Tin tức
on Wednesday 26-09-2018 8:33am
Danh mục: Tin quốc tế
Vỡ ối non (vỡ ối ở thai kỳ non tháng - PROM) được định nghĩa là vỡ ối khi thai < 37 tuần. PROM xảy ra khoảng 3% trên tổng số thai kỳ và khoảng 40% thai kỳ sinh non. Kết cục chu sinh của cả mẹ và bé ở những thai kỳ PROM có thể cải thiện nếu tuổi thai lớn và không xảy ra nhiễm trùng ối trong quá trình theo dõi. Việc sử dụng kháng sinh đã được khuyến cáo dựa trên bằng chứng trong thời gian theo dõi nhằm làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai, vì hầu hết những trường hợp PROM sẽ diễn tiến chuyển dạ sinh trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, có nên sử dụng progesterone nhằm mục đích kéo dài thai kỳ trong trường hợp PROM như những chỉ định khác liên quan sinh non hay không cũng là vấn đề đáng quan tâm và hiện vẫn chưa có khuyến cáo trong thực hành.
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp đánh giá lợi ích của progesterone trên thai kỳ PROM vừa được công bố trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa kỳ. Nghiên cứu này tổng hợp và phân tích dữ liệu của những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) so sánh PROM có sử dụng progesterone và nhóm chứng (sử dụng giả dược hoặc không can thiệp) trên thai kỳ đơn thai.
Tổng cộng có 6 RCTs được tổng hợp với 545 trường hợp. Tuổi thai trung bình ở nhóm có sử dụng progesterone là 26,9 tuần và nhóm chứng là 27,3 tuần.
Kết quả cho thấy việc sử dụng 17 – hydroxyprogesterone caproate không chứng tỏ có thể kéo dài thai kỳ (0,11 ngày, 95% CI, -3,3 – 3,43). Không có sự khác biệt ở tuổi thai trung bình, phương thức sinh hay kết cục mẹ và thai ở cả hai nhóm có hoặc không sử dụng progesterone. Dù sử dụng dạng progesterone nào, kể cả 17 – hydroxyprogesterone caproate, progesterone tự nhiên, đường sử dụng đều không có tác dụng hữu ích trong trường hợp vỡ ối non. Nghiên cứu đi đến kết luận, theo dữ liệu hiện có thì bổ sung progesterone không thể kéo dài thai kỳ ở trường hợp đơn thai non tháng và vỡ ối non.
Như vậy, hiện nay, dựa theo các khuyến cáo hiện có thì bổ sung progesterone khi có vỡ ối ở thai kỳ non tháng không thể kéo dài thai kỳ như tác dụng của progesterone trong các chỉ định khác của dự phòng sinh non.
BS. Lê Tiểu My – Nhóm Nghiên cứu sinh non Bệnh viện Mỹ Đức
Lược dịch từ : Progesterone in singleton gestations with preterm prelabor rupture of membranes: a systematic review and metaanalysis of randomized controlled trials – AJOG, Dec 2018 (articles in press).
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp đánh giá lợi ích của progesterone trên thai kỳ PROM vừa được công bố trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa kỳ. Nghiên cứu này tổng hợp và phân tích dữ liệu của những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) so sánh PROM có sử dụng progesterone và nhóm chứng (sử dụng giả dược hoặc không can thiệp) trên thai kỳ đơn thai.
Tổng cộng có 6 RCTs được tổng hợp với 545 trường hợp. Tuổi thai trung bình ở nhóm có sử dụng progesterone là 26,9 tuần và nhóm chứng là 27,3 tuần.
Kết quả cho thấy việc sử dụng 17 – hydroxyprogesterone caproate không chứng tỏ có thể kéo dài thai kỳ (0,11 ngày, 95% CI, -3,3 – 3,43). Không có sự khác biệt ở tuổi thai trung bình, phương thức sinh hay kết cục mẹ và thai ở cả hai nhóm có hoặc không sử dụng progesterone. Dù sử dụng dạng progesterone nào, kể cả 17 – hydroxyprogesterone caproate, progesterone tự nhiên, đường sử dụng đều không có tác dụng hữu ích trong trường hợp vỡ ối non. Nghiên cứu đi đến kết luận, theo dữ liệu hiện có thì bổ sung progesterone không thể kéo dài thai kỳ ở trường hợp đơn thai non tháng và vỡ ối non.
Như vậy, hiện nay, dựa theo các khuyến cáo hiện có thì bổ sung progesterone khi có vỡ ối ở thai kỳ non tháng không thể kéo dài thai kỳ như tác dụng của progesterone trong các chỉ định khác của dự phòng sinh non.
BS. Lê Tiểu My – Nhóm Nghiên cứu sinh non Bệnh viện Mỹ Đức
Lược dịch từ : Progesterone in singleton gestations with preterm prelabor rupture of membranes: a systematic review and metaanalysis of randomized controlled trials – AJOG, Dec 2018 (articles in press).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục sinh sống một trẻ có hoặc không có hội chứng mất thai ở các chu kì IVF - Ngày đăng: 21-09-2018
Dự đoán tiềm năng phát triển thành phôi nang của phôi giai đoạn phân chia dựa trên hình ảnh time- lapse và đánh giá tỉ lệ tiêu thụ oxy của phôi - Ngày đăng: 18-09-2018
Microfluidic: thiết bị mới giúp lựa chọn tinh trùng trong ART - Ngày đăng: 09-09-2018
Tỷ lệ sinh sống cộng dồn ở bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-09-2018
Chuyển đơn phôi ngày 3 kết hợp nuôi cấy timelapse hay chuyển đơn phôi ngày 5 nuôi cấy thông thường: Lựa chọn nào hiệu quả? - Ngày đăng: 04-09-2018
Sự tương quan giữa phôi collapse và tiềm năng làm tổ - Ngày đăng: 04-09-2018
Ảnh hưởng của trữ lạnh noãn đối với chất lượng phôi: phân tích động học hình thái time-lapse - Ngày đăng: 25-08-2018
Tỉ lệ sinh sống một trẻ và sinh sống nhiều trẻ giữa chuyển đơn phôi và chuyển hai phôi trong các chu kì TTTON với noãn hiến tặng - Ngày đăng: 28-08-2018
Nồng độ acid béo N-3 chuỗi dài trong huyết tương giai đoạn đầu và giữa thai kỳ và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 21-08-2018
Thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả giữa dienogest với triptorelin acetate trong điều trị adenomyosis ở phụ nữ tiền mãn kinh - Ngày đăng: 17-08-2018
Cập nhật mới về liệu pháp corticoid trước sinh trong việc giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đường hô hấp cho trẻ sinh non - Ngày đăng: 16-08-2018
Mối tương quan giữa DNA tế bào tự do trong khoang phôi và hình thái phôi nang - Ngày đăng: 15-08-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK