Tin tức
on Tuesday 13-07-2021 2:05pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Lê Thị Loan - IVFMD
Viêm gan siêu vi B, C là một trong những bệnh lý phổ biến trên thế giới do virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus, HBV) và C (Hepatitis C virus, HCV) gây ra. Người nhiễm virus viêm gan, nếu không theo dõi và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Ngày nay, các nhà khoa học tìm thấy virus viêm gan không chỉ nằm ở tế bào biểu mô gan mà còn nằm ở tế bào biểu mô thận, buồng trứng và tinh hoàn, đặc biệt có cả trong tinh dịch. Điều này làm các nhà khoa học cực kỳ quan tâm.
Bài viết này trả lời một thắc mắc thường thấy của các nhà lâm sàng là: Liệu trạng thái nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hay không?
Một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu của tác giả Sana Karamolahi và cộng sự (2019) được thực hiện từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 3 năm 2014 tại Trung tâm nghiên cứu Y học sinh sản Royan nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của HBV và HCV lên chất lượng tinh trùng. Tổng cộng có 157 bệnh nhân nam tham gia nghiêm cứu được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm A: 112 bệnh nhân nam nhiễm HBV
- Nhóm B: 47 bệnh nhân nam nhiễm HCV
- Nhóm C: 112 bệnh nhân nam âm tính với cả HBV và HCV.
Tất cả các bệnh nhân đều được xét nghiệm máu bằng phương pháp phản ứng chuỗi Polymerase (Polymerase chain reaction, PCR) và tất cả các mẫu tinh dịch được thu thập sau 3 đến 5 ngày kiêng quan hệ tình dục và được phân tích theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization, WHO) (2001). Kết quả thu được như sau:
- Tổng lượng tinh trùng ở nhóm nhiễm HBV (nhóm A) và nhóm nhiễm HCV (nhóm B) giảm đáng kể so với nhóm chứng (nhóm C) (lần lượt là 100.95 ± 118.59, 118.22 ± 141.18, 166.27 ± 151.25; p < 0.001).
- Khả năng di động của tinh trùng giảm đáng kể ở nhóm nhiễm HBV (nhóm A) và nhóm nhiễm HCV (nhóm B) so với nhóm chứng (nhóm C) (lần lượt là 30.97 ± 25.88, 31.09 ± 28.72, 40.87 ± 23.37, p < 0.007).
- Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cao hơn ở nhóm chứng (nhóm C) so với nhóm nhiễm HBV (nhóm A) và nhóm nhiễm HCV (nhóm B) (lần lượt là 4.51 ± 3.15, 3.23 ± 3.27, 3.70 ± 3.83, p < 0.015).
Như vậy, nhiễm HBV và HCV có liên quan đến sự suy giảm chất lượng tinh trùng. Một số nghiên cứu của các tác giả Lorusso và cộng sự (2010), Ofney và cộng sự (2010), Zhou XP và cộng sự (2011) cũng cho thấy chất lượng tinh trùng giảm khi nam giới nhiễm HBV và HCV. Nghiên cứu của Moretti và cộng sự (2008) thấy rằng mặc dù chất lượng tinh trùng ở người nhiễm HBV và HCV không thay đổi nhưng quá trình chết theo chương trình lại tăng lên. Một nghiên cứu của Zhou XP và cộng sự (2011) cho thấy nhóm bệnh nhân nam hiếm muộn có nhiễm HBV thì số lượng tinh trùng thấp hơn, độ di động của tinh trùng kém và tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn sau ICSI so với nhóm không nhiễm HBV.
Hiện nay, người ta nghĩ nhiều đến các liệu pháp điều trị để cải thiện chất lượng tinh trùng ở các bệnh nhân nam hiếm muộn nhiễm HBV và HCV như liệu pháp kháng virus (Durazzo và cộng sự, 2006) hay là tăng vai trò của việc lọc rửa mẫu tinh dịch trước khi ICSI (Garrido và cộng sự, 2005). Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đề cập rõ ràng đến phương pháp điều trị như thế nào để tăng chất lượng tinh trùng và cải thiện tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở các bệnh nhân nam hiếm muộn có nhiễm HBV và HCV.
Trong tương lai, chúng ta cần phải xem lại quy trình lọc rửa tinh trùng và cần nhiều nghiên cứu hơn về phương pháp điều trị đối với các trường hợp bệnh nhân nam hiếm muộn nhiễm HBV và HCV nhằm tăng chất lượng tinh trùng và cải thiện tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Karamolahi S, Yazdi RS, Zangeneh M, Makiani MJ, Farhoodi B, Gilani MAS. Impact of hepatitis B virus and hepatitis C virus infection on sperm parameters of infertile men. Int J Reprod Biomed. 2019; 7(8):551-556. Published 2019 Sep 3. doi:10.18502/ijrm.v17i8.4820
Viêm gan siêu vi B, C là một trong những bệnh lý phổ biến trên thế giới do virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus, HBV) và C (Hepatitis C virus, HCV) gây ra. Người nhiễm virus viêm gan, nếu không theo dõi và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Ngày nay, các nhà khoa học tìm thấy virus viêm gan không chỉ nằm ở tế bào biểu mô gan mà còn nằm ở tế bào biểu mô thận, buồng trứng và tinh hoàn, đặc biệt có cả trong tinh dịch. Điều này làm các nhà khoa học cực kỳ quan tâm.
Bài viết này trả lời một thắc mắc thường thấy của các nhà lâm sàng là: Liệu trạng thái nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hay không?
Một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu của tác giả Sana Karamolahi và cộng sự (2019) được thực hiện từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 3 năm 2014 tại Trung tâm nghiên cứu Y học sinh sản Royan nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của HBV và HCV lên chất lượng tinh trùng. Tổng cộng có 157 bệnh nhân nam tham gia nghiêm cứu được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm A: 112 bệnh nhân nam nhiễm HBV
- Nhóm B: 47 bệnh nhân nam nhiễm HCV
- Nhóm C: 112 bệnh nhân nam âm tính với cả HBV và HCV.
Tất cả các bệnh nhân đều được xét nghiệm máu bằng phương pháp phản ứng chuỗi Polymerase (Polymerase chain reaction, PCR) và tất cả các mẫu tinh dịch được thu thập sau 3 đến 5 ngày kiêng quan hệ tình dục và được phân tích theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization, WHO) (2001). Kết quả thu được như sau:
- Tổng lượng tinh trùng ở nhóm nhiễm HBV (nhóm A) và nhóm nhiễm HCV (nhóm B) giảm đáng kể so với nhóm chứng (nhóm C) (lần lượt là 100.95 ± 118.59, 118.22 ± 141.18, 166.27 ± 151.25; p < 0.001).
- Khả năng di động của tinh trùng giảm đáng kể ở nhóm nhiễm HBV (nhóm A) và nhóm nhiễm HCV (nhóm B) so với nhóm chứng (nhóm C) (lần lượt là 30.97 ± 25.88, 31.09 ± 28.72, 40.87 ± 23.37, p < 0.007).
- Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cao hơn ở nhóm chứng (nhóm C) so với nhóm nhiễm HBV (nhóm A) và nhóm nhiễm HCV (nhóm B) (lần lượt là 4.51 ± 3.15, 3.23 ± 3.27, 3.70 ± 3.83, p < 0.015).
Như vậy, nhiễm HBV và HCV có liên quan đến sự suy giảm chất lượng tinh trùng. Một số nghiên cứu của các tác giả Lorusso và cộng sự (2010), Ofney và cộng sự (2010), Zhou XP và cộng sự (2011) cũng cho thấy chất lượng tinh trùng giảm khi nam giới nhiễm HBV và HCV. Nghiên cứu của Moretti và cộng sự (2008) thấy rằng mặc dù chất lượng tinh trùng ở người nhiễm HBV và HCV không thay đổi nhưng quá trình chết theo chương trình lại tăng lên. Một nghiên cứu của Zhou XP và cộng sự (2011) cho thấy nhóm bệnh nhân nam hiếm muộn có nhiễm HBV thì số lượng tinh trùng thấp hơn, độ di động của tinh trùng kém và tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn sau ICSI so với nhóm không nhiễm HBV.
Hiện nay, người ta nghĩ nhiều đến các liệu pháp điều trị để cải thiện chất lượng tinh trùng ở các bệnh nhân nam hiếm muộn nhiễm HBV và HCV như liệu pháp kháng virus (Durazzo và cộng sự, 2006) hay là tăng vai trò của việc lọc rửa mẫu tinh dịch trước khi ICSI (Garrido và cộng sự, 2005). Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đề cập rõ ràng đến phương pháp điều trị như thế nào để tăng chất lượng tinh trùng và cải thiện tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở các bệnh nhân nam hiếm muộn có nhiễm HBV và HCV.
Trong tương lai, chúng ta cần phải xem lại quy trình lọc rửa tinh trùng và cần nhiều nghiên cứu hơn về phương pháp điều trị đối với các trường hợp bệnh nhân nam hiếm muộn nhiễm HBV và HCV nhằm tăng chất lượng tinh trùng và cải thiện tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Karamolahi S, Yazdi RS, Zangeneh M, Makiani MJ, Farhoodi B, Gilani MAS. Impact of hepatitis B virus and hepatitis C virus infection on sperm parameters of infertile men. Int J Reprod Biomed. 2019; 7(8):551-556. Published 2019 Sep 3. doi:10.18502/ijrm.v17i8.4820
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ thai lạc chỗ và thai đúng vị trí kết hợp thai lạc chỗ sau chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang và phôi phân chia: Nghiên cứu từ dữ liệu của SART CORS - Ngày đăng: 13-07-2021
Chức năng kháng oxy hóa của HDL dịch nang - Ngày đăng: 13-07-2021
Khả năng sửa chữa phân mảnh DNA tinh trùng của noãn: ảnh hưởng của tuổi mẹ trên kết quả ICSI - Ngày đăng: 12-07-2021
Thuốc chủng ngừa COVID-19 có an toàn trong thai kỳ hay không? - Ngày đăng: 12-07-2021
Sức khoẻ của trẻ 2 tuổi được sinh ra từ noãn thuỷ tinh hoá hiến tặng so với trẻ cùng lứa tuổi được sinh từ noãn tươi hiến tặng - Ngày đăng: 12-07-2021
Ảnh hưởng và cơ chế của nhiễm trùng đường sinh dục lên các thông số stress oxy hoá, phân mảnh DNA tinh trùng và chất lượng tinh dịch ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 12-07-2021
Tư vấn khám bệnh từ xa để chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đại dịch COVID-19: phương pháp hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? - Ngày đăng: 12-07-2021
Hội chứng buồng trứng đa nang và trầm cảm sau sinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 07-07-2021
Tuổi phôi nang, độ nở rộng, hình thái lớp lá nuôi phôi và số lượng phôi nang trữ lạnh là các yếu tố dự đoán khả năng làm tổ của một chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 07-07-2021
Các yếu tố tiên lượng khả năng có thai sau gây phóng noãn – bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 07-07-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK