Tin tức
on Saturday 28-08-2021 3:48pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Hiện nay, trong số những yếu tố dự đoán tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF), giai đoạn phát triển của phôi là một yếu tố chính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuyển phôi nang có thể làm tăng tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate - CPR) và tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR) so với phôi giai đoạn phân chia. Bên cạnh đó, đa thai dẫn đến nguy cơ biến chứng thai kỳ và bệnh tật ở trẻ sơ sinh cao hơn nhiều so với mang đơn thai và là ảnh hưởng quan trọng nhất của điều trị IVF. Cho đến nay, chiến lược chuyển đơn phôi nang là phương pháp hiệu quả nhất để tránh các biến chứng của đa thai và tạo ra kết quả lâm sàng tốt. Thông thường, phôi được nuôi cấy đến ngày 5 (day 5 - D5) sau khi thụ tinh, nhưng những phôi phát triển chậm có thể nuôi thêm đến phôi nang ngày 6 (day 6 - D6) hoặc thậm chí muộn hơn. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành với mục đích xác định xem liệu chuyển phôi nang D5 hay D6 có kết quả tốt hơn. Một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2010 đã kết luận rằng việc chuyển phôi nang đông lạnh vào ngày 5 và ngày 6 có kết quả tương đương khi phôi ở cùng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, với việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật thủy tinh hóa thay vì kỹ thuật đông lạnh chậm, một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phôi nang D5 vượt trội hơn phôi nang D6 trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET). Một phân tích tổng hợp gần đây của Bourdon và cộng sự kết luận rằng chuyển phôi D5 dẫn đến tỷ lệ CPR và LBR cao hơn so với phôi D6 trong điều trị FET. Ngoài giai đoạn phát triển của phôi đóng vai trò then chốt trong điều trị IVF, chất lượng phôi cũng quyết định đến kết quả lâm sàng. Hiện nay, cách thức được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá chất lượng phôi nang là phân tích hình thái phôi với khối tế bào bên trong (inner cell mass - ICM) và các tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE). Một nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi chất lượng tốt ở nhóm D5 và D6. Tuy nhiên, kết luận này vẫn còn đang được tranh luận, vì một số nghiên cứu chỉ ra kết quả thai lâm sàng tốt hơn khi sử dụng phôi nang thủy tinh hóa ngày 5 so với ngày 6 khi chỉ so sánh các phôi chất lượng tốt. Mặt khác, do phân loại hình thái không thể xác định được tình trạng nhiễm sắc thể của phôi, nên xét nghiệm di truyền tiền làm tổ “preimplantation genetic testing for aneuploidy - PGT-A” đã trở thành một quy trình phổ biến để đánh giá chất lượng phôi. Sau khi loại trừ phôi lệch bội, PGT-A được chứng minh là có khả năng làm tăng LBR và giảm tỷ lệ sảy thai sớm. Bên cạnh đó, các kết quả mâu thuẫn vẫn tồn tại liên quan đến giai đoạn phát triển của phôi và tình trạng nhiễm sắc thể đối với kết quả lâm sàng. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ làm tổ (implantation rate - IR) và CPR cao hơn đáng kể sau khi chuyển phôi nguyên bội D5 so với D6. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thách thức kết luận đó với dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt về kết quả thai lâm sàng giữa hai nhóm. Do đó, Hui Ji và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu này để xác định kết quả lâm sàng dựa trên giai đoạn phát triển của phôi, chất lượng phôi bằng cách phân loại hình thái học và trạng thái nhiễm sắc thể để cung cấp thêm dữ liệu chuyên sâu cho bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân khi thực hiện FET.
Nghiên cứu hồi cứu này bao gồm 1336 chu kỳ FET không sinh thiết và 360 chu kỳ FET phôi nguyên bội. Các phôi nang được phân chia theo giai đoạn phát triển (D5 và D6) và hình thái (chất lượng tốt và chất lượng thấp).
Kết quả cho thấy, trong các chu kỳ không sinh thiết, phôi nang D5 có tỉ lệ LBR cao hơn đáng kể so với các chu kỳ trong nhóm D6 (48,5 với 24,3%; p <0,001), cũng như trong các chu kỳ chuyển phôi chất lượng tốt so với phôi chất lượng thấp (52,6 với 25,3%; p <0,001). Phôi đạt đến phôi nang chất lượng tốt vào D5 mang lại LBR cao hơn đáng kể so với phôi nang chất lượng tương tự ở D6. Kết quả tương tự ở các phôi chất lượng thấp. Khi chỉ xét đến việc chuyển phôi nang D5 hoặc D6, LBR của phôi chất lượng tốt vẫn cao hơn so với phôi chất lượng thấp. Trong trường hợp chuyển phôi nguyên bội, LBR của phôi nang D5 không khác biệt đáng kể so với phôi nang D6 (48,9 so với 44,9%, p = 0,444). Phôi chất lượng tốt có tỉ lệ LBR cao hơn so với phôi chất lượng thấp (51,6 so với 40,0%, p = 0,030).
Nghiên cứu cho thấy giai đoạn phát triển của phôi và phân loại hình thái là những yếu tố chẩn đoán hữu ích về LBR trong các chu kỳ FET không sinh thiết. Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên quan nào trong các chu kỳ chuyển phôi nguyên bội. Trong thực hành lâm sàng, khi đặt ra câu hỏi rằng nên chuyển phôi nang nào, lựa chọn đầu tiên cho những bệnh nhân không trải qua PGT-A là phôi D5 có hình thái tốt. Đối với những bệnh nhân có chỉ định PGT-A, bất kể giai đoạn và hình thái phôi, bất kỳ phôi nguyên bội nào cũng có thể có kết quả lâm sàng đầy hứa hẹn và nên được xem xét chuyển.
Tài liệu tham khảo: Hui Ji, Yuxi Zhou, Shanren Cao và cộng sự. Effect of Embryo Developmental Stage, Morphological Grading, and Ploidy Status on Live Birth Rate in Frozen Cycles of Single Blastocyst Transfer. Reproductive Sciences. 2020.
Hiện nay, trong số những yếu tố dự đoán tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF), giai đoạn phát triển của phôi là một yếu tố chính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuyển phôi nang có thể làm tăng tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate - CPR) và tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR) so với phôi giai đoạn phân chia. Bên cạnh đó, đa thai dẫn đến nguy cơ biến chứng thai kỳ và bệnh tật ở trẻ sơ sinh cao hơn nhiều so với mang đơn thai và là ảnh hưởng quan trọng nhất của điều trị IVF. Cho đến nay, chiến lược chuyển đơn phôi nang là phương pháp hiệu quả nhất để tránh các biến chứng của đa thai và tạo ra kết quả lâm sàng tốt. Thông thường, phôi được nuôi cấy đến ngày 5 (day 5 - D5) sau khi thụ tinh, nhưng những phôi phát triển chậm có thể nuôi thêm đến phôi nang ngày 6 (day 6 - D6) hoặc thậm chí muộn hơn. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành với mục đích xác định xem liệu chuyển phôi nang D5 hay D6 có kết quả tốt hơn. Một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2010 đã kết luận rằng việc chuyển phôi nang đông lạnh vào ngày 5 và ngày 6 có kết quả tương đương khi phôi ở cùng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, với việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật thủy tinh hóa thay vì kỹ thuật đông lạnh chậm, một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phôi nang D5 vượt trội hơn phôi nang D6 trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET). Một phân tích tổng hợp gần đây của Bourdon và cộng sự kết luận rằng chuyển phôi D5 dẫn đến tỷ lệ CPR và LBR cao hơn so với phôi D6 trong điều trị FET. Ngoài giai đoạn phát triển của phôi đóng vai trò then chốt trong điều trị IVF, chất lượng phôi cũng quyết định đến kết quả lâm sàng. Hiện nay, cách thức được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá chất lượng phôi nang là phân tích hình thái phôi với khối tế bào bên trong (inner cell mass - ICM) và các tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE). Một nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi chất lượng tốt ở nhóm D5 và D6. Tuy nhiên, kết luận này vẫn còn đang được tranh luận, vì một số nghiên cứu chỉ ra kết quả thai lâm sàng tốt hơn khi sử dụng phôi nang thủy tinh hóa ngày 5 so với ngày 6 khi chỉ so sánh các phôi chất lượng tốt. Mặt khác, do phân loại hình thái không thể xác định được tình trạng nhiễm sắc thể của phôi, nên xét nghiệm di truyền tiền làm tổ “preimplantation genetic testing for aneuploidy - PGT-A” đã trở thành một quy trình phổ biến để đánh giá chất lượng phôi. Sau khi loại trừ phôi lệch bội, PGT-A được chứng minh là có khả năng làm tăng LBR và giảm tỷ lệ sảy thai sớm. Bên cạnh đó, các kết quả mâu thuẫn vẫn tồn tại liên quan đến giai đoạn phát triển của phôi và tình trạng nhiễm sắc thể đối với kết quả lâm sàng. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ làm tổ (implantation rate - IR) và CPR cao hơn đáng kể sau khi chuyển phôi nguyên bội D5 so với D6. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thách thức kết luận đó với dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt về kết quả thai lâm sàng giữa hai nhóm. Do đó, Hui Ji và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu này để xác định kết quả lâm sàng dựa trên giai đoạn phát triển của phôi, chất lượng phôi bằng cách phân loại hình thái học và trạng thái nhiễm sắc thể để cung cấp thêm dữ liệu chuyên sâu cho bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân khi thực hiện FET.
Nghiên cứu hồi cứu này bao gồm 1336 chu kỳ FET không sinh thiết và 360 chu kỳ FET phôi nguyên bội. Các phôi nang được phân chia theo giai đoạn phát triển (D5 và D6) và hình thái (chất lượng tốt và chất lượng thấp).
Kết quả cho thấy, trong các chu kỳ không sinh thiết, phôi nang D5 có tỉ lệ LBR cao hơn đáng kể so với các chu kỳ trong nhóm D6 (48,5 với 24,3%; p <0,001), cũng như trong các chu kỳ chuyển phôi chất lượng tốt so với phôi chất lượng thấp (52,6 với 25,3%; p <0,001). Phôi đạt đến phôi nang chất lượng tốt vào D5 mang lại LBR cao hơn đáng kể so với phôi nang chất lượng tương tự ở D6. Kết quả tương tự ở các phôi chất lượng thấp. Khi chỉ xét đến việc chuyển phôi nang D5 hoặc D6, LBR của phôi chất lượng tốt vẫn cao hơn so với phôi chất lượng thấp. Trong trường hợp chuyển phôi nguyên bội, LBR của phôi nang D5 không khác biệt đáng kể so với phôi nang D6 (48,9 so với 44,9%, p = 0,444). Phôi chất lượng tốt có tỉ lệ LBR cao hơn so với phôi chất lượng thấp (51,6 so với 40,0%, p = 0,030).
Nghiên cứu cho thấy giai đoạn phát triển của phôi và phân loại hình thái là những yếu tố chẩn đoán hữu ích về LBR trong các chu kỳ FET không sinh thiết. Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên quan nào trong các chu kỳ chuyển phôi nguyên bội. Trong thực hành lâm sàng, khi đặt ra câu hỏi rằng nên chuyển phôi nang nào, lựa chọn đầu tiên cho những bệnh nhân không trải qua PGT-A là phôi D5 có hình thái tốt. Đối với những bệnh nhân có chỉ định PGT-A, bất kể giai đoạn và hình thái phôi, bất kỳ phôi nguyên bội nào cũng có thể có kết quả lâm sàng đầy hứa hẹn và nên được xem xét chuyển.
Tài liệu tham khảo: Hui Ji, Yuxi Zhou, Shanren Cao và cộng sự. Effect of Embryo Developmental Stage, Morphological Grading, and Ploidy Status on Live Birth Rate in Frozen Cycles of Single Blastocyst Transfer. Reproductive Sciences. 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố độc hại trong dịch nang ảnh hưởng bất lợi đến khả năng mang thai và trẻ sinh sống ở phụ nữ thực hiện IVF - Ngày đăng: 28-08-2021
Ảnh hưởng của hình thái phôi nang và tốc độ phát triển đối với chiến lược chuyển phôi nang loại “C” trong chu kì chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 28-08-2021
Hiệu quả lâm sàng của việc kết hợp các kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ trên những bệnh nhân beta-thalasemia/hemoglobin e. Nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 28-08-2021
Mười một trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh: Kết quả của kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội kết hợp chẩn đoán đồng thời bệnh α- và β-thalassemia - Ngày đăng: 28-08-2021
Đánh giá tác động của nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết quả thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 28-08-2021
Nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm so sánh hiệu quả giữa hệ thống thủy tinh hóa phôi mở và hệ thống kín bán tự động - Ngày đăng: 25-08-2021
Stress oxi hóa và vô sinh nam - Ngày đăng: 25-08-2021
Resolvin E1 trong dịch nang là dấu ấn sinh học tiềm năng và cải thiện sự phát triển của noãn nhờ tối ưu tế bào cumulus - Ngày đăng: 24-08-2021
Noãn ngừng trưởng thành do đột biến PATL2 dẫn đến vô sinh nữ - Ngày đăng: 24-08-2021
Mối quan hệ giữa phân loại hình thái phôi và tỷ lệ làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 24-08-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK