Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 12-03-2020 2:17pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Huỳnh Trọng Kha_IVFMD Tân Bình
 
Đông lạnh noãn, hợp tử, phôi và tinh trùng là một phần quan trọng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Điểm quan trọng trong quá trình đông lạnh là sự hình thành tinh thể đá, cũng như sự thay đổi đột ngột tính thấm qua màng, vì điều này có thể dẫn đến thay đổi khung xương tế bào… Một phương pháp đông lạnh có thể hạn chế được sự hình thành tinh thể đá và rút ngắn thời gian trữ là phương pháp thủy tinh hóa. Tuy nhiên, phương pháp thực hiện này phụ thuộc vào một số yếu tố như: nồng độ chất bảo quản, tốc độ làm lạnh, thời gian mẫu tiếp xúc với chất bảo quản để đạt được sự cân bằng, giảm hình thành tinh thể đá. Hiện nay, nhiều phương pháp được đưa ra nhằm cải thiện hiệu quả đông lạnh. Trong đó, người ta dần hướng đến việc cải tiến vật dụng chứa mẫu từ thô sơ đến tinh tế hiện đại. Trong nghiên cứu của Nozomi Takahashi và cộng sự, tác giả giới thiệu một dụng cụ trữ mới KVS (Kitasato Vitrification System) trong trữ lạnh phôi với mục tiêu đánh giá hiệu quả lâm sàng khi trữ lạnh.

Với tính sáng tạo một lớp màng xốp trên bề mặt của màng polyetylen terephthalate, KVS giúp giảm lượng thể tích môi trường trữ, từ đó nâng tốc độ làm lạnh và rã đông lần lượt lên  683000oC/phút, 612000oC/phút, thay vì các dụng cụ trước đây tốc độ trong khoảng 26000oC/phút và 25000oC/phút. Ngoài ra, phôi còn có thể quan sát dễ dàng qua kính hiển vi khi đặt lên vật chứa KVS.

Nghiên cứu được thực hiện tại Nhật từ 3/2005 đến 12/2010 trên 45 bệnh nhân trong độ tuổi 29-42 tuổi, với tổng 115 phôi. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng, thu noãn, tạo phôi theo phác đồ bệnh viện thuộc đại học Tokyo. 61 phôi ở giai đoạn phân chia và 54 phôi ở giai đoạn phôi nang được trữ lạnh. Bệnh nhân sẽ được chuyển phôi và theo dõi sau đó.

Kết quả nghiên cứu đưa ra rằng đối với phôi giai đoạn phân chia không có sự khác biệt ở tỉ lệ sống và khả năng phát triển lên phôi nang của KVS với Cryotop (100% vs 96.8%; 63.3% với 61.3%, P>0.05). Tương tự, ở giai đoạn phôi nang cũng không có sự khác biệt thống kê về khả năng khôi phục khoang phôi sau đông lạnh (100% vs 88.9%, P>0.05).

Như vậy, qua nghiên cứu có thể thấy hệ thống KVS không chỉ dễ sử dụng, không đòi hỏi kĩ thuật cao khi thao tác như các vật dụng trước đây như Cryotop, Cryotec, … mà còn mang lại hiệu quả lâm sàng cao khi đông lạnh phôi.

Nguồn: Takahashi, N., et al., Preclinical validation of the new vitrification device possessing a feature of absorbing excess vitrification solution for the cryopreservation of human embryos. J Obstet Gynaecol Res, 2020. 46(2): p. 302-309.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK