Tin tức
on Monday 12-07-2021 12:47pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Thuỷ tinh hoá noãn, thay vì đông lạnh chậm, là phương pháp được sử dụng phổ biến trong trữ lạnh noãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, noãn bào được thuỷ tinh hoá tương đương với noãn tươi về tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, thai lâm sàng, thai diễn tiến và trẻ sinh sống. Thêm vào đó, thuỷ tinh hoá noãn không có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển phôi, không tìm thấy sự khác biệt giữa noãn tươi với noãn thuỷ tinh hoá về tỷ lệ phân chia, hình thành phôi nang và chất lượng phôi. Một trong những lý do chính gây lo ngại trong thuỷ tinh hoá noãn bào là kết hợp việc sử dụng chất bảo quản đông lạnh nồng độ cao, có thể gây độc với tốc độ đông lạnh cực nhanh, có thể gây tổn thương lạnh cho noãn.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) sử dụng noãn được thuỷ tinh hoá cho kết quả sản khoa tương tự với noãn tươi, bao gồm: các biến chứng liên quan đến thai kỳ như xuất huyết trước sinh, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, ứ mật thai kỳ và vỡ ối non. Hơn nữa, kết quả sơ sinh ở trẻ sinh ra trong nhóm noãn thuỷ tinh hoá được chứng minh tương đương so với trẻ cùng lứa tuổi về cân nặng, chiều cao khi sinh, tuổi thai trung bình, điểm số Apgar và tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Mặc dù các nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ, nhưng cũng cung cấp thêm bằng chứng về sự an toàn của kỹ thuật thuỷ tinh hoá noãn bào, không gây thêm bất lợi sản khoa hoặc chu sinh.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu đơn trung tâm gồm hai tập dữ liệu hồi cứu và tiến cứu các chu kỳ xin – cho noãn từ 01/2010 – 07/2015 và 08/2015 – 03/2017. Nghiên cứu ghi nhận, so sánh các thông số sinh trắc học và sức khoẻ của trẻ được sinh từ nhóm noãn thuỷ tinh hoá (n = 71) và nhóm noãn tươi (n = 41), được chỉ định thực hiện ICSI và chuyển phôi tươi.
Kết quả: Không có sự khác biệt về thông số các biến điều trị (ngày chuyển phôi, tuổi người cho noãn), đặc điểm của bệnh nhân (tuổi, chỉ số khối cơ thể), các chỉ số đo lường kết quả sơ sinh (tuổi thai, cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của trẻ lúc sinh).
Bàn luận: Các bệnh nhân mang thai từ nhóm noãn thuỷ tinh hoá phức tạp hơn đáng kể so với nhóm noãn tươi vì tăng huyết áp thai kỳ. Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng sản khoa thường gặp ở bệnh nhân được chuyển phôi thuỷ tinh hoá (Roque và cộng sự, 2018; Sites và cộng sự, 2017). Nguyên nhân có thể liên quan đến chính quá trình thuỷ tinh hoá ảnh hưởng đến phôi thai, thay đổi thượng di truyền (epigenetic) hoặc quá trình trao đổi chất trong giai đoạn tiền làm tổ, ảnh hưởng đến kết quả sản khoa. Ngoài ra, quá trình thuỷ tinh hoá làm tổn thương lớp tế bào lá nuôi (Trophectoderm - TE) của phôi nang dẫn đến kết quả mang thai bất lợi. Do đó, cần thêm nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố dẫn đến tăng nguy cơ sản khoa ở các trường hợp mang thai từ phôi hoặc noãn thuỷ tinh hoá, đặc biệt là chu kỳ sử dụng noãn xin – cho.
Trong nghiên cứu này, trẻ được sinh ra từ nhóm noãn thuỷ tinh hoá có cân nặng trung bình khi sinh thấp hơn so với nhóm noãn tươi. Nguyên nhân có thể do tăng huyết áp thai kỳ được ghi nhận trong nhóm noãn thuỷ tinh hoá. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nghiên cứu khiêm tốn, sự khác biệt về cân nặng khi sinh giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê trong phân tích điều chỉnh.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy sự tăng trưởng và sức khoẻ của những trẻ hai tuổi được sinh ra từ noãn thuỷ tinh hoá tương tự so với trẻ được sinh ra từ noãn tươi. Quy trình thuỷ tinh hoá noãn bào không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và có thể được xem là quy trình hỗ trợ sinh sản an toàn.
Nguồn: Christophe, B., Maryse, B., Andrea, B và cộng sự (2021). Health of 2-year-old children born after vitrified oocyte donation in comparison with peers born after fresh oocyte donation. Human reproduction open, 2021(1), 1-11
Thuỷ tinh hoá noãn, thay vì đông lạnh chậm, là phương pháp được sử dụng phổ biến trong trữ lạnh noãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, noãn bào được thuỷ tinh hoá tương đương với noãn tươi về tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, thai lâm sàng, thai diễn tiến và trẻ sinh sống. Thêm vào đó, thuỷ tinh hoá noãn không có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển phôi, không tìm thấy sự khác biệt giữa noãn tươi với noãn thuỷ tinh hoá về tỷ lệ phân chia, hình thành phôi nang và chất lượng phôi. Một trong những lý do chính gây lo ngại trong thuỷ tinh hoá noãn bào là kết hợp việc sử dụng chất bảo quản đông lạnh nồng độ cao, có thể gây độc với tốc độ đông lạnh cực nhanh, có thể gây tổn thương lạnh cho noãn.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) sử dụng noãn được thuỷ tinh hoá cho kết quả sản khoa tương tự với noãn tươi, bao gồm: các biến chứng liên quan đến thai kỳ như xuất huyết trước sinh, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, ứ mật thai kỳ và vỡ ối non. Hơn nữa, kết quả sơ sinh ở trẻ sinh ra trong nhóm noãn thuỷ tinh hoá được chứng minh tương đương so với trẻ cùng lứa tuổi về cân nặng, chiều cao khi sinh, tuổi thai trung bình, điểm số Apgar và tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Mặc dù các nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ, nhưng cũng cung cấp thêm bằng chứng về sự an toàn của kỹ thuật thuỷ tinh hoá noãn bào, không gây thêm bất lợi sản khoa hoặc chu sinh.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu đơn trung tâm gồm hai tập dữ liệu hồi cứu và tiến cứu các chu kỳ xin – cho noãn từ 01/2010 – 07/2015 và 08/2015 – 03/2017. Nghiên cứu ghi nhận, so sánh các thông số sinh trắc học và sức khoẻ của trẻ được sinh từ nhóm noãn thuỷ tinh hoá (n = 71) và nhóm noãn tươi (n = 41), được chỉ định thực hiện ICSI và chuyển phôi tươi.
Kết quả: Không có sự khác biệt về thông số các biến điều trị (ngày chuyển phôi, tuổi người cho noãn), đặc điểm của bệnh nhân (tuổi, chỉ số khối cơ thể), các chỉ số đo lường kết quả sơ sinh (tuổi thai, cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của trẻ lúc sinh).
- Kết quả sản khoa: Tỷ lệ nhập viện do nghén nặng cao hơn đáng kể ở nhóm noãn tươi so với nhóm thuỷ tinh hoá (P = 0,04). Nhóm mang thai từ noãn thuỷ tinh hoá bị tăng huyết áp thai kỳ nhiều hơn đáng kể (23,6%) so với nhóm noãn tươi (7,3%; P=0,04). Không có sự khác biệt về tần suất tiền sản giật (P=0,32) hoặc tán huyết, tăng men gan (P=0,55) giữa các nhóm. Tỷ lệ các kết cục sản khoa khác đều tương đương giữa hai nhóm (P>0,05).
- Kết quả sơ sinh: Tuổi thai trung bình và tỷ lệ sinh non tương đương giữa các nhóm (P >0,05). Trẻ được sinh ra từ nhóm thủy tinh hóa có cân nặng trung bình thấp hơn (3.200 so với 3.404 gram; P=0,04). Khoảng thời gian trữ lạnh của noãn thuỷ tinh hoá không liên quan đến cân nặng khi sinh (P=0,45).
- Kết quả sức khoẻ của trẻ sau 2 năm: Các thông số gồm bệnh mãn tính, chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, chu vi cánh tay, vòng eo ở trẻ của hai nhóm không có sự khác biệt (P>0,05).
Bàn luận: Các bệnh nhân mang thai từ nhóm noãn thuỷ tinh hoá phức tạp hơn đáng kể so với nhóm noãn tươi vì tăng huyết áp thai kỳ. Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng sản khoa thường gặp ở bệnh nhân được chuyển phôi thuỷ tinh hoá (Roque và cộng sự, 2018; Sites và cộng sự, 2017). Nguyên nhân có thể liên quan đến chính quá trình thuỷ tinh hoá ảnh hưởng đến phôi thai, thay đổi thượng di truyền (epigenetic) hoặc quá trình trao đổi chất trong giai đoạn tiền làm tổ, ảnh hưởng đến kết quả sản khoa. Ngoài ra, quá trình thuỷ tinh hoá làm tổn thương lớp tế bào lá nuôi (Trophectoderm - TE) của phôi nang dẫn đến kết quả mang thai bất lợi. Do đó, cần thêm nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố dẫn đến tăng nguy cơ sản khoa ở các trường hợp mang thai từ phôi hoặc noãn thuỷ tinh hoá, đặc biệt là chu kỳ sử dụng noãn xin – cho.
Trong nghiên cứu này, trẻ được sinh ra từ nhóm noãn thuỷ tinh hoá có cân nặng trung bình khi sinh thấp hơn so với nhóm noãn tươi. Nguyên nhân có thể do tăng huyết áp thai kỳ được ghi nhận trong nhóm noãn thuỷ tinh hoá. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nghiên cứu khiêm tốn, sự khác biệt về cân nặng khi sinh giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê trong phân tích điều chỉnh.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy sự tăng trưởng và sức khoẻ của những trẻ hai tuổi được sinh ra từ noãn thuỷ tinh hoá tương tự so với trẻ được sinh ra từ noãn tươi. Quy trình thuỷ tinh hoá noãn bào không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và có thể được xem là quy trình hỗ trợ sinh sản an toàn.
Nguồn: Christophe, B., Maryse, B., Andrea, B và cộng sự (2021). Health of 2-year-old children born after vitrified oocyte donation in comparison with peers born after fresh oocyte donation. Human reproduction open, 2021(1), 1-11
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng và cơ chế của nhiễm trùng đường sinh dục lên các thông số stress oxy hoá, phân mảnh DNA tinh trùng và chất lượng tinh dịch ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 12-07-2021
Tư vấn khám bệnh từ xa để chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đại dịch COVID-19: phương pháp hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? - Ngày đăng: 12-07-2021
Hội chứng buồng trứng đa nang và trầm cảm sau sinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 07-07-2021
Tuổi phôi nang, độ nở rộng, hình thái lớp lá nuôi phôi và số lượng phôi nang trữ lạnh là các yếu tố dự đoán khả năng làm tổ của một chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 07-07-2021
Các yếu tố tiên lượng khả năng có thai sau gây phóng noãn – bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 07-07-2021
Sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch của nam giới vô sinh - Bệnh nhân vô sinh nam dương tính với ASA - Ngày đăng: 07-07-2021
Song sinh cùng hợp tử sau khi chuyển đơn phôi nang: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và mù đôi phân tích time lapse - Ngày đăng: 02-07-2021
Mối quan hệ giữa stress và vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2021
Trẻ hoá buồng trứng - sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để khôi phục khả năng sinh sản ở bệnh nhân suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 02-07-2021
So sánh tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh giữa phương pháp chuyển phôi tươi và phôi trữ ở nhóm bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung nặng - Ngày đăng: 02-07-2021
Siêu âm dự đoán kết cục chu sinh ở thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn - Ngày đăng: 02-07-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK