Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 29-11-2012 12:36am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

mang_thai_05 Theo một nghiên cứu mới từ Hà Lan: Gần một phần ba phụ nữ bị hen suyễn có dùng thuốc kiểm soát ngừng sử dụng chúng trong vài tháng đầu của thai kỳ - bất chấp lời khuyên rằng bệnh hen suyễn không kiểm soát sẽ nguy hiểm cho phát triển thai nhi hơn so với khi dùng thuốc.


Các nhà nghiên cứu không thể xác định lý do tại sao các bà mẹ tự ngưng dùng thuốc hen suyễn, cho dù nó không gây những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe nhưng vẫn có những mối liên quan được tìm thấy, bác sĩ Lucie Blais, một giáo sư dược tại Đại học Montreal, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết.

Bác sĩ Blais cho biết: "Một vài nghiên cứu cho thấy bệnh hen suyễn không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bạn có thể có em bé bị nhỏ hơn tuổi thai hoặc sinh thiếu cân."

Cả Hiệp hội Hen suyễn thế giới (GINA) và Chương trình Giáo dục và Phòng chống Hen suyễn quốc gia Hoa Kỳ đều khuyến cáo rằng phụ nữ nên tiếp tục dùng thuốc trong suốt thai kỳ. Thiếu oxy là một trong những nguy hiểm cho thai nhi khi người mẹ không kiểm soát được hen suyễn.

Theo hướng dẫn của GINA, không có nhiều bằng chứng cho thuốc hen suyễn gây hại cho thai nhi, và "sử dụng thuốc để kiểm soát hen suyễn là hợp lý, ngay cả khi sự an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng".

Để đánh giá sự tuân thủ thuốc của các bà mẹ mang thai tốt như thế nào, Priscilla Zetstra-van der Woude tại Đại học Groningen và các đồng nghiệp của bà đã sử dụng thông tin của hơn 25.000 thai phụ từ một cơ sở dữ liệu toa thuốc ở Hà Lan.

Hơn 2.000 người trong số những phụ nữ mang thai (khoảng 8%) nhận điều trị thuốc hen suyễn ít nhất một lần trong suốt thời gian nghiên cứu, từ 1994 đến 2009.

Giữa năm 1994 và 2003, tỷ lệ phụ nữ dùng thuốc kiểm soát hen suyễn ổn định trước, trong và sau khi mang thai.

Tuy nhiên từ 2004 đến 2009, các nhà nghiên cứu đã thấy sự sụt giảm 30% tỷ lệ cho thuốc suyễn trong ba tháng đầu của thai kỳ, so với những tháng trước khi mang thai.

Khi nhóm Zetstra van der Woude phân tích, họ thấy rằng các loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài đơn thuần và loại kết hợp với corticosteroid dạng hít đều ít được dùng trong thai kỳ hơn ngay trước đó.

Lượng toa các loại thuốc này giảm khoảng 50% trong tam cá nguyệt đầu tiên, từ khoảng 1,2% thai phụ xuống còn 0,6% trong cơ sở dữ liệu.

Trong nghiên cứu các tác giả cho thấy việc ngưng thuốc điều trị hen suyễn hầu như không gây ra bất lợi gì cho mẹ và bé nếu như các triệu chứng lâm sàng của người mẹ không bị xấu hơn.

Trong một email đến tạp chí Reuters Health, Zetstra-van der Woude cho biết “Cơn hen suyễn thường thay đổi trong quá trình mang thai và một số phụ nữ có thể giảm nhẹ các triệu chứng hen suyễn, và chính hệ quả đó có thể làm giảm hoặc không có chỉ định dùng thuốc. Vấn đề này tương tự bệnh hen suyễn đã được kiểm soát".

Zetstra-van der Woude nói: "Các bác sĩ cũng như thai phụ của họ phải được thông báo về tầm quan trọng của kiểm soát hen suyễn đầy đủ trong quá trình mang thai và về những rủi ro của bệnh hen suyễn kiểm soát không tốt... đối với trẻ chưa sinh."

Bác sĩ Blais cho biết bệnh nhân hen suyễn đặc biệt thực hiện không tốt trong việc tuân thủ dùng uống thuốc, và mang thai có thể gây thêm một trở ngại bởi vì phụ nữ có thể là sợ dùng nhiều loại thuốc trong thời kỳ mang thai.

Mặt khác, mang thai có thể là một cơ hội để họ trở nên tuân thủ điều trị hơn có nghĩa là giữ cho bệnh hen suyễn được kiểm soát.

"Mang thai là một giai đoạn trong cuộc sống của một người phụ nữ mà họ có thể lắng nghe những khuyến cáo nhiều hơn bởi vì nó không chỉ là về sức khỏe của họ mà còn là sức khỏe của thai nhi", bà nói.

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/773657

Người dịch: Lê Thị Kiều Trang

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK