Tin tức
on Wednesday 07-07-2021 4:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. HOÀNG THU NGÂN – IVFMD
Hội chứng buồng trứng đa nang (HC BTĐN) là tình trạng rối loạn thần kinh-nội tiết phổ biến, ảnh hưởng khoảng 10% phụ nữ trên toàn thế giới. Phụ nữ có HC BTĐN có nhiều nguy cơ gặp phải các áp lực tâm lý trước, trong và sau sinh, liên quan đến quá trình điều trị hiếm muộn, các bệnh lý nội khoa và các biến cố xảy đến trong thai kỳ, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này. Gần đây, Koric A và cộng sự đã công bố một nghiên cứu liên quan đến trầm cảm sau sinh (Postpartum depression, PPD) ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN, xuất bản trên tạp chí American Journal of Obstetrics vào tháng 6/2021.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm phụ nữ đã hoàn thành Hệ thống giám sát đánh giá rủi ro khi mang thai ở Utah (UT-PRAMS) giai đoạn từ 2016 đến 2018. Để đánh giá sự hiện diện trầm cảm và lo lắng trước và trong khi mang thai, người phụ nữ được hỏi “Trong suốt thời gian bạn mang thai gần đây, bạn có theo dõi tình trạng sức khỏe không?”. Sau đó, PPD được xác định khi có câu trả lời “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” trong một trong hai câu hỏi sau: (1) “Sau sinh, bạn có cảm thấy thất vọng, chán nản hay tuyệt vọng không?” và (2) “Sau sinh, bạn có mất hứng thú với những việc mình yêu thích không?”. Có 3906 phụ nữ được đưa vào phân tích, phản ánh dân số ước tính là 142.963 phụ nữ theo phương pháp chọn mẫu PRAMS.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có 8,2% phụ nữ có HC BTĐN; 19,1%, 6,2% và 4,4% phụ nữ có kinh nguyệt không đều và mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều và rậm lông, và có cả 3 nhóm triệu chứng trên. Nhóm phụ nữ có HC BTĐN lớn tuổi hơn (30,4 tuổi so với 28,6 tuổi; P<0,001), có BMI cao hơn (28,7 so với 25,8; P<0,01), có trầm cảm trước sinh nhiều hơn (21,2% so với 17,4%, P = 0,18), lo lắng trước khi sinh nhiều hơn (30,8% so với 22,9%), trầm cảm sau sinh nhiều hơn (12,0% so với 9,2%), hoặc mất hứng thú trong cuộc sống nhiều hơn (13,6% so với 9,9%) so với phụ nữ không có HC BTĐN. Trầm cảm và lo lắng trước sinh ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh (ở 20% trường hợp) và mất hứng thú sau sinh (ở 30% trường hợp) trong nhóm phụ nữ có HC BTĐN. Có rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ, phương pháp sinh, tăng huyết áp thai kỳ, sinh non và thai nhỏ hơn so với tuổi thai trong mối quan hệ giữa HC BTĐN và trầm cảm sau sinh và mất hứng thú sau sinh.
Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu đã báo cáo trước đây về mối liên quan giữa HC BTĐN và lo lắng và trầm cảm trước sinh. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa HC BTĐN và lo lắng trước sinh và sau sinh. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng phụ nữ bị HC BTĐN dễ bị lo lắng và trầm cảm trước sinh và sau sinh có thể do mất cân bằng về nội tiết tố và trao đổi chất trong cơ thể (hiện tượng cường androgen, sự nhạy cảm của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, hiện tượng cường hormone tuyến thượng thận và sự gia tăng của nồng độ cortisol trong huyết thanh). Những rối loạn này làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của thai phụ về mặt tâm lý. Nghiên cứu này cũng xem xét tác động trung gian của các yếu tố lâm sàng đối với sức khỏe tâm lý sau sinh, mặc dù lo lắng và trầm cảm trước khi sinh giải thích một phần
Những phát hiện này cho thấy HC BTĐN có mối liên quan đến trầm cảm hoặc mất hứng thú sau sinh. Lo lắng và trầm cảm trước sinh có vai trò trung gian trong mối liên hệ giữa HC BTĐN và trầm cảm và mất hứng thú sau sinh. Như vậy, nghiên cứu nhấn mạnh giá trị của việc sàng lọc tâm lý trước sinh, góp phần nâng cao sức khỏe tâm lý và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh cho nhóm phụ nữ có HC BTĐN.
Tài liệu tham khảo: Koric A, Singh B, VanDerslice JA, Stanford JB, Rogers CR, Egan DT, Agyemang DO, Schliep K. Polycystic ovary syndrome and postpartum depression symptoms: a population-based cohort study. Am J Obstet Gynecol. 2021 Jun;224(6):591.e1-591.e12. doi: 10.1016/j.ajog.2020.12.1215. Epub 2021 Jan 4. PMID: 33412131.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HC BTĐN) là tình trạng rối loạn thần kinh-nội tiết phổ biến, ảnh hưởng khoảng 10% phụ nữ trên toàn thế giới. Phụ nữ có HC BTĐN có nhiều nguy cơ gặp phải các áp lực tâm lý trước, trong và sau sinh, liên quan đến quá trình điều trị hiếm muộn, các bệnh lý nội khoa và các biến cố xảy đến trong thai kỳ, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này. Gần đây, Koric A và cộng sự đã công bố một nghiên cứu liên quan đến trầm cảm sau sinh (Postpartum depression, PPD) ở nhóm phụ nữ có HC BTĐN, xuất bản trên tạp chí American Journal of Obstetrics vào tháng 6/2021.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm phụ nữ đã hoàn thành Hệ thống giám sát đánh giá rủi ro khi mang thai ở Utah (UT-PRAMS) giai đoạn từ 2016 đến 2018. Để đánh giá sự hiện diện trầm cảm và lo lắng trước và trong khi mang thai, người phụ nữ được hỏi “Trong suốt thời gian bạn mang thai gần đây, bạn có theo dõi tình trạng sức khỏe không?”. Sau đó, PPD được xác định khi có câu trả lời “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” trong một trong hai câu hỏi sau: (1) “Sau sinh, bạn có cảm thấy thất vọng, chán nản hay tuyệt vọng không?” và (2) “Sau sinh, bạn có mất hứng thú với những việc mình yêu thích không?”. Có 3906 phụ nữ được đưa vào phân tích, phản ánh dân số ước tính là 142.963 phụ nữ theo phương pháp chọn mẫu PRAMS.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có 8,2% phụ nữ có HC BTĐN; 19,1%, 6,2% và 4,4% phụ nữ có kinh nguyệt không đều và mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều và rậm lông, và có cả 3 nhóm triệu chứng trên. Nhóm phụ nữ có HC BTĐN lớn tuổi hơn (30,4 tuổi so với 28,6 tuổi; P<0,001), có BMI cao hơn (28,7 so với 25,8; P<0,01), có trầm cảm trước sinh nhiều hơn (21,2% so với 17,4%, P = 0,18), lo lắng trước khi sinh nhiều hơn (30,8% so với 22,9%), trầm cảm sau sinh nhiều hơn (12,0% so với 9,2%), hoặc mất hứng thú trong cuộc sống nhiều hơn (13,6% so với 9,9%) so với phụ nữ không có HC BTĐN. Trầm cảm và lo lắng trước sinh ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh (ở 20% trường hợp) và mất hứng thú sau sinh (ở 30% trường hợp) trong nhóm phụ nữ có HC BTĐN. Có rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ, phương pháp sinh, tăng huyết áp thai kỳ, sinh non và thai nhỏ hơn so với tuổi thai trong mối quan hệ giữa HC BTĐN và trầm cảm sau sinh và mất hứng thú sau sinh.
Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu đã báo cáo trước đây về mối liên quan giữa HC BTĐN và lo lắng và trầm cảm trước sinh. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa HC BTĐN và lo lắng trước sinh và sau sinh. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng phụ nữ bị HC BTĐN dễ bị lo lắng và trầm cảm trước sinh và sau sinh có thể do mất cân bằng về nội tiết tố và trao đổi chất trong cơ thể (hiện tượng cường androgen, sự nhạy cảm của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, hiện tượng cường hormone tuyến thượng thận và sự gia tăng của nồng độ cortisol trong huyết thanh). Những rối loạn này làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của thai phụ về mặt tâm lý. Nghiên cứu này cũng xem xét tác động trung gian của các yếu tố lâm sàng đối với sức khỏe tâm lý sau sinh, mặc dù lo lắng và trầm cảm trước khi sinh giải thích một phần
Những phát hiện này cho thấy HC BTĐN có mối liên quan đến trầm cảm hoặc mất hứng thú sau sinh. Lo lắng và trầm cảm trước sinh có vai trò trung gian trong mối liên hệ giữa HC BTĐN và trầm cảm và mất hứng thú sau sinh. Như vậy, nghiên cứu nhấn mạnh giá trị của việc sàng lọc tâm lý trước sinh, góp phần nâng cao sức khỏe tâm lý và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh cho nhóm phụ nữ có HC BTĐN.
Tài liệu tham khảo: Koric A, Singh B, VanDerslice JA, Stanford JB, Rogers CR, Egan DT, Agyemang DO, Schliep K. Polycystic ovary syndrome and postpartum depression symptoms: a population-based cohort study. Am J Obstet Gynecol. 2021 Jun;224(6):591.e1-591.e12. doi: 10.1016/j.ajog.2020.12.1215. Epub 2021 Jan 4. PMID: 33412131.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tuổi phôi nang, độ nở rộng, hình thái lớp lá nuôi phôi và số lượng phôi nang trữ lạnh là các yếu tố dự đoán khả năng làm tổ của một chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 07-07-2021
Các yếu tố tiên lượng khả năng có thai sau gây phóng noãn – bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 07-07-2021
Sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch của nam giới vô sinh - Bệnh nhân vô sinh nam dương tính với ASA - Ngày đăng: 07-07-2021
Song sinh cùng hợp tử sau khi chuyển đơn phôi nang: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và mù đôi phân tích time lapse - Ngày đăng: 02-07-2021
Mối quan hệ giữa stress và vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2021
Trẻ hoá buồng trứng - sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để khôi phục khả năng sinh sản ở bệnh nhân suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 02-07-2021
So sánh tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh giữa phương pháp chuyển phôi tươi và phôi trữ ở nhóm bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung nặng - Ngày đăng: 02-07-2021
Siêu âm dự đoán kết cục chu sinh ở thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn - Ngày đăng: 02-07-2021
Mức độ ferritin có liên quan tỉ lệ nghịch với số lần sẩy thai trước đó ở nhóm phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 02-07-2021
Báo cáo trường hợp sinh sống ở bệnh nhân noãn thu nhận được hoàn toàn không có màng zona - Ngày đăng: 02-07-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK