Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 28-08-2020 9:26am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Ths. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận

Tỉ lệ thành công trong thụ thai tự nhiên đã được chứng minh là có tương quan với sự biến đổi theo 4 mùa. Thụ thai tự nhiên bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm văn hoá và xã hội (thời gian nghỉ, lễ, chu kỳ làm việc), yếu tố môi trường và sinh học (nhiệt độ, thời tiết, ô nhiễm môi trường…) và có thể thay đổi theo thời gian. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu sự thay đổi theo mùa có tác động đến kết quả điều trị IVF hay không? Nếu chứng minh có mối tương quan này thì sẽ xây dựng được các chương trình tối đa hoá tỉ lệ thành công trong điều trị bằng cách kích thích và chọc hút thu nhận noãn trong mùa thích hợp. Các bằng chứng hiện tại về mối liên hệ này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, vì vậy Leslie V. Farland và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm kiểm tra liệu rằng chọc hút vào các mùa khác nhau có tương quan với tỉ lệ sinh sống sau chuyển phôi tươi hay không?

Nghiên cứu hồi cứu trên 6669 chu kỳ IVF chuyển phôi tươi từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2017. Kết cục chính bao gồm tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai tự phát và tỉ lệ sinh sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Trong tổng số 6669 chu kỳ chọc hút, đa phần chu kỳ được thực hiện vào mùa thu và mùa đông là mùa có số lượng chu kỳ chọc hút thấp nhất. Các đặc điểm nền của bệnh nhân như độ tuổi, liều FSH, số lượng noãn thu nhận, số lượng noãn trưởng thành và thụ tinh tương tự giữa các mùa. Số lượng phôi chuyển của bệnh nhân trong từng mùa cũng không có sự khác biệt. Không có mối tương quan nào được tìm thấy giữa mùa chọc hút và tỉ lệ sinh sống nhưng có sự tăng nhẹ được quan sát trên những chu kỳ chọc hút vào mùa hè về tỉ lệ làm tổ (OR: 1,09 (95% CI: 0,95–1,24)), tỉ lệ thai lâm sàng (OR: 1,11 (95% CI: 0,96– 1,29)) và tỉ lệ sinh sống (OR: 1,11 (95% CI: 0,96– 1,29)) so với chu kỳ chọc hút vào mùa đông. Tương tự, không có mối tương quan nào được tìm thấy giữa độ dài ngày và tỉ lệ sinh sống. Chọc hút thu nhận noãn vào tháng 7 cho tỉ lệ sinh sống cao nhất (27,5%) và thấp nhất xảy ra ở tháng 12 (23,6%). Nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa mùa, độ dài ngày và nhiệt độ với nguy cơ sẩy thai tự phát. Khảo sát nhiệt độ tại thời điểm chọc hút cho thấy có mối tương quan giữa sự gia tăng nhiệt độ với kết quả lâm sàng. Nghiên cứu quan sát thấy tỉ lệ lâm sàng cao hơn khi học hút vào mùa hè so với mùa đông khi chuyển phôi ngày 3, chưa quan sát được mối tương quan này khi chuyển phôi ngày 5.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mùa chọc hút không có mối tương quan với tỉ lệ sinh sống. Tuy nhiên dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng hơi cao hơn trong các trường hợp chọc hút vào khoảng tháng 6-7 và nhiệt độ cao hơn tại thời điểm chọc hút cũng có thai lâm sàng cao hơn.

Nguồn: Seasonal variation, temperature, day length, and IVF outcomes from fresh cycles. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01915-2 2020.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Vô sinh nam do lối sống - Ngày đăng: 25-08-2020
Bổ sung năng lượng cho noãn già - Ngày đăng: 21-08-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK