cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân không có sẵn phôi 2PN, nên ưu tiên chuyển phôi 1PN hay phôi 0PN? Theo nghiên cứu hiện tại, rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn. Rủi ro chuyển 0PN nằm ở sức khỏe trẻ sinh sống trong khi nguy cơ 1PN nằm ở vấn đề sẩy thai muộn, điều này rất có hại đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra rằng việc chuyển phôi 2PN nên được ưu tiên. Phôi nang 0PN và 1PN có thể được chuyển nếu không có phôi nang 2PN, nhưng trong những trường hợp như vậy, đánh giá di truyền và cung cấp cho bệnh nhân những rủi ro có thể xảy ra trong suốt thai kỳ là rất cần thiết.
Tài liệu: Li, M., Huang, J., Zhuang, X., Lin, S., Dang, Y., Wang, Y., ... & Qiao, J. (2021). Obstetric and neonatal outcomes after the transfer of vitrified-warmed blastocysts developing from nonpronuclear and monopronuclear zygotes: a retrospective cohort study. Fertility and Sterility, 115(1), 110-117.
Các tin khác cùng chuyên mục:
hCG không cải thiện kết quả của các chu kỳ IVM ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển mẫu mô buồng trứng trước khi được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 28-07-2021
Sự hiện diện của vi khuẩn trong quá trình chuyển phôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai trong các chu kỳ icsi hay không? - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của suy thận giai đoạn cuối và ghép thận đến chức năng sinh sản nam - Ngày đăng: 28-07-2021
Cơ sở phân tử thể hiện mối quan hệ giữa chiều dài đuôi poly(A) và hiệu suất quá trình dịch mã - Ngày đăng: 25-07-2021
Thực trạng tiêm phòng HPV hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung và cá nhân hóa trong quản lý nguy cơ - Ngày đăng: 24-07-2021
Các nguy cơ sản khoa và kết quả chu sinh ở trẻ sau khi thực hiện chuyển phôi nang: một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Bắc Âu - Ngày đăng: 24-07-2021
Các nguy cơ sản khoa và kết quả chu sinh ở trẻ sau khi thực hiện chuyển phôi nang: một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Bắc Âu - Ngày đăng: 24-07-2021
Nguy cơ mắc hội chứng tim mạch chuyển hoá (cardiometabolic syndrome – CMS) ở nhóm hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 24-07-2021
Tổng quan về Phospholipase C ZETA (PLCζ) đặc hiệu của tinh trùng - Ngày đăng: 24-07-2021
Tác động của phương pháp đông lạnh - rã đông lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 24-07-2021
Bất thường nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng bị sẩy thai: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 22-07-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK