Tin tức
on Friday 19-03-2021 3:49am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Đặng Hồng Thúy – IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức
Trong gần 1 năm đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) hoành hành, ước tính đã có 103 triệu ca nhiễm với 2,2 triệu người chết (số liệu tính đến ngày 01 tháng 02 năm 2021). Với sự gia tăng liên tục của những ca mắc mới, sự lây lan nhanh và xuất hiện biến chủng virus mới, vaccine COVID-19 ra đời như một niềm hy vọng mới cho toàn nhân loại. Mỗi người dân từ người già đến trẻ em, từ dân trí thức đến người lao động đều có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt, đại dịch đặt ra một thách thức tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với phụ nữ có thai và chuẩn bị có thai. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng “Liệu có nên mang thai trong bối cảnh hiện nay hay không?”, “Có nên tiêm ngừa vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai hay không?”.
Trước hàng loạt câu hỏi đó, một số hiệp hội y học sinh sản đã đưa ra các khuyến cáo về phạm vi sử dụng của các loại vaccine mới, tập trung ở phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai. Tuyên bố chung này tóm tắt thông tin liên quan đến việc tiêm ngừa COVID-19 đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cân nhắc về việc mang thai cùng với các chiến lược kiểm soát lây lan giúp các bác sĩ và bệnh nhân của họ đưa ra quyết định phù hợp.
Phụ nữ có kế hoạch mang thai có những lựa chọn sau:
• Trì hoãn việc mang thai cho đến khi sự bùng phát của đại dịch được kiểm soát một cách hiệu quả (tức là giảm đáng kể sự lây truyền virus hoặc tăng khả năng tiếp cận vaccine và sẵn sàng cho việc chăm sóc trước sinh). Ở những khu vực kiểm soát đại dịch không hiệu quả và nguồn lực tại chỗ liên quan đến tiêm chủng còn hạn chế, đây có thể là một lựa chọn thích hợp.
• Không trì hoãn việc thụ thai: tiếp tục các biện pháp giảm thiểu và tìm cách chủng ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt. Trong bối cảnh ứng phó với đại dịch hiện nay, hoạt động quản lý bệnh nhân nhiễm virus cấp tính hoặc nặng vẫn đang được ưu tiên tại các cơ sở y tế địa phương. Tuy nhiên, mối quan tâm liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước và trong khi sinh cũng cần được xem xét trước khi đưa ra khuyến nghị.
Mỗi chọn lựa đều mang những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn. Lựa chọn đầu tiên có thể ít rủi ro nhất nhưng đối với những phụ nữ có thời gian sinh sản ngắn, đây có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Lựa chọn thứ hai có thể được thực hiện nếu bệnh nhân xác định rằng lợi ích của việc tiêm chủng đem lại lớn hơn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 (ở thời gian và địa điểm hiện tại của bệnh nhân).
Phụ nữ đang mang thai có thể đối diện với những lựa chọn sau:
• Tiếp tục thực hiện tất cả các chiến lược giảm thiểu lây nhiễm COVID-19 hiện có và trì hoãn tiêm chủng COVID-19 cho đến sau khi mang thai.
• Tìm kiếm vaccine COVID-19 càng sớm càng tốt và tiếp tục các biện pháp giảm thiểu lây lan như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay.
Sử dụng vaccine COVID-19 trong thai kỳ hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Tiêm ngừa vaccine COVID-19 đang được thực hiện cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị lây nhiễm cao (chủ yếu là nhân viên y tế) ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, trong khi các khuyến nghị chung vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, vào đầu năm 2021, việc thực hiện tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai khi có sẵn nguồn vaccine tại chỗ đang trở thành xu hướng, thông báo này được đưa ra bởi nhiều cơ quan chăm sóc sức khỏe và hiệp hội chuyên ngành. Các chiến lược ưu tiên đã được khuyến nghị bởi Ủy ban về tiêm chủng và miễn dịch của Vương quốc Anh (UK’s Joint Committee on Vaccination and Immunisation, JCVI) đối với phụ nữ có nguy cơ cao như nhân viên y tế ở các tuyến đầu, người có nguy cơ phơi nhiễm cao và những người có các bệnh lý nền như bệnh lý về hô hấp, tim mạch, thận, đái tháo đường, béo phì hoặc tăng huyết áp. Mặc dù phụ nữ có thai là nhóm đối tượng nguy cơ cao, nhưng không được xếp vào nhóm ưu tiên. Vấn đề này cần được nghiên cứu kĩ hơn để đưa ra được kết luận.
Quyết định nhận hoặc từ chối tiêm ngừa phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của từng cá nhân và mối quan tâm của người được tiêm ngừa về những rủi ro tiềm ẩn chưa được biết đến của loại vaccine mới này. Chính vì vậy, các khuyến cáo từ chuyên gia về vấn đề tiêm ngừa COVID-19 trên đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai là hết sức cần thiết và vẫn đang tiếp tục được phát triển.
Nguồn dịch: Joint IFFS/ ESHRE statement on COVID-19 vaccination for pregnant women and those considering pregnancy, 2020
Trong gần 1 năm đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) hoành hành, ước tính đã có 103 triệu ca nhiễm với 2,2 triệu người chết (số liệu tính đến ngày 01 tháng 02 năm 2021). Với sự gia tăng liên tục của những ca mắc mới, sự lây lan nhanh và xuất hiện biến chủng virus mới, vaccine COVID-19 ra đời như một niềm hy vọng mới cho toàn nhân loại. Mỗi người dân từ người già đến trẻ em, từ dân trí thức đến người lao động đều có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt, đại dịch đặt ra một thách thức tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với phụ nữ có thai và chuẩn bị có thai. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng “Liệu có nên mang thai trong bối cảnh hiện nay hay không?”, “Có nên tiêm ngừa vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai hay không?”.
Trước hàng loạt câu hỏi đó, một số hiệp hội y học sinh sản đã đưa ra các khuyến cáo về phạm vi sử dụng của các loại vaccine mới, tập trung ở phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai. Tuyên bố chung này tóm tắt thông tin liên quan đến việc tiêm ngừa COVID-19 đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cân nhắc về việc mang thai cùng với các chiến lược kiểm soát lây lan giúp các bác sĩ và bệnh nhân của họ đưa ra quyết định phù hợp.
Phụ nữ có kế hoạch mang thai có những lựa chọn sau:
• Trì hoãn việc mang thai cho đến khi sự bùng phát của đại dịch được kiểm soát một cách hiệu quả (tức là giảm đáng kể sự lây truyền virus hoặc tăng khả năng tiếp cận vaccine và sẵn sàng cho việc chăm sóc trước sinh). Ở những khu vực kiểm soát đại dịch không hiệu quả và nguồn lực tại chỗ liên quan đến tiêm chủng còn hạn chế, đây có thể là một lựa chọn thích hợp.
• Không trì hoãn việc thụ thai: tiếp tục các biện pháp giảm thiểu và tìm cách chủng ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt. Trong bối cảnh ứng phó với đại dịch hiện nay, hoạt động quản lý bệnh nhân nhiễm virus cấp tính hoặc nặng vẫn đang được ưu tiên tại các cơ sở y tế địa phương. Tuy nhiên, mối quan tâm liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước và trong khi sinh cũng cần được xem xét trước khi đưa ra khuyến nghị.
Mỗi chọn lựa đều mang những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn. Lựa chọn đầu tiên có thể ít rủi ro nhất nhưng đối với những phụ nữ có thời gian sinh sản ngắn, đây có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Lựa chọn thứ hai có thể được thực hiện nếu bệnh nhân xác định rằng lợi ích của việc tiêm chủng đem lại lớn hơn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 (ở thời gian và địa điểm hiện tại của bệnh nhân).
Phụ nữ đang mang thai có thể đối diện với những lựa chọn sau:
• Tiếp tục thực hiện tất cả các chiến lược giảm thiểu lây nhiễm COVID-19 hiện có và trì hoãn tiêm chủng COVID-19 cho đến sau khi mang thai.
• Tìm kiếm vaccine COVID-19 càng sớm càng tốt và tiếp tục các biện pháp giảm thiểu lây lan như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay.
Sử dụng vaccine COVID-19 trong thai kỳ hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Tiêm ngừa vaccine COVID-19 đang được thực hiện cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị lây nhiễm cao (chủ yếu là nhân viên y tế) ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, trong khi các khuyến nghị chung vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, vào đầu năm 2021, việc thực hiện tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai khi có sẵn nguồn vaccine tại chỗ đang trở thành xu hướng, thông báo này được đưa ra bởi nhiều cơ quan chăm sóc sức khỏe và hiệp hội chuyên ngành. Các chiến lược ưu tiên đã được khuyến nghị bởi Ủy ban về tiêm chủng và miễn dịch của Vương quốc Anh (UK’s Joint Committee on Vaccination and Immunisation, JCVI) đối với phụ nữ có nguy cơ cao như nhân viên y tế ở các tuyến đầu, người có nguy cơ phơi nhiễm cao và những người có các bệnh lý nền như bệnh lý về hô hấp, tim mạch, thận, đái tháo đường, béo phì hoặc tăng huyết áp. Mặc dù phụ nữ có thai là nhóm đối tượng nguy cơ cao, nhưng không được xếp vào nhóm ưu tiên. Vấn đề này cần được nghiên cứu kĩ hơn để đưa ra được kết luận.
Quyết định nhận hoặc từ chối tiêm ngừa phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của từng cá nhân và mối quan tâm của người được tiêm ngừa về những rủi ro tiềm ẩn chưa được biết đến của loại vaccine mới này. Chính vì vậy, các khuyến cáo từ chuyên gia về vấn đề tiêm ngừa COVID-19 trên đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai là hết sức cần thiết và vẫn đang tiếp tục được phát triển.
Nguồn dịch: Joint IFFS/ ESHRE statement on COVID-19 vaccination for pregnant women and those considering pregnancy, 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
BÁO CÁO LOẠT CA VỀ THAI BÁM SẸO MỔ LẤY THAI TÁI DIỄN - Ngày đăng: 18-03-2021
Thuật toán thông minh phân loại xếp hạng phôi (ERICA): trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tiên lượng phôi nguyên bội và khả năng làm tổ - Ngày đăng: 16-03-2021
THỜI ĐIỂM KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ TRONG BỆNH CẢNH VỠ ỐI TRÊN THAI ĐỦ THÁNG - Ngày đăng: 16-03-2021
Quản lý cách sử dụng noãn có bất thường SER - Ngày đăng: 12-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA SINH THIẾT TẾ BÀO LÁ NUÔI ĐỐI VỚI KẾT CỤC SẢN KHOA VÀ CHU SINH TRONG CHU KỲ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ DỊ TẬT TIM BẨM SINH Ở THẾ HỆ CON CÁI - Ngày đăng: 08-03-2021
CHUYỂN PHÔI NANG KHẢM - CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC LIPID MÁU VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM - Ngày đăng: 08-03-2021
Mối tương quan giữa kích thước phôi nang và tỷ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 08-03-2021
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG SỬ DỤNG TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN THỰC HIỆN IUI - Ngày đăng: 03-03-2021
Có thể tiên lượng tiềm năng phát triển của phôi từ các thông số động học hay không? - Ngày đăng: 26-03-2021
Hoạt hoá noãn nhân tạo và nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh: một phân tích gộp - Ngày đăng: 26-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK