Tin tức
on Friday 21-08-2020 3:06pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Tiểu My
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, tổ chức Y tế thế giới tuyên bố COVID-19) là đại dịch toàn cầu. Tính đến 8/2020 đã có gần 21 triệu trường hợp được chẩn đoán xác định nhiễm và hơn 748.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới do COVID 19 (1). Đối với phụ nữ mang thai, nhiễm COVID-19 gây nhiều lo ngại vì các coronavirus khác đã biết như SARS và MERS có liên quan đến tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh, cũng như các kết cục bất lợi cho thai kỳ bao gồm sẩy thai, sinh non và thai chết lưu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của COVID-19 đối với thai kỳ và thai nhi vẫn chưa được biết rõ do dịch mới bùng phát gần đây.
Phụ nữ mang thai là nhóm có khả năng dễ bị nhiễm COVID-19. Tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ ba là thời kỳ gia tăng hoạt động viêm, còn tam cá nguyệt thứ hai là thời kỳ giảm hoạt động miễn dịch. Trong khi các báo cáo ban đầu về phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 trong tam cá nguyệt thứ ba làm gia tăng nguy cơ sinh non thì gần đây, nhóm nghiên cứu lớn hơn gồm 116 phụ nữ ở Trung Quốc và 427 phụ nữ ở Anh cho thấy rằng phụ nữ mang thai không có nguy cơ cao bị sẩy thai hoặc sinh non nhưng có tỷ lệ sinh mổ cao hơn.
Lây truyền dọc được định nghĩa là sự lây truyền mầm bệnh từ mẹ sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh trong thời kỳ trước - trong hoặc sau khi sinh qua nhau thai trong tử cung, tiếp xúc với chất dịch cơ thể trong quá trình chuyển dạ sinh và/hoặc qua tiếp xúc trực tiếp khi cho con bú. Khả năng lây truyền dọc của SARS-CoV-2 từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang thai hoặc trẻ sơ sinh là một vấn đề còn đang tranh cãi. Các tổng quan hệ thống trước đây, dù với một số lượng nghiên cứu hạn chế, kết luận rằng không có bằng chứng về sự lây truyền dọc. Tuy nhiên, ngoài các đặc tính sinh học, có một số bằng chứng lâm sàng liên quan đến sự lây truyền dọc. Các báo cáo đầu tiên từ Trung Quốc đã ghi nhận có kháng thể IgM ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ dương tính với COVID-19, làm dấy lên mối lo ngại về việc lây truyền trong tử cung vì IgM không thể qua nhau thai. Hơn nữa, một số báo cáo trường hợp gần đây đã cung cấp bằng chứng rằng COVID-19 có thể lây nhiễm sang nhau thai bởi sự hiện diện của RNA và protein của virus SARS-CoV-2 trong nhau thai cũng như bằng chứng về virion được tìm thấy trong nguyên bào hợp bào.
Một tổng quan hệ thống được thực hiện nhằm tóm tắt các bằng chứng hiện liên quan đến nguy cơ lây truyền dọc ở những trường hợp mắc COVID-19, nhằm trả lời câu hỏi về lây truyền dọc. Đây là thông tin rất quan trọng trong tư vấn bệnh nhân về các nguy cơ liên quan đến COVID-19 trước và trong thai kỳ, cũng như chăm sóc cho thai phụ bị nhiễm COVID-19.
Trong tổng số 936 trẻ sơ sinh từ các bà mẹ bị nhiễm COVID-19 có 27 trẻ sơ sinh dương tính virus SARS-CoV-2 có RNA trong dịch phết mũi họng, tỷ lệ lây truyền dọc tổng hợp là 3,2% (95% CI 2,2-4,3%). Đáng chú ý, tỷ lệ dương tính SARS-CoV-2 ở trẻ sơ sinh qua phết dịch mũi họng trong các nghiên cứu từ Trung Quốc là 2,0% (8/397), tỷ lệ gộp là 2,7% (14/517) trong các nghiên cứu không thuộc Trung Quốc. Xét nghiệm RNA virus SARS-CoV-2 trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh cho kết quả dương tính ở 2,9% (1/34) mẫu, 7,7% (2/26) mẫu nhau thai, 0% (0/51) nước ối và 0% (0/17) mẫu nước tiểu và 9,7% (3/31) mẫu phân/ trực tràng. Dựa trên sự hiện diện của IgM trong huyết thanh, tỷ lệ dương tính là 3,7% (3/82).
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu kết luận có thể có lây truyền SARS-CoV-2 theo chiều dọc và xảy ra trong một số ít các trường hợp nhiễm COVID-19 trong ba tháng cuối thai kỳ. Tỷ lệ nhiễm bệnh tương tự như các tác nhân gây nhiễm trùng bào thai khác. Tuy nhiên, do số liệu của ba tháng đầu thai kỳ còn quá ít, vẫn chưa có đánh giá nào về tỷ lệ lây truyền dọc trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng như nguy cơ tiềm ẩn về bệnh tật và tử vong của thai nhi.
Lược dịch từ: Vertical Transmission of COVID-19: A Systematic Review and Meta-analysis. American Journal of Obstetrics and Gynecology (2020), https://doi.org/10.1016/j.ajog.2020.07.049.
- Số liệu từ https://www.worldometers.info/coronavirus/? Ngày 13/8/2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Dự đoán sớm nhau cài răng lược ở thai phụ có tiền căn mổ lấy thai - Ngày đăng: 21-08-2020
Hai lần chuyển đơn phôi liên tiếp liệu có tốt hơn một lần chuyển hai phôi? - Ngày đăng: 21-08-2020
Bổ sung năng lượng cho noãn già - Ngày đăng: 21-08-2020
So sánh kết quả lâm sàng giữa phương pháp đông lạnh phôi bằng hệ thống thủy tinh hóa tự động so với thủy tinh hóa thủ công - Ngày đăng: 20-08-2020
Ảnh hưởng của thời gian cân bằng đến kết quả lâm sàng và sơ sinh trong quy trình đông lạnh phôi - Ngày đăng: 20-08-2020
Tác động của hệ vi sinh vật trong tinh dịch lên các chỉ số tinh dịch và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 20-08-2020
Số lượng bản sao mtDNA không dự đoán được tiềm năng sinh sản của phôi nguyên bội - Ngày đăng: 20-08-2020
Tác động của bất thường hình thái noãn lên tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và kết quả thai trong chu kỳ ICSI của bệnh nhân đái tháo đường và PCOS - Ngày đăng: 20-08-2020
Đánh giá chất lượng tinh dịch bằng ly tâm thang nồng độ không liên tục - Ngày đăng: 20-08-2020
Hút thuốc lá chỉ gây ra biến đổi nhẹ mức độ methyl hóa DNA của tinh trùng ở những bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 20-08-2020
Thai phụ mắc Covid-19 không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 18-08-2020
Micro-straw – dụng cụ mới dùng để đông lạnh số lượng nhỏ tinh trùng người - Ngày đăng: 27-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK