Tin tức
on Tuesday 16-03-2021 2:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My
Theo khuyến cáo hiện nay, khởi phát chuyển dạ nên thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ ở những thai kỳ đủ tháng. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất trong khoảng thời gian 24 giờ này vẫn chưa xác định rõ. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh dự phòng liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) cũng được khuyến cáo ở những trường hợp vỡ ối lâu. Như vậy, câu hỏi được đặt ra là liệu khởi phát chuyển dạ sớm có thể có lợi ích gì trong việc giảm sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch hay không? Kết quả một nghiên cứu hồi cứu vừa công bố có thể cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá liệu việc khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin ở thời điểm ≤ 6 giờ kể từ khi vỡ ối ở các trường hợp đơn thai ≥37 tuần có giúp giảm sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch hay không.
Tiêu chuẩn nhận là tất cả những trường hợp đơn thai, vỡ ối non ở tuổi thai ≥37 tuần, không có cơn gò tử cung được khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin. Những bệnh nhân này được chia thành hai nhóm, khởi phát chuyển dạ ≤ 6 giờ và sau 6 giờ kể từ thời điểm ối vỡ.
Tổng cộng có 166 trường hợp thai đủ tháng vỡ ối non tham gia nghiên cứu, trong đó 53 trường hợp (chiếm 31,9%) được khởi phát chuyển dạ trong vòng 6 giờ sau khi ối vỡ và 113 trường hợp (68,1%) được khởi phát chuyển dạ sau 6 giờ kể từ thời điểm ối vỡ. Không có sự khác biệt về đặc điểm và các yếu tố nguy cơ vỡ ối non trên thai đủ tháng giữa 2 nhóm. Những thai phụ được khởi phát chuyển dạ ở thời điểm ≤ 6 giờ sử dụng ít kháng sinh hơn đáng kể trong điều trị dự phòng bằng kháng sinh đường tĩnh mạch so với những trường hợp khởi phát chuyển dạ sau 6 giờ (tỷ lệ lần lượt là 36% so với 80,5%; OR 0,14; 95% CI, 0,07–0,28). Hơn nữa, ở những trường hợp được khởi phát chuyển dạ trong vòng 6 giờ sau khi vỡ ối, cơ hội sinh ở thời điểm <12 hoặc <24 giờ được tăng lên, nhịp tim thai bất thường trên biểu đồ tim thai ít gặp hơn đáng kể và thời gian nằm viện ngắn hơn có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt nào về kết cục sơ sinh ở hai nhóm khác nhau về thời điểm khởi phát chuyển dạ.
Như vậy, việc khởi phát chuyển dạ sớm trong vòng 6 giờ đầu sau khi ối vỡ ở những thai kỳ đủ tháng giảm sử dụng kháng sinh, thời gian chuyển dạ ngắn hơn, giảm tỷ lệ tim thai bất thường trên biểu đồ tim thai và thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm khởi phát chuyển dạ sau 6 giờ tính từ thời điểm ối vỡ.
Lược dịch từ: Timing of induction for term prelabor rupture of membranes and intravenous antibiotics. American Journal of Obstetrics & Gynecology MFM, Vol 3, Issue 1, January 2021. https://doi.org/10.1016/j.ajogmf.2020.100245
Theo khuyến cáo hiện nay, khởi phát chuyển dạ nên thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ ở những thai kỳ đủ tháng. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất trong khoảng thời gian 24 giờ này vẫn chưa xác định rõ. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh dự phòng liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) cũng được khuyến cáo ở những trường hợp vỡ ối lâu. Như vậy, câu hỏi được đặt ra là liệu khởi phát chuyển dạ sớm có thể có lợi ích gì trong việc giảm sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch hay không? Kết quả một nghiên cứu hồi cứu vừa công bố có thể cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá liệu việc khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin ở thời điểm ≤ 6 giờ kể từ khi vỡ ối ở các trường hợp đơn thai ≥37 tuần có giúp giảm sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch hay không.
Tiêu chuẩn nhận là tất cả những trường hợp đơn thai, vỡ ối non ở tuổi thai ≥37 tuần, không có cơn gò tử cung được khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin. Những bệnh nhân này được chia thành hai nhóm, khởi phát chuyển dạ ≤ 6 giờ và sau 6 giờ kể từ thời điểm ối vỡ.
Tổng cộng có 166 trường hợp thai đủ tháng vỡ ối non tham gia nghiên cứu, trong đó 53 trường hợp (chiếm 31,9%) được khởi phát chuyển dạ trong vòng 6 giờ sau khi ối vỡ và 113 trường hợp (68,1%) được khởi phát chuyển dạ sau 6 giờ kể từ thời điểm ối vỡ. Không có sự khác biệt về đặc điểm và các yếu tố nguy cơ vỡ ối non trên thai đủ tháng giữa 2 nhóm. Những thai phụ được khởi phát chuyển dạ ở thời điểm ≤ 6 giờ sử dụng ít kháng sinh hơn đáng kể trong điều trị dự phòng bằng kháng sinh đường tĩnh mạch so với những trường hợp khởi phát chuyển dạ sau 6 giờ (tỷ lệ lần lượt là 36% so với 80,5%; OR 0,14; 95% CI, 0,07–0,28). Hơn nữa, ở những trường hợp được khởi phát chuyển dạ trong vòng 6 giờ sau khi vỡ ối, cơ hội sinh ở thời điểm <12 hoặc <24 giờ được tăng lên, nhịp tim thai bất thường trên biểu đồ tim thai ít gặp hơn đáng kể và thời gian nằm viện ngắn hơn có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt nào về kết cục sơ sinh ở hai nhóm khác nhau về thời điểm khởi phát chuyển dạ.
Như vậy, việc khởi phát chuyển dạ sớm trong vòng 6 giờ đầu sau khi ối vỡ ở những thai kỳ đủ tháng giảm sử dụng kháng sinh, thời gian chuyển dạ ngắn hơn, giảm tỷ lệ tim thai bất thường trên biểu đồ tim thai và thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm khởi phát chuyển dạ sau 6 giờ tính từ thời điểm ối vỡ.
Lược dịch từ: Timing of induction for term prelabor rupture of membranes and intravenous antibiotics. American Journal of Obstetrics & Gynecology MFM, Vol 3, Issue 1, January 2021. https://doi.org/10.1016/j.ajogmf.2020.100245
Các tin khác cùng chuyên mục:
Quản lý cách sử dụng noãn có bất thường SER - Ngày đăng: 12-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA SINH THIẾT TẾ BÀO LÁ NUÔI ĐỐI VỚI KẾT CỤC SẢN KHOA VÀ CHU SINH TRONG CHU KỲ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ DỊ TẬT TIM BẨM SINH Ở THẾ HỆ CON CÁI - Ngày đăng: 08-03-2021
CHUYỂN PHÔI NANG KHẢM - CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC LIPID MÁU VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM - Ngày đăng: 08-03-2021
Mối tương quan giữa kích thước phôi nang và tỷ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 08-03-2021
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG SỬ DỤNG TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN THỰC HIỆN IUI - Ngày đăng: 03-03-2021
Có thể tiên lượng tiềm năng phát triển của phôi từ các thông số động học hay không? - Ngày đăng: 26-03-2021
Hoạt hoá noãn nhân tạo và nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh: một phân tích gộp - Ngày đăng: 26-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE TRONG DỊCH NANG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG PHÔI VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA NOÃN Ở PHỤ NỮ VÔ SINH - Ngày đăng: 01-03-2021
Hiệu quả của chuyển đơn phôi chọn lọc so với chuyển hai phôi ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tiên lượng tốt - Ngày đăng: 01-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHU KỲ IUI - Ngày đăng: 27-02-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK