Tin chuyên ngành
on Thursday 13-11-2014 10:41am
Danh mục: Nam khoa
Đánh giá tình trạng rối loạn cương dương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ ở bệnh viện Thận Hà Nội
Nguyễn Thế Lương và cộng sự
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận đang là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến có tính toàn cầu không chỉ với ngành y tế mà còn cả với toàn bộ cộng đồng. Thận nhân tạo chu kỳ là một biện pháp điều trị hiệu quả được áp dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Mặc dầu vậy giải pháp điều trị này gặp rất nhiều khó khăn do người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đã có tổn thương nhiều cơ quan trong đó có rối loạn chức năng cương dương.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn cương dương ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ rất cao, khoảng 50 – 90%. Vấn đề này tại Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm một cách thích đáng. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng rối loạn cương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ ở bệnh viện Thận Hà Nội” với các mục tiêu sau.
Suy thận đang là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến có tính toàn cầu không chỉ với ngành y tế mà còn cả với toàn bộ cộng đồng. Thận nhân tạo chu kỳ là một biện pháp điều trị hiệu quả được áp dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Mặc dầu vậy giải pháp điều trị này gặp rất nhiều khó khăn do người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đã có tổn thương nhiều cơ quan trong đó có rối loạn chức năng cương dương.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn cương dương ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ rất cao, khoảng 50 – 90%. Vấn đề này tại Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm một cách thích đáng. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng rối loạn cương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ ở bệnh viện Thận Hà Nội” với các mục tiêu sau.
- Đánh giá mức độ rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ
- Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn cương và một số yếu tố sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 75 đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
-
Nghiên cứu được thiết kế là mô tả cắt ngang
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 41,9±10,8 tuổi
- Nhóm tuổi có số lượng đối tượng nghiên cứu cao nhất là 30 – 39 (33,3%) sau đó thấp dần ở các nhóm 50 – 59 (30,7%), 40 – 49 (17,3%), 20 – 29 (14,7%) và trên 60 chỉ có 4%. Như vậy các đối tượng có độ tuổi <50 chiếm đa số mẫu nghiên cứu (65,3%), nhóm ≥ 50 tuổi chỉ có 34,7%.
- Nhóm bệnh nhân đông nhất chiếm tới 42,7% là các bệnh nhân hưu trí và làm việc ở nhà, nông dân với 31,3%, lao động trí óc chiếm 20%, lao động phổ thông (10,7%) và sinh viên (5,3%≥).
- Thời gian TNT chu kỳ trung bình là 60,3 ± 43,2 tháng. Số bệnh nhân có thời gian TNT chu kỳ từ 12 – 60 tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó là nhóm 60 – 120 tháng, nhóm <12 tháng và nhóm ≥ 120 tháng có tỷ lệ tương đương khoảng 10%.
- Bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm tới 40% số đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu là 68% ở các mức độ từ nhẹ, vừa tới nặng lần lượt là 41,3%, 22,7 và 4%.
- Không có bệnh nhân nào có nồng độ testosterone vượt ngưỡng trung bình (> 35 nmol/l), bệnh nhân có chỉ số cao nhất cũng chỉ đạt 31,8 nmol/l, nhưng có tới 54,1% đối tượng nghiên cứu có nồng độ testosterone dưới ngưỡng thấp của chỉ số bình thường (<10nmol/l). Nồng độ testosterone trung bình là 12,5 ± 5,9 nmol/l.
- Ở nhóm tuổi 20 – 29 và 30 – 39 tỷ lệ đối tượng có nồng độ testosterone dưới ngưỡng lần lượt là 45 và 44% tỷ lệ này tăng lên khoảng 60% ở nhóm tuổi 40 – 49 và 50 – 59, ở nhóm tuổi ≥ 60 tỷ lệ này là 100%.
- Nồng độ testosterone giảm dần theo lứa tuổi và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- 87,3% đối tượng nghiên cứu có kích thức tinh hoàn phải <12mm3, và 93,7% có kích thước tinh hoàn trái <12mm3. Kích thước trung bình tinh hoàn phải là 8,2 ± 2,6 mm3 và tinh hoàn trái là 7,5 ± 2,3mm3.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 85,3% bệnh nhân có rối loạn cương. Trong đó phân loại theo mức độ nhẹ vừa và nặng lần lượt là 53,3%, 13,3% và 18,7%.
- Tổng điểm IIEF và điểm trung bình từng lĩnh vực của nhóm nghiên cứu đều thấp so với điểm chuẩn.Tổng điểm chung là 38,7 ± 16,6, chỉ chiếm hơn 50% so với điểm chuẩn của thang điểm IIEF.
- Chỉ có 8% số bệnh nhân có độ cứng đạt độ 1 tỷ lệ độ cứng mức độ 2, 3, 4 lần lượt là 12,0%, 65,3% và 14,7%.
- Phân bố đối tượng mắc RLC có xu hướng tăng dần theo tuổi 72,72% ở nhóm 20 – 29 tuổi, 76% ở nhóm 30 – 39 tuổi, 84% ở nhóm 40 – 49 tuổi và từ trên 50 tuổi là 100%.
- Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tuổi và RLC với r = -0,69 và p < 0,001
- Tại nghiên cứu này đã tìm thấy mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa HATB và RLC với r = -0,5 và p < 0,001.
- Bệnh nhân có nồng độ Testosterone thấp có tỷ lệ RLC cao hơn. Mặt khác các bệnh nhân RLC nặng có nồng độ testosterone rất thấp (dưới 5nmol/l) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
- Có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa nồng độ testosterone và RLC với r = 0,407 và p <0,00
- Điểm IIEF trong cả 5 lĩnh vực và điểm tổng đều có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với p<0,001
- Có mối tương quan chặt chẽ khi nghiên cứu mối tương quan đa biến giữa testosterone, tuổi và RLC với r = 0,767 và p <0,001
KIẾN NGHỊ
Bệnh nhân suy thận mạn, thận nhân tạo chu kỳ cần được quan tâm tư vấn, khám phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị RLCD thích hợp, giúp bệnh nhân không phải chịu các tác động tiêu cực đặc biệt là các tác động liên quan tới tinh thần và xã hội.
Việc suy giảm nồng độ testosterone không chỉ ảnh hưởng tới chức năng cương dương mà còn có các tác động tới toàn thân và hệ thống đặc biệt là việc tạo máu. Việc bổ sung hormone một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh nhân suy thận mạn, thận nhân tạo chu kỳ cần được quan tâm tư vấn, khám phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị RLCD thích hợp, giúp bệnh nhân không phải chịu các tác động tiêu cực đặc biệt là các tác động liên quan tới tinh thần và xã hội.
Việc suy giảm nồng độ testosterone không chỉ ảnh hưởng tới chức năng cương dương mà còn có các tác động tới toàn thân và hệ thống đặc biệt là việc tạo máu. Việc bổ sung hormone một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ali ME, Abdel Hafez HZ, Mahran AM et al (2005), erectile dysfunction in chronic renal failure patients undergoing hemodialysis in Egyp, Int J Impot Ré, 17(4), 390
- Ali Reza Makarem, Mohammad Y.K, Omid Reza Zekavat (2010)erectile dysfunction among hemodialysispatients, International Urology and Nephrology, 10, 73 – 84
- Bellinghieri G, Santoro D, Mallamace A, et al (2008) Sexual dysfunction in chronic renal failure, J Am Nephrol, 21 (13), 113 – 117
- ö Cagüven, G Aykose, S Albayrak et al (2010) Efficacy of testosterone gel in the treatment of erectile dysfunction in hypogonadal hemodialysis patients: a pilot study, International Journal of impotence research 22, 140 - 145
- Juan Jesus Carrero, Abdul Rashid Qureshi, Paolo Parini, et al (2009) Low serum testosterone increases mortality risk among male dialysis patients, J Am Nephrol 20, 613 – 620.
- Lew starowicz M, Gellert R (2008) The sexuality and quality of life of hemodialyzed Patients - ASED multicenter, J Sex Med, 17
- Yu Sen Peng, Chih Kang Chiang, Kung Yu Hung, et al (2007) The association of higher depresssive symptoms and sexual dysfunction in male hemodialysis patients, Nephrology Dialysis Transplantation 22 (3), 857 – 861.
- Sylvia E Rosas, Marshall Joffe, Eunice Franklin, et al (2001), Prevalênc and determinants of erectile dysfunction in hemodialysis patients, Kidney International, 59, 2259 - 2266
- Asim Mumtaz, Muhammad Anees, Muhammad Haris Barki, et al (2009), Low serum testosterone and Estradiol predict mortality in Elderly men, The Journal of Clinical endocrinology & metabolis, 94 (7), 2482 – 2488.
- Chun Fu Lai, Wang YT, Hung KY, et al (2007), Sexual dysfunction in peritoneal dialysis patients, Am J Nephrol, 27(6), 615 – 621
- Ali Reza Makarem, Mohammad Y.K, Omid Reza Zekavat (2010)erectile dysfunction among hemodialysispatients, International Urology and Nephrology, 10, 73 – 84
- Bellinghieri G, Santoro D, Mallamace A, et al (2008) Sexual dysfunction in chronic renal failure, J Am Nephrol, 21 (13), 113 – 117
- ö Cagüven, G Aykose, S Albayrak et al (2010) Efficacy of testosterone gel in the treatment of erectile dysfunction in hypogonadal hemodialysis patients: a pilot study, International Journal of impotence research 22, 140 - 145
- Juan Jesus Carrero, Abdul Rashid Qureshi, Paolo Parini, et al (2009) Low serum testosterone increases mortality risk among male dialysis patients, J Am Nephrol 20, 613 – 620.
- Lew starowicz M, Gellert R (2008) The sexuality and quality of life of hemodialyzed Patients - ASED multicenter, J Sex Med, 17
- Yu Sen Peng, Chih Kang Chiang, Kung Yu Hung, et al (2007) The association of higher depresssive symptoms and sexual dysfunction in male hemodialysis patients, Nephrology Dialysis Transplantation 22 (3), 857 – 861.
- Sylvia E Rosas, Marshall Joffe, Eunice Franklin, et al (2001), Prevalênc and determinants of erectile dysfunction in hemodialysis patients, Kidney International, 59, 2259 - 2266
- Asim Mumtaz, Muhammad Anees, Muhammad Haris Barki, et al (2009), Low serum testosterone and Estradiol predict mortality in Elderly men, The Journal of Clinical endocrinology & metabolis, 94 (7), 2482 – 2488.
- Chun Fu Lai, Wang YT, Hung KY, et al (2007), Sexual dysfunction in peritoneal dialysis patients, Am J Nephrol, 27(6), 615 – 621
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phẫu thuật nội soi điều trị tinh hoàn ẩn không sờ thấy ở người lớn - Ngày đăng: 22-10-2014
Khảo sát đặc điểm gãy dương vật tại bệnh viện Bình Dân - Ngày đăng: 13-10-2014
Mối tương quan giữa ros tinh dịch, sự phân mảnh dna tinh trùng và tỉ lệ hình dạng tinh trùng bình thường trên các trường hợp thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (icsi) - Ngày đăng: 09-04-2014
Kết quả điều trị các trường hợp ẩn tinh tại IVFAS, Bệnh viện An Sinh - Ngày đăng: 13-02-2014
Lựa chọn mới trong điều trị vô tinh - Ngày đăng: 13-10-2013
Nghiên cứu tác dụng kích thích sinh tinh của thuốc Phylamin y trên thực nghiệm và lâm sàng - Ngày đăng: 16-09-2013
Kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: 20 năm ra đời và phát triển - Ngày đăng: 29-07-2013
Phân tích kết quả trên 4.060 tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO 2010 của các cặp vợ chồng khám hiếm muộn - Ngày đăng: 28-06-2013
Lựa chọn tinh trùng theo hình dạng – kỹ thuật IMSI - Ngày đăng: 17-04-2013
Khảo sát hiệu quả Antioxidant trên bệnh nhân vô sinh nam tại Việt Nam - Ngày đăng: 28-03-2013
Kết qua ICSI với tinh trùng thu nhận từ phẫu thuật tươi và đông lạnh tại Trung tâm IVFAS - Ngày đăng: 13-05-2013
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK