Tin tức
on Friday 17-08-2018 9:14am
Danh mục: Tin quốc tế
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường kèm theo những triệu chứng như đau vùng chậu, thống kinh hoặc giao hợp đau. Điều trị nội khoa LNMTC thường bao gồm sử dụng GnRH đồng vận, androgen hoặc progestin. Trong số những liệu pháp kể trên, GnRH đồng vận có hiệu quả nhất, nhưng lại kèm theo đó là các biến chứng như giảm mật độ xương, triệu chứng bốc hoả nếu không sử dụng thêm nội tiết bổ trợ hoặc những khó chịu với đường tiêm dưới da. Dienogest (Dn) là một progestin thế hệ mới, lần đầu được giới thiệu trong việc điều trị LNMTC trong một nghiên cứu năm 1987 với kết quả có cải thiện triệu chứng ở hơn 75% các trường hợp LNMTC cũng như thu nhỏ đáng kể các tổn thương lạc nội mạc và có ít tác dụng phụ.
Nhằm so sánh hiệu quả giữa điều trị dienogest (Dn) đường uống với triptorelin acetate (TA) đường tiêm trong điều trị adenomyosis kèm xuất huyết bất thường và đau vùng chậu ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh (35-45 tuổi), Muham mad Fawzy và cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng tiến cứu với 41 phụ nữ, trong đó có 22 ca điều trị với dienogest 2mg/ngày và 19 ca điều trị với triptorelin acetate 3,75 mg/4 tuần trong 16 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về hiệu quả giảm đau vùng chậu (sử dụng thang điểm VAS): Cả 2 đều có hiệu quả tương đương trong giảm triệu chứng đau vùng chậu sau 16 tuần điều trị. Về giảm thể tích Adenomyosis: TA có giảm thể tích của khối Adenomyosis một cách rõ ràng so với Dn (p= 0,0108 và p= 0,4822). Về triệu chứng xuất huyết: Cả 2 đều có khả năng giảm triệu chứng xuất huyết. TA có hiệu quả vượt trội hơn Dn về khả năng đưa đến tình trạng vô kinh sau 16 tuần điều trị (94,4% so với 21,1%). Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng Dn có hiệu quả giảm đau vùng chậu tương đương với TA và có thể là một lựa chọn thay thế cho điều trị Adenomyosis có kèm theo đau vùng chậu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là một nghiên cứu dẫn đường, có ưu điểm là lựa chọn thiết kế thử nghiệm lâm sàng có giá trị cao, phân bố số ca sử dụng Dn và TA tương đối đều nhau cũng như tỷ lệ mất mẫu thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ, chỉ nghiên cứu cố định 1 liều Dn và sử dụng siêu âm ngả âm đạo để chẩn đoán Adenomyosis.
Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng cho thấy được tiềm năng của Dn trong điều trị đau do lạc nội mạc tử cung và mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhóm tiếp theo.
BS. Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức
(Nguồn: Muham mad Fawzy, Yasser Mesbah (2015), “Comparison of dienogest versus triptorelin acetate in premenopausal women with adenomyosis: a prospective clinical trial”. Arch Gynecol Obstet. 292(6):1267-71.)
Nhằm so sánh hiệu quả giữa điều trị dienogest (Dn) đường uống với triptorelin acetate (TA) đường tiêm trong điều trị adenomyosis kèm xuất huyết bất thường và đau vùng chậu ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh (35-45 tuổi), Muham mad Fawzy và cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng tiến cứu với 41 phụ nữ, trong đó có 22 ca điều trị với dienogest 2mg/ngày và 19 ca điều trị với triptorelin acetate 3,75 mg/4 tuần trong 16 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về hiệu quả giảm đau vùng chậu (sử dụng thang điểm VAS): Cả 2 đều có hiệu quả tương đương trong giảm triệu chứng đau vùng chậu sau 16 tuần điều trị. Về giảm thể tích Adenomyosis: TA có giảm thể tích của khối Adenomyosis một cách rõ ràng so với Dn (p= 0,0108 và p= 0,4822). Về triệu chứng xuất huyết: Cả 2 đều có khả năng giảm triệu chứng xuất huyết. TA có hiệu quả vượt trội hơn Dn về khả năng đưa đến tình trạng vô kinh sau 16 tuần điều trị (94,4% so với 21,1%). Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng Dn có hiệu quả giảm đau vùng chậu tương đương với TA và có thể là một lựa chọn thay thế cho điều trị Adenomyosis có kèm theo đau vùng chậu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là một nghiên cứu dẫn đường, có ưu điểm là lựa chọn thiết kế thử nghiệm lâm sàng có giá trị cao, phân bố số ca sử dụng Dn và TA tương đối đều nhau cũng như tỷ lệ mất mẫu thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ, chỉ nghiên cứu cố định 1 liều Dn và sử dụng siêu âm ngả âm đạo để chẩn đoán Adenomyosis.
Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng cho thấy được tiềm năng của Dn trong điều trị đau do lạc nội mạc tử cung và mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhóm tiếp theo.
BS. Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức
(Nguồn: Muham mad Fawzy, Yasser Mesbah (2015), “Comparison of dienogest versus triptorelin acetate in premenopausal women with adenomyosis: a prospective clinical trial”. Arch Gynecol Obstet. 292(6):1267-71.)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cập nhật mới về liệu pháp corticoid trước sinh trong việc giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đường hô hấp cho trẻ sinh non - Ngày đăng: 16-08-2018
Mối tương quan giữa DNA tế bào tự do trong khoang phôi và hình thái phôi nang - Ngày đăng: 15-08-2018
Khởi phát chuyển dạ hay chờ đợi ở thai phụ con so nguy cơ thấp - Ngày đăng: 15-08-2018
Quần lót, chức năng tinh hoàn và số lượng tinh trùng - Ngày đăng: 15-08-2018
Hiệu quả của oxy so với không khí phòng trong hồi sức thai nhi còn trong bụng mẹ - Ngày đăng: 15-08-2018
Ước đoán độ trưởng thành phổi thai nhi bằng cộng hưởng từ phổ - Ngày đăng: 13-08-2018
Thai kỳ xin noãn và những biến chứng trong thai kỳ xin noãn - Ngày đăng: 10-08-2018
Mối tương quan giữa BMI và kết quả thai sau chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 08-08-2018
Trữ lạnh tinh trùng không sử dụng chất bảo quản lạnh: một cách tiếp cận mới - Ngày đăng: 08-08-2018
Tầm soát lệch bội bằng DNA tế bào tự do từ môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 02-08-2018
Hiệu quả của việc tầm soát thường quy độ bão hòa oxy máu trong phát hiện tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 31-07-2018
Phôi khảm: Thách thức cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 31-07-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK