Tin tức
on Monday 12-07-2021 12:45pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Chất lượng tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chấn thương cơ học, căng thẳng tâm lý, ô nhiễm môi trường. Nhiễm trùng đường sinh dục ở nam giới là mối đe doạ lớn đối với sức khỏe sinh sản, là nguyên nhân gây vô sinh cho khoảng 15% bệnh nhân. Viêm niệu đạo do lậu cầu, thường gây ra bởi hai loại vi khuẩn là Ureaplasma Urealyticum (UU) và Chlamydia Trachomatis (CT). Nhiễm trùng đường sinh dục ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch, quá trình sinh tinh, ức chế sự gắn kết tinh trùng vào màng trong suốt của noãn. CT có thể tạo ra phospholipase A2, phân huỷ arachidonic acid thành prostaglandins, gây viêm niệu đạo, viêm mào tinh và tinh hoàn.
Elastase là một loại protease hòa tan trong tinh dịch. Nếu tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục lan rộng, một lượng lớn elastate được giải phóng và tương tác với các chất oxy hóa khác để thực hiện vai trò kháng viêm. Do đó, việc nhiễm trùng đường sinh dục gây tăng nồng độ các gốc oxy hoá tự do (Reactive Oxygen Species – ROS) trong tinh dịch, gây ra sự peroxy hóa màng lipid và tổn thương DNA của tinh trùng. Malondialdehyde (MDA) là một sản phẩm thoái hóa của quá trình peroxy hóa màng lipid. Việc xác định sự thay đổi hàm lượng tương đối của MDA giúp hiểu được quá trình peroxy hóa màng sinh học và phản ánh gián tiếp mức độ gây tổn thương của ROS lên cấu trúc, chức năng của màng tế bào tinh trùng và hệ sinh dục. Tổng khả năng kháng oxy hóa (Total Antioxidant Capacity - TAC) là đại diện cho khả năng kháng oxy hóa tổng thể trong cơ thể, có thể được phản ánh bởi đo lường hàm lượng TAC trong tinh dịch.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động và ảnh hưởng của nhiễm trùng đường sinh dục lên các chỉ số tinh dịch, các thông số stress oxy hóa, chỉ số phân mảnh DNA (DNA Fragmentation Index – DFI) tinh trùng và chất lượng tinh dịch ở nam giới vô sinh.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu được thực hiện trên 253 nam giới vô sinh (từ 18 – 35 tuổi), từ năm 2016 – 2017. Các bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: nhóm I (dương tính với CT, n=63), nhóm II (dương tính với UU, n= 60), nhóm III (dương tính với CT và UU, n=62), nhóm IV (không bị nhiễm trùng, n=68). Các trường hợp bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu gồm: chấn thương, bệnh lý đường tiết niệu và sinh dục (giãn tĩnh mạch thừng tinh, hẹp bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh), tiền sử dùng thuốc (hormones hoặc chất gây độc) và yếu tố nghề nghiệp (bức xạ, hóa chất, nhiệt độ cao).
Kết quả:
Bàn luận: Trong nghiên cứu, các thông số tinh dịch đồ, DFI có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm I, II, III so với nhóm đối chứng, chứng tỏ rằng nhiễm trùng CT và UU có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch, làm mất tính toàn vẹn DNA và tăng tỷ lệ DNA phân mảnh tinh trùng. Bên cạnh đó, nhóm đối chứng có mức MDA thấp hơn và TAC cao hơn rõ rệt so với nhóm bị nhiễm trùng. Sự hiện diện cao của MDA, được tạo ra trong quá trình peroxy hoá màng lipid và mức TAC giảm gây ra stress oxy hoá, phá huỷ màng tinh trùng. Ngoài ra, khi số lượng bạch cầu trong tinh dịch tăng, dẫn đến gia tăng ROS, làm giảm độ di động, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới và hình dạng bình thường so với nhóm đối chứng (P<0,05). ROS trong tinh dịch cao có thể dẫn đến tổn thương hình dạng tinh trùng do quá trình peroxy hoá và thay đổi tính lưu động của màng tế bào, tấn công và gây tổn thương DNA tinh trùng. Đồng thời, các enzyme trong bạch cầu (peroxidase, elastase, collagenase), các chất chuyển hóa cũng có thể gây tổn thương và làm giảm khả năng di động của tinh trùng.
Kết luận: Nhiễm trùng UU và CT trong đường sinh dục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng, phá huỷ tính toàn vẹn DNA và làm tăng tỷ lệ DNA phân mảnh tinh trùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bất thường cao và độ di động thấp khi số lượng bạch cầu tăng cao.
Nguồn: Liu, K. S., Mao, X. D., Pan, F., & An, R. F. (2021). Effect and mechanisms of reproductive tract infection on oxidative stress parameters, sperm DNA fragmentation, and semen quality in infertile males. Reproductive Biology and Endocrinology, 19(1), 1-12.
Chất lượng tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chấn thương cơ học, căng thẳng tâm lý, ô nhiễm môi trường. Nhiễm trùng đường sinh dục ở nam giới là mối đe doạ lớn đối với sức khỏe sinh sản, là nguyên nhân gây vô sinh cho khoảng 15% bệnh nhân. Viêm niệu đạo do lậu cầu, thường gây ra bởi hai loại vi khuẩn là Ureaplasma Urealyticum (UU) và Chlamydia Trachomatis (CT). Nhiễm trùng đường sinh dục ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch, quá trình sinh tinh, ức chế sự gắn kết tinh trùng vào màng trong suốt của noãn. CT có thể tạo ra phospholipase A2, phân huỷ arachidonic acid thành prostaglandins, gây viêm niệu đạo, viêm mào tinh và tinh hoàn.
Elastase là một loại protease hòa tan trong tinh dịch. Nếu tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục lan rộng, một lượng lớn elastate được giải phóng và tương tác với các chất oxy hóa khác để thực hiện vai trò kháng viêm. Do đó, việc nhiễm trùng đường sinh dục gây tăng nồng độ các gốc oxy hoá tự do (Reactive Oxygen Species – ROS) trong tinh dịch, gây ra sự peroxy hóa màng lipid và tổn thương DNA của tinh trùng. Malondialdehyde (MDA) là một sản phẩm thoái hóa của quá trình peroxy hóa màng lipid. Việc xác định sự thay đổi hàm lượng tương đối của MDA giúp hiểu được quá trình peroxy hóa màng sinh học và phản ánh gián tiếp mức độ gây tổn thương của ROS lên cấu trúc, chức năng của màng tế bào tinh trùng và hệ sinh dục. Tổng khả năng kháng oxy hóa (Total Antioxidant Capacity - TAC) là đại diện cho khả năng kháng oxy hóa tổng thể trong cơ thể, có thể được phản ánh bởi đo lường hàm lượng TAC trong tinh dịch.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động và ảnh hưởng của nhiễm trùng đường sinh dục lên các chỉ số tinh dịch, các thông số stress oxy hóa, chỉ số phân mảnh DNA (DNA Fragmentation Index – DFI) tinh trùng và chất lượng tinh dịch ở nam giới vô sinh.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu được thực hiện trên 253 nam giới vô sinh (từ 18 – 35 tuổi), từ năm 2016 – 2017. Các bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: nhóm I (dương tính với CT, n=63), nhóm II (dương tính với UU, n= 60), nhóm III (dương tính với CT và UU, n=62), nhóm IV (không bị nhiễm trùng, n=68). Các trường hợp bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu gồm: chấn thương, bệnh lý đường tiết niệu và sinh dục (giãn tĩnh mạch thừng tinh, hẹp bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh), tiền sử dùng thuốc (hormones hoặc chất gây độc) và yếu tố nghề nghiệp (bức xạ, hóa chất, nhiệt độ cao).
Kết quả:
- Về chỉ số tinh dịch đồ: các thông số tinh dịch đồ (độ di động, tỷ lệ sống, di động tiến tới và hình dạng bình thường) của nhóm I, II, III thấp hơn so với nhóm đối chứng (P<0,05) và nhóm III thấp hơn rõ rệt so với nhóm I và II (P<0,05).
- Về độ phân mảnh DNA và các thông số stress oxy hoá: Hai thông số (DFI, elastase) của nhóm II và III cao hơn đáng kể so với nhóm IV, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Nhóm I, II và III cho thấy thông số MDA cao hơn và TAC thấp hơn đáng kể so với nhóm IV (P <0,05).
- Các thông số tinh dịch (độ di động, độ di động tiến tới, tỷ lệ tinh trùng hình dạng bình thường) thấp hơn và DFI cao hơn ở nhóm có số lượng bạch cầu > 106 bạch cầu/ml so với nhóm < 106 bạch cầu/ml, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Bàn luận: Trong nghiên cứu, các thông số tinh dịch đồ, DFI có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm I, II, III so với nhóm đối chứng, chứng tỏ rằng nhiễm trùng CT và UU có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch, làm mất tính toàn vẹn DNA và tăng tỷ lệ DNA phân mảnh tinh trùng. Bên cạnh đó, nhóm đối chứng có mức MDA thấp hơn và TAC cao hơn rõ rệt so với nhóm bị nhiễm trùng. Sự hiện diện cao của MDA, được tạo ra trong quá trình peroxy hoá màng lipid và mức TAC giảm gây ra stress oxy hoá, phá huỷ màng tinh trùng. Ngoài ra, khi số lượng bạch cầu trong tinh dịch tăng, dẫn đến gia tăng ROS, làm giảm độ di động, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới và hình dạng bình thường so với nhóm đối chứng (P<0,05). ROS trong tinh dịch cao có thể dẫn đến tổn thương hình dạng tinh trùng do quá trình peroxy hoá và thay đổi tính lưu động của màng tế bào, tấn công và gây tổn thương DNA tinh trùng. Đồng thời, các enzyme trong bạch cầu (peroxidase, elastase, collagenase), các chất chuyển hóa cũng có thể gây tổn thương và làm giảm khả năng di động của tinh trùng.
Kết luận: Nhiễm trùng UU và CT trong đường sinh dục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng, phá huỷ tính toàn vẹn DNA và làm tăng tỷ lệ DNA phân mảnh tinh trùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bất thường cao và độ di động thấp khi số lượng bạch cầu tăng cao.
Nguồn: Liu, K. S., Mao, X. D., Pan, F., & An, R. F. (2021). Effect and mechanisms of reproductive tract infection on oxidative stress parameters, sperm DNA fragmentation, and semen quality in infertile males. Reproductive Biology and Endocrinology, 19(1), 1-12.
Từ khóa: Phân mảnh DNA, Ureaplasma urealyticum, Chlamydia trachomatis, Thông số tinh dịch, Malondialdehyde.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tư vấn khám bệnh từ xa để chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đại dịch COVID-19: phương pháp hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? - Ngày đăng: 12-07-2021
Hội chứng buồng trứng đa nang và trầm cảm sau sinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 07-07-2021
Tuổi phôi nang, độ nở rộng, hình thái lớp lá nuôi phôi và số lượng phôi nang trữ lạnh là các yếu tố dự đoán khả năng làm tổ của một chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 07-07-2021
Các yếu tố tiên lượng khả năng có thai sau gây phóng noãn – bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 07-07-2021
Sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch của nam giới vô sinh - Bệnh nhân vô sinh nam dương tính với ASA - Ngày đăng: 07-07-2021
Song sinh cùng hợp tử sau khi chuyển đơn phôi nang: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và mù đôi phân tích time lapse - Ngày đăng: 02-07-2021
Mối quan hệ giữa stress và vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2021
Trẻ hoá buồng trứng - sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để khôi phục khả năng sinh sản ở bệnh nhân suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 02-07-2021
So sánh tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh giữa phương pháp chuyển phôi tươi và phôi trữ ở nhóm bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung nặng - Ngày đăng: 02-07-2021
Siêu âm dự đoán kết cục chu sinh ở thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn - Ngày đăng: 02-07-2021
Mức độ ferritin có liên quan tỉ lệ nghịch với số lần sẩy thai trước đó ở nhóm phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 02-07-2021
Báo cáo trường hợp sinh sống ở bệnh nhân noãn thu nhận được hoàn toàn không có màng zona - Ngày đăng: 02-07-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK