Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 07-03-2020 10:20am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận


Kích thích buồng trứng có kiểm soát là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, sử dụng hormon kích thích lại gây một số tác động xấu lên khả năng làm tổ cũng như mang thai trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Để hạn chế những tác động này, trữ phôi toàn bộ được xem là giải pháp giúp hạn chế những tác động của quá trình kích thích buồng trứng đồng thời giúp tăng số lượng chu kỳ chuyển phôi đông lạnh cho bệnh nhân. So với chuyển phôi tươi, chuyển phôi đông lạnh mang lại một số lợi ích như giúp giảm rủi ro của hội chứng quá kích buồng trứng, cải thiện kết cục điều trị cho bệnh nhân.

Để giảm thiểu tối đa tác động của quá trình kích thích buồng trứng lên nội mạc tử cung và sự làm tổ của phôi, một số bác sĩ thường chỉ định trì hoãn thời gian chuyển phôi trữ lên ít nhất một chu kỳ kinh của bệnh nhân. Tuy nhiên bằng chứng khoa học về phương pháp này vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng trì hoãn chuyển phôi trữ có thể kéo dài thời gian điều trị, gây lo lắng cho bệnh nhân từ đó giảm cơ hội mang thai và tăng tỉ lệ ngừng điều trị. Cho đến nay, số lượng nghiên cứu về thời gian tối ưu để thực hiện chuyển phôi trữ sau khi kích thích buồng trứng vẫn còn hạn chế. Vì vậy Jialyu Huang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá xem nên chuyển phôi trữ trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi bệnh nhân kích thích buồng trứng hay trì hoãn đến vài chu kỳ sau đó để có kết cục điều trị tốt nhất.

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2016 trên 2998 bệnh nhân, được chia thành 2 nhóm nghiên cứu: nhóm chuyển phôi trữ trong chu kỳ kinh đầu tiên sau chọc hút và nhóm trì hoãn chuyển phôi trữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Thời gian chuyển phôi trung bình sau chọc hút ở nhóm 1 khoảng 33,3±5,8 ngày và ở nhóm 2 là 91,3±19,4 ngày. Những chu kỳ trì hoãn việc chuyển phôi có tỉ lệ làm tổ (37,8% với  44,2%; P=0,004), tỉ lệ thai lâm sàng (54,3% với 62,9%; P=0,006), tỉ lệ thai diễn tiến (48,1% với 58,2%; P=0,001) và tỉ lệ sinh sống (4,.8% với 55,7%; P=0,002) giảm đáng kể so với nhóm chuyển phôi trữ vào chu kỳ sau đó. Tỉ lệ sẩy thai sớm không có sự khác biệt giữa hai nhóm.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy thực hiện chuyển phôi trữ trong chu kỳ kinh nguyệt ngay sau khi kích thích buồng trứng giúp tăng cơ hội có trẻ sinh sống hơn so với việc trì hoãn thời gian chuyển phôi trữ.

Nguồn: Timing of frozen-thawed embryo transfer after controlled ovarian stimulation in a non-elective freeze-all policy. Annals of Translational Medicine 2019. 10.21037/atm.2019.11.74.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK