Tin tức
on Tuesday 17-08-2021 9:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Từ năm 2011 cho đến nay, hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi liên tục (time-lapse) đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trong việc theo dõi các hoạt động phân chia của phôi tiền làm tổ cũng như hỗ trợ lựa chọn phôi chuyển cho bệnh nhân trên toàn thế giới. Số lượng nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi dựa trên các thông số động học hình thái ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng kết quả của các nghiên cứu này vào thực hành thường quy tại các trung tâm IVF, do quần thể bệnh nhân tham gia nghiên cứu, môi trường nuôi cấy phôi, quy trình và phác đồ IVF tại mỗi trung tâm khác nhau. Vì vậy cho đến nay, vẫn chưa có đủ chứng cứ mạnh về hiệu quả của hệ thống time-lapse so với với hệ thống nuôi cấy phôi truyền thống trong việc nuôi cấy và lựa chọn phôi. Dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng hệ thống time-lapse vẫn được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng. Gần đây, những nghiên cứu đánh giá về mối tương quan giữa các thông số động học hình thái với những thay đổi ở cấp độ tế bào và dưới tế bào thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới. McCoy RC và cộng sự (2018) đã báo cáo rằng hiện tượng phân chia trực tiếp từ hợp tử thành 3 phôi bào là biểu hiện hình thái của sự phân chia nguyên phân bởi thoi vô sắc 3 cực. Tương tự như vậy, Lagalla C và cộng sự (2017) đã báo cáo rằng việc loại bỏ các phôi bào trong quá trình nén của phôi dâu có thể liên quan đến việc loại trừ các tế bào mang bất thường nhiễm sắc thể ra khỏi phôi. Cùng mối quan tâm trên, Giovanni Coticchio và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này với mục đích đánh giá xem liệu rằng các thông số động học hình thái có tương quan với sự hiện diện của các phân tử (miR-20a, miR-30c, và sHLA- G) có vai trò điều hoà quá trình phát triển và làm tổ của phôi hay không. Trong đó, miR- 20a/ miR- 30c có vai trò điều hoà các chức năng có liên quan đến sự phát triển của phôi và sự hiện diện của các miRNA này là dấu hiệu cho khả năng làm tổ của phôi. sHLA- G có vai trò trong việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch của mẹ trong quá trình làm tổ của phôi, một số nghiên cứu cho thấy rằng sự hiện diện của sHLA-G trong môi trường nuôi cấy phôi tương quan thuận với chất lượng phôi và tỉ lệ thai.
Nghiên cứu trên 46 bệnh nhân thực hiện IVF/ ICSI từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2018. Tiêu chuẩn nhận chính của nghiên cứu là những chu kỳ có ít nhất 4 noãn thụ tinh bình thường. Hình thái phôi ngày 3 được đánh giá vào khoảng 64-72 giờ sau thụ tinh và điểm Eeva được đánh giá dựa trên các hình ảnh kỹ thuật số thu được. Nghiên cứu sử dụng hệ thống Eeva time- lapse để ghi nhận dữ liệu về các thông số động học phôi và xếp loại phôi dựa trên điểm số động học (Từ 1-5 điểm, tương ứng với cơ hội phát triển thành phôi nang giảm dần). Các điểm xếp loại này sẽ được sử dụng để so sánh với mức độ biểu hiện của các phân tử trong môi trường nuôi cấy phôi. Đến giai đoạn phôi ngày 5, các giọt môi trường nuôi cấy có phôi phát triển thành phôi nang sẽ được thu nhận. 25 l môi trường nuôi cấy được thu nhận để phân lập miRNA, phiên mã ngược và khuếch đại tín hiệu. 10 l được thu nhận để phân tích sHLA-G.
Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 36 tuổi với trung bình số lượng noãn thu nhận, ICSI và thụ tinh tương ứng là 10,7 noãn; 9,5 noãn và 7 noãn. Có tổng cộng 172 mẫu môi trường nuôi cấy phôi nang được thu nhận. Trong đó, thực tế chỉ có 136 mẫu được sử dụng để phân tích miR- 20a/ miR- 30c và 141 mẫu được sử dụng để phân tích biểu hiện của sHLA-G.
Đánh giá mối tương quan giữa điểm Eeva và nồng độ miR- 20a trong môi trường nuôi cấy cho thấy nồng độ miR- 20a thấp dần khi điểm Eeva tăng lên tương ứng với tiềm năng phát triển của phôi nang giảm (R = − 0,209; N = 136; P = 0,016). Xu hướng ngược lại được quan sát thấy trong trường hợp miR-30c, nồng độ miR-30c cao lên khi điểm số Eeva tăng tương ứng với cơ hội phát triển thành phôi nang giảm (R = 0,248; N = 136; P = 0,004). So sánh biểu hiện miRNA giữa các điểm xếp loại Eeva cho thấy sự phân bố của hồ sơ biểu hiện miR- 20a không khác biệt đáng kể giữa các loại điểm Eeva. Trong khi đó, hồ sơ biểu hiện miR- 30c có sự khác nhau giữa các loại điểm Eeva. Nghiên cứu cho thấy, mức độ biểu hiện miR- 30c có sự khác biệt khi so sánh các cặp điểm 1- 5, 2- 5, và 4- 5 (p < 0,05).
Đối với mức độ biểu hiện của sHLA- G, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch với điểm Eeva, tức là nồng độ sHLA- G giảm dần khi điểm Eeva tăng lên và xác suất phát triển thành phôi nang giảm (R = − 0,388; N = 141; P = 0,001). Sau khi đánh giá về mức độ biểu hiện của sHLA- G giữa các điểm xếp loại Eeva, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố sHLA-G không giống nhau giữa các loại điểm Eeva. Và kết quả so sánh chỉ ra rằng, sự khác biệt về nồng độ sHLA- G có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 1 và 5 điểm (p = 0,01).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các kiểu động học hình thái có tương quan đến các biểu hiện về khả năng phát triển và làm tổ của phôi. Dữ liệu nghiên cứu này cho thấy thuật toán về các thông số động học hình thái được sử dụng để dự đoán tiềm năng phát triển thành phôi nang cũng có thể được sử dụng để xác định hồ sơ tế bào và phân tử có chức năng quan trọng trong quá trình phát triển và làm tổ của phôi mà cụ thể trong nghiên cứu này là các phân tử miR-20a, miR-30c, và sHLA- G. Cuối cùng, nghiên cứu này cung cấp chứng cứ y văn cho thấy sử dụng các thuật toán về thông số động học phôi cho phép lựa chọn phôi tiềm năng hơn để chuyển cho bệnh nhân.
Nguồn: Giovanni Coticchio và cs., 2021. Embryo morphokinetic score is associated with biomarkers of developmental competence and implantation. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-021-02162-9
Từ năm 2011 cho đến nay, hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi liên tục (time-lapse) đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trong việc theo dõi các hoạt động phân chia của phôi tiền làm tổ cũng như hỗ trợ lựa chọn phôi chuyển cho bệnh nhân trên toàn thế giới. Số lượng nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi dựa trên các thông số động học hình thái ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng kết quả của các nghiên cứu này vào thực hành thường quy tại các trung tâm IVF, do quần thể bệnh nhân tham gia nghiên cứu, môi trường nuôi cấy phôi, quy trình và phác đồ IVF tại mỗi trung tâm khác nhau. Vì vậy cho đến nay, vẫn chưa có đủ chứng cứ mạnh về hiệu quả của hệ thống time-lapse so với với hệ thống nuôi cấy phôi truyền thống trong việc nuôi cấy và lựa chọn phôi. Dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng hệ thống time-lapse vẫn được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng. Gần đây, những nghiên cứu đánh giá về mối tương quan giữa các thông số động học hình thái với những thay đổi ở cấp độ tế bào và dưới tế bào thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới. McCoy RC và cộng sự (2018) đã báo cáo rằng hiện tượng phân chia trực tiếp từ hợp tử thành 3 phôi bào là biểu hiện hình thái của sự phân chia nguyên phân bởi thoi vô sắc 3 cực. Tương tự như vậy, Lagalla C và cộng sự (2017) đã báo cáo rằng việc loại bỏ các phôi bào trong quá trình nén của phôi dâu có thể liên quan đến việc loại trừ các tế bào mang bất thường nhiễm sắc thể ra khỏi phôi. Cùng mối quan tâm trên, Giovanni Coticchio và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này với mục đích đánh giá xem liệu rằng các thông số động học hình thái có tương quan với sự hiện diện của các phân tử (miR-20a, miR-30c, và sHLA- G) có vai trò điều hoà quá trình phát triển và làm tổ của phôi hay không. Trong đó, miR- 20a/ miR- 30c có vai trò điều hoà các chức năng có liên quan đến sự phát triển của phôi và sự hiện diện của các miRNA này là dấu hiệu cho khả năng làm tổ của phôi. sHLA- G có vai trò trong việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch của mẹ trong quá trình làm tổ của phôi, một số nghiên cứu cho thấy rằng sự hiện diện của sHLA-G trong môi trường nuôi cấy phôi tương quan thuận với chất lượng phôi và tỉ lệ thai.
Nghiên cứu trên 46 bệnh nhân thực hiện IVF/ ICSI từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2018. Tiêu chuẩn nhận chính của nghiên cứu là những chu kỳ có ít nhất 4 noãn thụ tinh bình thường. Hình thái phôi ngày 3 được đánh giá vào khoảng 64-72 giờ sau thụ tinh và điểm Eeva được đánh giá dựa trên các hình ảnh kỹ thuật số thu được. Nghiên cứu sử dụng hệ thống Eeva time- lapse để ghi nhận dữ liệu về các thông số động học phôi và xếp loại phôi dựa trên điểm số động học (Từ 1-5 điểm, tương ứng với cơ hội phát triển thành phôi nang giảm dần). Các điểm xếp loại này sẽ được sử dụng để so sánh với mức độ biểu hiện của các phân tử trong môi trường nuôi cấy phôi. Đến giai đoạn phôi ngày 5, các giọt môi trường nuôi cấy có phôi phát triển thành phôi nang sẽ được thu nhận. 25 l môi trường nuôi cấy được thu nhận để phân lập miRNA, phiên mã ngược và khuếch đại tín hiệu. 10 l được thu nhận để phân tích sHLA-G.
Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 36 tuổi với trung bình số lượng noãn thu nhận, ICSI và thụ tinh tương ứng là 10,7 noãn; 9,5 noãn và 7 noãn. Có tổng cộng 172 mẫu môi trường nuôi cấy phôi nang được thu nhận. Trong đó, thực tế chỉ có 136 mẫu được sử dụng để phân tích miR- 20a/ miR- 30c và 141 mẫu được sử dụng để phân tích biểu hiện của sHLA-G.
Đánh giá mối tương quan giữa điểm Eeva và nồng độ miR- 20a trong môi trường nuôi cấy cho thấy nồng độ miR- 20a thấp dần khi điểm Eeva tăng lên tương ứng với tiềm năng phát triển của phôi nang giảm (R = − 0,209; N = 136; P = 0,016). Xu hướng ngược lại được quan sát thấy trong trường hợp miR-30c, nồng độ miR-30c cao lên khi điểm số Eeva tăng tương ứng với cơ hội phát triển thành phôi nang giảm (R = 0,248; N = 136; P = 0,004). So sánh biểu hiện miRNA giữa các điểm xếp loại Eeva cho thấy sự phân bố của hồ sơ biểu hiện miR- 20a không khác biệt đáng kể giữa các loại điểm Eeva. Trong khi đó, hồ sơ biểu hiện miR- 30c có sự khác nhau giữa các loại điểm Eeva. Nghiên cứu cho thấy, mức độ biểu hiện miR- 30c có sự khác biệt khi so sánh các cặp điểm 1- 5, 2- 5, và 4- 5 (p < 0,05).
Đối với mức độ biểu hiện của sHLA- G, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch với điểm Eeva, tức là nồng độ sHLA- G giảm dần khi điểm Eeva tăng lên và xác suất phát triển thành phôi nang giảm (R = − 0,388; N = 141; P = 0,001). Sau khi đánh giá về mức độ biểu hiện của sHLA- G giữa các điểm xếp loại Eeva, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố sHLA-G không giống nhau giữa các loại điểm Eeva. Và kết quả so sánh chỉ ra rằng, sự khác biệt về nồng độ sHLA- G có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 1 và 5 điểm (p = 0,01).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các kiểu động học hình thái có tương quan đến các biểu hiện về khả năng phát triển và làm tổ của phôi. Dữ liệu nghiên cứu này cho thấy thuật toán về các thông số động học hình thái được sử dụng để dự đoán tiềm năng phát triển thành phôi nang cũng có thể được sử dụng để xác định hồ sơ tế bào và phân tử có chức năng quan trọng trong quá trình phát triển và làm tổ của phôi mà cụ thể trong nghiên cứu này là các phân tử miR-20a, miR-30c, và sHLA- G. Cuối cùng, nghiên cứu này cung cấp chứng cứ y văn cho thấy sử dụng các thuật toán về thông số động học phôi cho phép lựa chọn phôi tiềm năng hơn để chuyển cho bệnh nhân.
Nguồn: Giovanni Coticchio và cs., 2021. Embryo morphokinetic score is associated with biomarkers of developmental competence and implantation. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-021-02162-9
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền căn ung thư tuyến giáp: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 14-08-2021
Kết quả thai ở lần đầu tiên điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên 7678 bệnh nhân - Ngày đăng: 14-08-2021
Thực hiện IVF/ICSI nhiều lần có thể bù đắp cho sự suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên theo tuổi tác hay không? Ước lượng tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi - Ngày đăng: 14-08-2021
Vị trí của phôi trong tử cung trong quy trình chuyển phôi: Mô hình mô phỏng in vitro - Ngày đăng: 14-08-2021
CHỈNH SỬA VẬT LIỆU DI TRUYỀN PHÔI NGƯỜI: HY VỌNG HAY LO LẮNG? - Ngày đăng: 14-08-2021
NGUY CƠ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT (EDCs.): MỘT PHÂN TÍCH GỘP 30 NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC - Ngày đăng: 14-08-2021
Cách giảm thiểu tác hại tiềm ẩn của ánh sáng lên sự phát triển phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Động học hình thái và tiềm năng phát triển lên phôi nang của hợp tử một tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 08-08-2021
Nồng độ melatonin và sự biểu hiện tương đối của microRNA trong môi trường dịch nang ở những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Can thiệp sớm vào sự hoạt hóa noãn ở các noãn không tống xuất thể cực thứ hai sau khi thực hiện ICSI - Ngày đăng: 05-08-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK