Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 31-08-2020 5:39pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS
 
Phần lớn số đông có quan niệm testosterone là một nội tiết đặc trưng duy nhất chỉ cho nam giới, nhưng thật ra cả nam giới và nữ giới đều cần một lượng testostetone nhất định. Trung bình nam giới sẽ có lượng testosterone nhiều hơn so với nữ giới. Testosterone là một nội tiết thuộc nhóm androgen, tuyến thượng thận và buồng trứng là nơi sản sinh ra một lượng nhỏ testosterone.
 
Một số nghiên cứu cho thấy testosterone có thể làm gia tăng số lượng và chất lượng tế bào hạt trong nang noãn. Do đó, testosterone có thể làm tăng chiêu mộ các nang nguyên thuỷ thành nang thứ cấp, nang tiền hốc. Nồng độ testosterone của phụ nữ luôn thay đổi liên tục một cách tự nhiên, theo chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí không ổn định vào những thời điểm khác nhau trong ngày trong suốt cuộc đời.
 
Điều trị bằng testosterone chủ yếu áp dụng ở những phụ nữ đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây kết luận rằng sử dụng testosterone trước hoặc trong quá trình kích thích buồng trứng ở nhóm phụ nữ đáp ứng kém giúp gia tăng đáng kể tỉ lệ trẻ sinh sống.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định vai trò của các dấu hiệu sinh hoá hoặc lâm sàng của androgen đối với những phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm trên 900 cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân. Người vợ (18-40 tuổi) có chu kỳ kinh nguyệt đều, buồng tử cung bình thường, có ít nhất một ống dẫn trứng còn thông. Người chồng có ³ 5 triệu tinh trùng di động.
 
Những cặp vợ chồng này thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) £ 4 chu kỳ. Thực hiện đánh giá sinh hoá (testosterone toàn phần, DHEAs và chỉ số androgen tự do) và các dấu hiệu lâm sàng của hoạt động androgen (bã nhờn, mụn trứng cá và rậm lông) ở người vợ. Mô hình hồi quy logistic đa biến điều chỉnh cho nhóm điều trị, tuổi vợ và chỉ số BMI. Kết cục chính là tỉ lệ trẻ sinh sống, kết cục phụ gồm tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sẩy thai.
 
Trong số 900 phụ nữ được đánh giá nồng độ testosterone toàn phần (TT), những người có chỉ số BMI cao (p<0,001) và chỉ số vòng eo càng tăng (p<0,001) sẽ nồng độ TT càng cao. Sự gia tăng tứ phân vị của TT cũng cho thấy giá trị chỉ số DHEAS và androgen tự do tăng (p<0,001). Nội tiết androgens không liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống, tỉ lệ thai lâm sàng hoặc sẩy thai. Các dấu ấn androgen trên lâm sàng (bã nhờn, mụn trứng cá) cũng không liên quan đến kết cục mang thai như tỉ lệ trẻ sinh sống, tỉ lệ thai lâm sàng hoặc tỉ lệ sẩy thai.
 
Như vậy, trong nghiên cứu đoàn hệ phân bố ngẫu nhiên trên những phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân này, chỉ số sinh hoá và đánh giá lâm sàng của androgen không thể dự đoán tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi kích thích buồng trứng.
 
Nguồn: WANG, Erica T., et al. Androgenicity and fertility treatment in women with unexplained infertility. Fertility and Sterility, 2020, 113.3: 636-641.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Giang mai và thai kỳ - Ngày đăng: 27-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK