Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 07-03-2020 10:16am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận

Lệch bội nhiễm sắc thể là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phôi giai đoạn tiền làm tổ, là nguyên nhân chính gây thất bại làm tổ, sẩy thai tự phát, hoặc sinh ra trẻ mắc các bệnh di truyền nhiễm sắc thể. Kỹ thuật PGT-A ra đời giúp lựa chọn phôi nguyên bội để chuyển cho bệnh nhân, thường được chỉ định cho nhóm bệnh nhân lớn tuổi, sẩy thai liên tiếp, thất bại làm tổ nhiều lần hoặc những trường hợp muốn chuyển đơn phôi lựa chọn. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không có thai sau khi chuyển phôi nguyên bội. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra cho rằng một số yếu tố như đặc điểm nền bệnh nhân, đặc điểm kích thích buồng trứng và đặc điểm phôi học đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán kết cục điều trị. Vì vậy Fazilet và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố có thể dự đoán được tỉ lệ sinh sống sau chu kỳ chuyển phôi trữ nguyên bội.

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 1747 chu kỳ ICSI/PGT-A với 1397 phôi nang từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2018. Trong suốt quá trình nghiên cứu, có tổng cộng 707 chu kỳ chuyển đơn phôi nguyên bội. Những chu kỳ này được chia thành 2 nhóm: nhóm có trẻ sinh sống (nhóm 1) và nhóm không có trẻ sinh sống (nhóm 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Về đặc điểm nền của bệnh nhân, chỉ số BMI được tìm thấy là có tương quan với kết cục điều trị. Nghiên cứu thấy rằng BMI nằm trong ngưỡng bình thường cho tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn nhóm BMI vượt ngưỡng (22,7 kg/m2; p<0,001 với 27 kg/m2). Một đặc điểm khác là nồng độ E2 ngày tiêm mũi rụng trứng cao hơn ở nhóm 1 so với nhóm 2 (1428 pg/mL so với 1050 pg/mL; p = 0,003).

Về đặc điểm phôi học, nghiên cứu thấy rằng nhóm 1 có tỉ lệ phôi với lớp ICM tốt cao hơn so với nhóm 2 (91,6% với 82,6%, p<0,001), số lượng phôi sinh thiết trên mỗi bệnh nhân ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Bên cạnh đó, số lượng DNA ti thể của phôi ở nhóm 1 thấp hơn nhiều so với nhóm 2 (18,7 với 20,55; p=0,001). Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy sinh thiết phôi ngày 6 và số lần sẩy thai trước đó cũng ảnh hưởng đến kết cục điều trị của bệnh nhân.

Như vậy, nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ số BMI cao, chất lượng ICM không tốt, số lượng DNA ti thể, tuổi phôi lúc sinh thiết cũng như số lần sẩy thai trước đó của bệnh nhân có tác động xấu đến kết cục điều trị mà cụ thể là khả năng có trẻ sinh sống của bệnh nhân.
 
Nguồn: Parameters impacting the live birth rate per transfer after frozen single euploid blastocyst transfer. PLOS ONE 2020. 10.1371/journal.pone.0227619.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK