Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 01-09-2020 1:44pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH: Chu Khánh Linh – IVF Vạn Hạnh


Trong những thập kỷ qua, sự gia tăng tỷ lệ mắc các chứng rối loạn sinh sản nam đã được quan sát song song với sự gia tăng liên tục trong việc sản xuất và sử dụng các hóa chất nhân tạo. Gần đây, nhiều báo cáo cho rằng các hóa chất nhân tạo có thể có những tác động có hại đến khả năng thụ tinh bằng cách can thiệp vào quá trình sinh tinh và sinh lý tinh trùng.

Thuốc ức chế bơm proton hay PPI giúp kiểm soát pH dạ dày, bao gồm loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). PPI dựa trên nhóm dược chất 2- pyridylmethylsulfinylbenzimidazole và là một trong những nhóm thuốc được bán rộng rãi nhất trên thế giới. Nó bao gồm 7 loại thuốc: omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole, ilaprazole và tenatoprazole. Vì chúng là bazơ yếu nên chúng tích tụ trong ngăn chứa axit của các tế bào vách bị kích thích do đó hoạt động của chúng phụ thuộc vào sự kích thích của các yếu tố axit. Tuy nhiên, PPI không chỉ ức chế H +/K+ ATPase trong dạ dày mà còn cả ATP12A – kênh ion được cho là có tham gia vào quá trình kiềm hóa tinh trùng trong quá trình dung hợp với noãn. Do đó, có thể lượng PPI có thể ảnh hưởng đến sinh lý của tinh trùng thông qua việc ức chế ATP12A của tinh trùng, một tác dụng phụ chưa từng được đánh giá ở người cho đến nay.

Nghiên cứu thực hiện trên tinh dịch của 21 người nam bình thường từ 20-50 tuổi có các thông số tinh dịch (thể tích, nồng độ tinh trùng, khả năng di chuyển và hình thái) đều nằm trong tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới, 2010). Sau khi hóa lỏng hoàn toàn (1 giờ ở 37°C), các mẫu tinh dịch được rửa ba lần bằng môi trường Ham's F-10, để loại bỏ tinh dịch. Tinh trùng được ly tâm ở 500g 10 phút giữa các lần rửa. Sau đó, các mẫu được dung hợp in vitro trong một môi trường hỗ trợ (Ham's F-10 chứa HSA 3,5% và NaHCO3 24 mM), trong 3 giờ ở 37ºC (5% CO2) ở các nồng độ khác nhau (0,01, 0,1, 1 và 10 μM) PPI (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, ilaprazole, rabeprazole và tenatoprazole) tùy thuộc vào thiết kế thử nghiệm gồm phân tích bằng CASA, flow cytometry và Western blot.
  • Đánh giá tác động của sáu PPI này đối với khả năng di chuyển của tinh trùng bằng CASA cho thấy 4 loại PPI gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, ilaprazole làm giảm tỷ lệ phần trăm tinh trùng di động nhưng chỉ pantoprazole cho thấy mức giảm đáng kể là 40%.
  • Đánh giá Western-blots đã chỉ ra pantoprazole điều chỉnh con đường cAMP / PKA và tyrosine kinase dẫn đến những thay đổi quá trình phosphoryl hóa protein liên quan đến khả năng dung hợp của tinh trùng với noãn.
  • Đánh giá flow cytometry cho kết quả rằng pantoprazole ngăn ngừa sự tăng động của tinh trùng xảy ra trong quá trình dung hợp.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác động tiêu cực đến một Pantoprazole – một PPI cụ thể đối với khả năng dung hợp của tinh trùng và noãn. Khi quá trình dung hợp diễn ra trong cơ thể phụ nữ, việc người nữ tiếp nhận PPIs có thể làm giảm sự trưởng thành của tinh trùng in vivo và có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo, chủ yếu là lâm sàng, cần đánh giá tác động của các loại thuốc này đối với khả năng sinh sản ở nam và nữ.

Nguồn: Escoffier, Jessica, et al. "Pantoprazole, a proton pump inhibitor, impairs human sperm motility and capacitation in vitro." Andrology (2020). https://doi.org/10.1111/andr.12855.

 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK