Tin tức
on Friday 14-06-2019 9:11am
Danh mục: Tin quốc tế
Tiến trình phân chia phát triển của phôi có thể ảnh hưởng đến tiềm năng làm tổ, tính nguyên bội và các kết cục lâm sàng. Các bất thường phân chia như phân chia trực tiếp (DUC), phân chia ngược (RC), phân chia không đồng đều (ICD) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tính nguyên bội của phôi.
Một khía cạnh khác của sự phát triển phôi được lưu ý là sự sắp xếp của các phôi bào và khung phân chia trong 3 lần phân chia đầu để hình thành phôi 4 phôi bào. Có nhiều nghiên cứu trên chuột về vấn đề này. Noãn có tính phân cực cao, và các protein đặc biệt của mẹ tập trung nồng độ cao ở cực động vật (gần thể cực) hơn so với cực thực vật đối diện. Phôi bào phân chia dọc theo trục động vật-thực vật (còn được gọi là kinh tuyến -M) hoặc đường xích đạo (equatorial -E, cắt ngang trục động-thực vật); vì thế có thể ảnh hưởng đến thành phần tế bào chất, sự sắp xếp và vị trí mỗi phôi bào. Và cách sắp xếp tứ diện (TET) ở phôi 4 phôi bào là mỗi phôi bào ở 1 mặt phẳng khác nhau giúp sự tương tác giữa mỗi phôi bào là nhiều nhất khi so với dạng không tứ diện (nTET). Sự tương tác này cần cho việc nén chặt giữa các phôi bào. Ebner và cs. (2017) đã cho thấy phôi dạng nTET tương quan với tiềm năng hình thành phôi nang và làm tổ thấp. Một số nghiên cứu nhận ra có mối liên hệ giữa sự sắp xếp phôi bào ở phôi 4 phôi bào và kết cục lâm sàng (Paternot và cs., 2014; Liu và cs., 2015). Điều này cho thấy sự sắp xếp phôi bào là một yếu tố giúp lựa chọn phôi có tiềm năng.
Chính vì thế, nghiên cứu này phân tích hồi cứu các dữ liệu thu thập nhằm xác định sự sắp xếp của các phôi bào trong phôi giai đoạn phân chia sớm có liên quan đến tiềm năng của phôi. Phôi được nuôi cấy time lapse và theo dõi ghi nhận các thông số động học và 3 dạng phân chia sắp xếp của phôi bào lúc giai đoạn 4 phôi bào là: tứ diện (TET), không tứ diện (nTET), dạng cỏ 4 lá - clover (nTETp) (như hình 1). Bệnh nhân được chuyển đơn phôi nang có nguồn gốc từ 3 dạng sắp xếp. So sánh kết cục thông số động học của phôi, chất lượng phôi nang, các bất thường phôi, tỉ lệ trẻ sinh sống của 3 dạng.
Kết quả
- Tổng cộng có 716 phôi đã được phân tích chi tiết về định hướng mặt phẳng phân chia, sắp xếp phôi bào và động học. Các phôi tứ diện (TET) và không tứ diện (nTET) khác nhau đáng kể về động học phát triển (cc2, s2, t5, cc3, tEB-tSB). Tần suất xuất hiện bất thường hình thái, đa nhân và phân chia hỗn loạn không đồng đều cao hơn trong phôi nTET.
- Có 8 kiểu khung phân chia trong 3 lần phân chia đầu: MME, MEM, MMM, MEE, EEE, EEM, EMM. Có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ xuất hiện các loại khung phân chia trong phôi TET so với nTET (p < 0,001). Có 85% phôi phân chia lần đầu kiểu M được chọn để chuyển. Lần phân chia thứ 2, 3 là kiểu ME hoặc EM chiếm 79% trong phôi TET và 11% trong phôi nTET. Ngược lại, sắp xếp nTET được quy định khi lần phân chia thứ 2, 3 là kiểu MM hoặc EE.
- Tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt (loại 5 hatched) ở nhóm TET là 62,9% đều cao hơn đáng kể so với nTET (44,2%) hoặc nTETp (48,1%) (p < 0,001).
- Sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, dữ liệu chỉ ra rằng có phôi TET làm tăng đáng kể tỷ lệ tạo phôi nang để trữ/chuyển phôi trữ (OR 3,58; 95% CI 2,42 - 5,28) khi so với nTET.
- Tổng cộng có 164 chu kỳ chuyển đơn phôi nang tươi. Tỷ lệ làm tổ của phôi nang có nguồn gốc từ TET- và nTET là tương tự nhau (lần lượt là 64,7% và 62%). Tỷ lệ sinh sống là 55% ở cả hai nhóm.
Như vậy, định hướng mặt phẳng phân chia trong 3 lần phân chia đầu tiên sẽ chỉ định cách sắp xếp không gian các phôi bào. Sự hình thành TET ở giai đoạn 4 phôi bào được dự đoán là phôi có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt để trữ/chuyển phôi trữ. Các dấu hiệu động học hình thái của tiềm năng phôi khác nhau đáng kể giữa phôi TET và nTET.
CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Blastomere cleavage plane orientation and the tetrahedral good-quality blastocyst for increased probability of a formation are associated with cryopreservation or transfer: a time-lapse; doi:10.1016/j.fertnstert.2019.02.019
Một khía cạnh khác của sự phát triển phôi được lưu ý là sự sắp xếp của các phôi bào và khung phân chia trong 3 lần phân chia đầu để hình thành phôi 4 phôi bào. Có nhiều nghiên cứu trên chuột về vấn đề này. Noãn có tính phân cực cao, và các protein đặc biệt của mẹ tập trung nồng độ cao ở cực động vật (gần thể cực) hơn so với cực thực vật đối diện. Phôi bào phân chia dọc theo trục động vật-thực vật (còn được gọi là kinh tuyến -M) hoặc đường xích đạo (equatorial -E, cắt ngang trục động-thực vật); vì thế có thể ảnh hưởng đến thành phần tế bào chất, sự sắp xếp và vị trí mỗi phôi bào. Và cách sắp xếp tứ diện (TET) ở phôi 4 phôi bào là mỗi phôi bào ở 1 mặt phẳng khác nhau giúp sự tương tác giữa mỗi phôi bào là nhiều nhất khi so với dạng không tứ diện (nTET). Sự tương tác này cần cho việc nén chặt giữa các phôi bào. Ebner và cs. (2017) đã cho thấy phôi dạng nTET tương quan với tiềm năng hình thành phôi nang và làm tổ thấp. Một số nghiên cứu nhận ra có mối liên hệ giữa sự sắp xếp phôi bào ở phôi 4 phôi bào và kết cục lâm sàng (Paternot và cs., 2014; Liu và cs., 2015). Điều này cho thấy sự sắp xếp phôi bào là một yếu tố giúp lựa chọn phôi có tiềm năng.
Chính vì thế, nghiên cứu này phân tích hồi cứu các dữ liệu thu thập nhằm xác định sự sắp xếp của các phôi bào trong phôi giai đoạn phân chia sớm có liên quan đến tiềm năng của phôi. Phôi được nuôi cấy time lapse và theo dõi ghi nhận các thông số động học và 3 dạng phân chia sắp xếp của phôi bào lúc giai đoạn 4 phôi bào là: tứ diện (TET), không tứ diện (nTET), dạng cỏ 4 lá - clover (nTETp) (như hình 1). Bệnh nhân được chuyển đơn phôi nang có nguồn gốc từ 3 dạng sắp xếp. So sánh kết cục thông số động học của phôi, chất lượng phôi nang, các bất thường phôi, tỉ lệ trẻ sinh sống của 3 dạng.
Kết quả
- Tổng cộng có 716 phôi đã được phân tích chi tiết về định hướng mặt phẳng phân chia, sắp xếp phôi bào và động học. Các phôi tứ diện (TET) và không tứ diện (nTET) khác nhau đáng kể về động học phát triển (cc2, s2, t5, cc3, tEB-tSB). Tần suất xuất hiện bất thường hình thái, đa nhân và phân chia hỗn loạn không đồng đều cao hơn trong phôi nTET.
- Có 8 kiểu khung phân chia trong 3 lần phân chia đầu: MME, MEM, MMM, MEE, EEE, EEM, EMM. Có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ xuất hiện các loại khung phân chia trong phôi TET so với nTET (p < 0,001). Có 85% phôi phân chia lần đầu kiểu M được chọn để chuyển. Lần phân chia thứ 2, 3 là kiểu ME hoặc EM chiếm 79% trong phôi TET và 11% trong phôi nTET. Ngược lại, sắp xếp nTET được quy định khi lần phân chia thứ 2, 3 là kiểu MM hoặc EE.
- Tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt (loại 5 hatched) ở nhóm TET là 62,9% đều cao hơn đáng kể so với nTET (44,2%) hoặc nTETp (48,1%) (p < 0,001).
- Sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, dữ liệu chỉ ra rằng có phôi TET làm tăng đáng kể tỷ lệ tạo phôi nang để trữ/chuyển phôi trữ (OR 3,58; 95% CI 2,42 - 5,28) khi so với nTET.
- Tổng cộng có 164 chu kỳ chuyển đơn phôi nang tươi. Tỷ lệ làm tổ của phôi nang có nguồn gốc từ TET- và nTET là tương tự nhau (lần lượt là 64,7% và 62%). Tỷ lệ sinh sống là 55% ở cả hai nhóm.
Như vậy, định hướng mặt phẳng phân chia trong 3 lần phân chia đầu tiên sẽ chỉ định cách sắp xếp không gian các phôi bào. Sự hình thành TET ở giai đoạn 4 phôi bào được dự đoán là phôi có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt để trữ/chuyển phôi trữ. Các dấu hiệu động học hình thái của tiềm năng phôi khác nhau đáng kể giữa phôi TET và nTET.
CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Blastomere cleavage plane orientation and the tetrahedral good-quality blastocyst for increased probability of a formation are associated with cryopreservation or transfer: a time-lapse; doi:10.1016/j.fertnstert.2019.02.019
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cần xem lại về đánh giá vô sinh ở nam giới - Ngày đăng: 14-06-2019
Ngất trong thai kỳ liên quan nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 14-06-2019
Hệ thống time- lapse trong nuôi cấy và đánh giá phôi trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-06-2019
Trái cây, rau củ và lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 14-06-2019
Chuyển phôi tươi so với chuyển phôi trữ lạnh ở người đáp ứng bình thường và cao - Ngày đăng: 10-06-2019
Dydrogesterone trong hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-06-2019
Các triệu chứng lo âu, trầm cảm và các marker sinh học stress ở phụ nữ mang thai sau thụ tinh ống nghiệm: nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 07-06-2019
Phản ứng của phôi với stress từ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-06-2019
Sử dụng Levothyroxine ở những phụ nữ có kháng thể kháng giáp peroxidase trước khi mang thai - Ngày đăng: 05-06-2019
Hiệu quả của Nifedipine dùng đơn độc so với kết hợp giữa Nifedipine và Sildenafil Citrate trong quản lý dọa sinh non - Ngày đăng: 05-06-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK