Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 29-06-2013 3:12am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

beophi_1 Theo một nghiên cứu mới trên trang Journal of the American Medical Association, phụ nữ thừa cân hay béo phì trong quá trình mang thai sẽ tăng nguy cơ sinh non.

 


Tác giả của nghiên cứu cho biết “Bên cạnh việc hút thuốc lá hiện vẫn đang là nguyên nhân quan trọng nhất gây sinh non ở nhiều quốc gia thì thừa cân, béo phì ở người mẹ cũng là một nguy cơ có liên quan và chiếm tỉ lệ cao dẫn đến sinh non”. “Trẻ sinh non được định nghĩa là trẻ sinh trước 37 tuần thai kỳ, là nguyên nhân đi đầu dẫn đến tử vong trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ khuyết tật bẩm sinh, và những nguy cơ này sẽ tăng giảm theo tuổi thai.”

Dù rằng đây là một cảnh báo đáng lo, nhưng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Sven Cnattinggius, giáo sư y khoa của học viện Karolinska ở Thụy Điển cũng cho rằng dựa trên kết quả nghiên cứu này những phụ nữ thừa cân có ý định mang thai cũng không nên quá hoảng sợ.

Ông nói “Riêng với những phụ nữ đang bị thừa cân hay béo phì thì nguy cơ sinh non vẫn còn nhỏ”. “Tuy nhiên, những phát hiện này lại rất có tầm quan trọng ở góc nhìn toàn dân số. Trẻ sinh non và hơn hết là những trẻ cực non chiếm một phần đáng kể về tỉ lệ tử vong và mắc bệnh ở trẻ em tại các nước có thu nhập cao.”

Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ Medical Birth Register của Thụy Điển trên những phụ nữ sinh duy nhất một con từ năm 1992 đến năm 2010. Những trường hợp sinh non được phân loại như sau, cực non (22 đến 27 tuần), rất non (28 đến 31 tuần) và non (32 đến 36 tuần). Nhóm cũng quan sát xem những trường hợp sinh non này là tự nhiên hay sinh theo chỉ định, nghĩa là mổ lấy thai trước khi chuyển dạ hay khởi phát chuyển dạ.

Chỉ số BMI của bà mẹ được tính dựa trên chiều cao và cân nặng trước khi mang thai, và được chia thành 6 nhóm trong nghiên cứu: thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì độ 1, béo phì độ 2 và béo phì độ 3.

Trong 1,6 triệu trường hợp đưa vào nghiên cứu thì chỉ có hơn 3000 trường hợp sinh cực non, 6900 rất non, và 67000 trường hợp là non. Nhóm nghiên cứu đã xác định được rằng nguy cơ sinh cực non, rất non và non tăng theo chỉ số BMI. Nguy cơ sinh cực non chiếm cao nhất ở các bà mẹ thừa cân.

Trẻ sinh sớm theo chỉ định y khoa thường xảy ra hơn ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Theo giáo sư Cnattinggius, “điều này ít nhiều do sự gia tăng nguy cơ bị các biến chứng ở các bà mẹ do béo phì”.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng phụ nữ nên tận dụng mọi phương cách để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

“Về tỉ lệ tử vong và mắc bệnh cao ở những trẻ sinh cực non, những khác biệt nguy cơ rất nhỏ cũng đều dẫn đến hậu quả đối với sức khỏe và sự sống còn của trẻ sơ sinh.” “Mặc dù dịch béo phì ở Mỹ dường như đã lắng dịu lại, nhưng vẫn có một nhóm đáng kể những phụ nữ bước vào thời kỳ mang thai với chỉ số BMI rất cao”, nhóm nghiên cứu viết.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cần được xác nhận lại trong những nhóm dân số nghiên cứu khác trong cộng đồng,” nhóm nghiên cứu cho biết. “Xác định con đường mà qua đó sự béo phì của các bà mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe con cái cũng cần thiết nhằm cung cấp các thông tin quan trọng nhất để nhắm vào những phụ nữ có nguy cơ sinh non cao nhất.”

Nguồn:

http://www.redorbit.com/news/health/1112872118/pregnancy-obesity-obese-pregnant-mothers-preterm-premature-infant-babies-061213/

Người dịch: Trang Thanh Nhã

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK