Tin tức
on Saturday 14-08-2021 1:40pm
Danh mục: Tin quốc tế
Nguyễn Thị Minh Phượng, Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis – EMs) được định nghĩa là sự hiện diện của niêm mạc tử cung bên ngoài khoang tử cung, chiếm khoảng 10–15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 30–50% ở phụ nữ hiếm muộn (Haydardedeoglu và cs.., 2015). Một số nghiên cứu nhận thấy EM có liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ ung thư biểu mô buồng trứng. Cho đến hiện nay cơ chế bệnh sinh của EMs vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên các yếu tố môi trường có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh lý này (Kim và cs., 2014).
Các chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine-disrupting chemicals – EDC) đã được mô tả là các loại hóa chất tổng hợp gây nên sự rối loạn điều hòa hormone ở người hoặc động vật, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản, phát triển, tim mạch, thần kinh, quá trình trao đổi chất cũng như hệ miễn dịch (Kabir và cs., 2015). Do vậy, sự tiếp xúc của con người đối với EDCs đã đặt ra các câu hỏi liệu các chất này sẽ tác động như thế nào tới sức khỏe và khả năng sinh sản (Heindel và cs., 2015; Sweeney và cs., 2015; Knower và cs., 2014).
Các EDCs phổ biến như bisphenol A (BPA), polychlorinated biphenyls (PCBs), organochlorine pesticides (OCPs), and phthalate esters (PAEs) đều được nghi ngại có ảnh hưởng tiêu cực làm suy giảm hệ sinh sản của con người, là nguyên nhân của một số bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, sẩy thai tự nhiên, suy buồng trứng nguyên phát và EMs (Kabir và cs., 2015). BPA là một đơn phân được sử dụng để tổng hợp nên nhựa, thường có trong lớp phủ bề mặt của hộp thực phẩm, chai lọ nhựa và đồ chơi trẻ em (Michalovicz và cs., 2014). Trên mô hình động vật, sự tiếp xúc trước khi sinh của chuột với BPA có thể dẫn đến thế hệ con non cái có kiểu hình EMs giống mẹ (Signorile và cs., 2014). PCBs là một nhóm chất công nghiệp được sản xuất từ những năm 1920, bao gồm trên 200 đồng phân, chúng được nhận thấy tăng cường các tổn thương nội mạc tử cung ở chuột (Johnson và cs., 1997). Mặc dù PCB đã bị cấm vào những năm 1970s, nhưng nó vẫn được tìm thấy trong không khí bị ô nhiễm, đất, nước, một số loài động vật. Một hợp chất khác là OCPs cũng được sản xuất và sử dụng trên toàn cầu trong thế kỷ trước. Do đặc tính ưa dầu cao, OPCs có thể tích tụ trong mô mỡ ở các cơ quan trong cơ thể dẫn tới gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch, gan và hệ sinh dục (Freire và cs., 2012; Lewis-Mikhael và cs., 2015). Các sản phẩm nhựa dẻo hiện được tổng hợp bởi hợp chất PAE, phổ biến nhất là di-(2-ethylhexyl)-phthalate (DEHP), các chất này là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường (Erythropel và cs., 2014). Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy DEHP tăng tạo các gốc oxy hóa tự do (ROS), giảm biểu hiện superoxide dismutase (SOD) – một loại enzyme đặc biệt chống oxy hóa, tùy liều lượng mà có thể tăng biểu hiện của thụ thể estrogen. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của một số bệnh liên quan tới nội tiết, trong đó có EMs (Cho và cs., 2015).
Trong nhiều năm qua, các kết quả về mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm EDCs và EMs hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Để làm rõ vấn đề này, Xue và cộng sự (2019) đã thực hiện phân tích tổng hợp để làm rõ các tác động của EDC phổ biến: BPA, PCBs, OCPs và PAEs đối với EMs.
Dữ liệu của nghiên cứu được tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu PubMed, EMBASE và Web of Science dựa trên các tiêu chí nhất định trước đến tháng 1 năm 2018. 20 bài báo thực hiện 30 nghiên cứu đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 4 nghiên cứu về bisphenol A (BPA), 12 nghiên cứu về polychlorinated biphenyls (PCB), 8 nghiên cứu về organochlorine pesticides (OCP) và sáu nghiên cứu về phthalate ester (PAE).
Một số kết quả thu nhận được:
Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu có thể đến từ một số yếu tố gây nhiễu như: (1) tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu, tuổi tác có thể ảnh hưởng tới tình trạng EMs và thời gian tiếp xúc của EDCs; (2) Các loại EMs, việc phân loại sẽ giúp đánh giá cụ thể mối liên hệ với EDCs, tuy nhiên chỉ có 2 nghiên cứu tiến hành phân loại; (3) Đồng tiếp xúc với các loại EDC khác nhau, vì cơ chế gây bệnh và mục tiêu của từng loại EDC là khác nhau, điều này có thể làm tăng mức độ ảnh hưởng của EDC.
Tuy đây là nghiên cứu đầu tiên tổng hợp mối liên hệ giữa EMs và EDCs nhưng vẫn còn một số hạn chế như: (1) số lượng nghiên cứu khá ít; (2) sự đồng tiếp xúc các EDCs khác nhau dẫn tới khó đánh giá mối quan tương quan thực sự; (3) Hầu hết các nghiên cứu chỉ đánh giá một mẫu huyết thanh hoặc nước tiểu của đối tượng nghiên cứu. Điều này có thể không phản ánh được sự phơi nhiễm trong thời gian dài, đặc biệt đối với BPA, thời gian bán hủy ngắn khoảng 5,4h (Stahlhut và cs., 2009); (4) Các nghiên cứu hầu hết tập trung đánh giá trên nhóm bệnh nhân vô sinh hơn là dân số chung (22/ 30 nghiên cứu). EDCs là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý rối loạn sinh sản khác, vì vậy kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh liên quan.
Tóm lại, phân tích tổng hợp này đã có bằng chứng để thấy rằng EDCs và các chất chuyển hóa của chúng có khả năng thúc đẩy sự xuất hiện của EM. Tuy nhiên, hiện vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu rõ một số vấn đề còn tồn đọng.
Nguồn: Wen, X., Xiong, Y., Qu, X., Jin, L., Zhou, C., Zhang, M., & Zhang, Y. (2019). The risk of endometriosis after exposure to endocrine-disrupting chemicals: a meta-analysis of 30 epidemiology studies. Gynecological Endocrinology, 35(8), 645-650.
Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis – EMs) được định nghĩa là sự hiện diện của niêm mạc tử cung bên ngoài khoang tử cung, chiếm khoảng 10–15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 30–50% ở phụ nữ hiếm muộn (Haydardedeoglu và cs.., 2015). Một số nghiên cứu nhận thấy EM có liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ ung thư biểu mô buồng trứng. Cho đến hiện nay cơ chế bệnh sinh của EMs vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên các yếu tố môi trường có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh lý này (Kim và cs., 2014).
Các chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine-disrupting chemicals – EDC) đã được mô tả là các loại hóa chất tổng hợp gây nên sự rối loạn điều hòa hormone ở người hoặc động vật, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản, phát triển, tim mạch, thần kinh, quá trình trao đổi chất cũng như hệ miễn dịch (Kabir và cs., 2015). Do vậy, sự tiếp xúc của con người đối với EDCs đã đặt ra các câu hỏi liệu các chất này sẽ tác động như thế nào tới sức khỏe và khả năng sinh sản (Heindel và cs., 2015; Sweeney và cs., 2015; Knower và cs., 2014).
Các EDCs phổ biến như bisphenol A (BPA), polychlorinated biphenyls (PCBs), organochlorine pesticides (OCPs), and phthalate esters (PAEs) đều được nghi ngại có ảnh hưởng tiêu cực làm suy giảm hệ sinh sản của con người, là nguyên nhân của một số bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, sẩy thai tự nhiên, suy buồng trứng nguyên phát và EMs (Kabir và cs., 2015). BPA là một đơn phân được sử dụng để tổng hợp nên nhựa, thường có trong lớp phủ bề mặt của hộp thực phẩm, chai lọ nhựa và đồ chơi trẻ em (Michalovicz và cs., 2014). Trên mô hình động vật, sự tiếp xúc trước khi sinh của chuột với BPA có thể dẫn đến thế hệ con non cái có kiểu hình EMs giống mẹ (Signorile và cs., 2014). PCBs là một nhóm chất công nghiệp được sản xuất từ những năm 1920, bao gồm trên 200 đồng phân, chúng được nhận thấy tăng cường các tổn thương nội mạc tử cung ở chuột (Johnson và cs., 1997). Mặc dù PCB đã bị cấm vào những năm 1970s, nhưng nó vẫn được tìm thấy trong không khí bị ô nhiễm, đất, nước, một số loài động vật. Một hợp chất khác là OCPs cũng được sản xuất và sử dụng trên toàn cầu trong thế kỷ trước. Do đặc tính ưa dầu cao, OPCs có thể tích tụ trong mô mỡ ở các cơ quan trong cơ thể dẫn tới gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch, gan và hệ sinh dục (Freire và cs., 2012; Lewis-Mikhael và cs., 2015). Các sản phẩm nhựa dẻo hiện được tổng hợp bởi hợp chất PAE, phổ biến nhất là di-(2-ethylhexyl)-phthalate (DEHP), các chất này là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường (Erythropel và cs., 2014). Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy DEHP tăng tạo các gốc oxy hóa tự do (ROS), giảm biểu hiện superoxide dismutase (SOD) – một loại enzyme đặc biệt chống oxy hóa, tùy liều lượng mà có thể tăng biểu hiện của thụ thể estrogen. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của một số bệnh liên quan tới nội tiết, trong đó có EMs (Cho và cs., 2015).
Trong nhiều năm qua, các kết quả về mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm EDCs và EMs hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Để làm rõ vấn đề này, Xue và cộng sự (2019) đã thực hiện phân tích tổng hợp để làm rõ các tác động của EDC phổ biến: BPA, PCBs, OCPs và PAEs đối với EMs.
Dữ liệu của nghiên cứu được tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu PubMed, EMBASE và Web of Science dựa trên các tiêu chí nhất định trước đến tháng 1 năm 2018. 20 bài báo thực hiện 30 nghiên cứu đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 4 nghiên cứu về bisphenol A (BPA), 12 nghiên cứu về polychlorinated biphenyls (PCB), 8 nghiên cứu về organochlorine pesticides (OCP) và sáu nghiên cứu về phthalate ester (PAE).
Một số kết quả thu nhận được:
- Chỉ số odd ratio trên tổng các lần phơi nhiễm và EMs là 1,41 (95% CI: 1,23-1,60).
- Khi đánh giá từng hóa chất: Nguy cơ EMs tăng được tìm thấy trong nhóm PCB (OR = 1,58; 95% CI: 1,18-2,12), nhóm OCPs (OR = 1,40; 95% CI: 1,02-1,92) và nhóm PAEs (OR = 1,27; KTC 95%: 1,00-1,60), đặc biệt trong nhóm di- (2-ethylhexyl) -phthalate (DEHP) - PAE được sử dụng phổ biến nhất (OR = 1,42; KTC 95%: 1,19-1,70).
- BPA cho thấy không có mối liên hệ đáng kể với EMs. Nguyên nhân có thể đến từ cỡ mẫu nghiên cứu khá nhỏ.
Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu có thể đến từ một số yếu tố gây nhiễu như: (1) tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu, tuổi tác có thể ảnh hưởng tới tình trạng EMs và thời gian tiếp xúc của EDCs; (2) Các loại EMs, việc phân loại sẽ giúp đánh giá cụ thể mối liên hệ với EDCs, tuy nhiên chỉ có 2 nghiên cứu tiến hành phân loại; (3) Đồng tiếp xúc với các loại EDC khác nhau, vì cơ chế gây bệnh và mục tiêu của từng loại EDC là khác nhau, điều này có thể làm tăng mức độ ảnh hưởng của EDC.
Tuy đây là nghiên cứu đầu tiên tổng hợp mối liên hệ giữa EMs và EDCs nhưng vẫn còn một số hạn chế như: (1) số lượng nghiên cứu khá ít; (2) sự đồng tiếp xúc các EDCs khác nhau dẫn tới khó đánh giá mối quan tương quan thực sự; (3) Hầu hết các nghiên cứu chỉ đánh giá một mẫu huyết thanh hoặc nước tiểu của đối tượng nghiên cứu. Điều này có thể không phản ánh được sự phơi nhiễm trong thời gian dài, đặc biệt đối với BPA, thời gian bán hủy ngắn khoảng 5,4h (Stahlhut và cs., 2009); (4) Các nghiên cứu hầu hết tập trung đánh giá trên nhóm bệnh nhân vô sinh hơn là dân số chung (22/ 30 nghiên cứu). EDCs là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý rối loạn sinh sản khác, vì vậy kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh liên quan.
Tóm lại, phân tích tổng hợp này đã có bằng chứng để thấy rằng EDCs và các chất chuyển hóa của chúng có khả năng thúc đẩy sự xuất hiện của EM. Tuy nhiên, hiện vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu rõ một số vấn đề còn tồn đọng.
Nguồn: Wen, X., Xiong, Y., Qu, X., Jin, L., Zhou, C., Zhang, M., & Zhang, Y. (2019). The risk of endometriosis after exposure to endocrine-disrupting chemicals: a meta-analysis of 30 epidemiology studies. Gynecological Endocrinology, 35(8), 645-650.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cách giảm thiểu tác hại tiềm ẩn của ánh sáng lên sự phát triển phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Động học hình thái và tiềm năng phát triển lên phôi nang của hợp tử một tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 08-08-2021
Nồng độ melatonin và sự biểu hiện tương đối của microRNA trong môi trường dịch nang ở những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2021
Can thiệp sớm vào sự hoạt hóa noãn ở các noãn không tống xuất thể cực thứ hai sau khi thực hiện ICSI - Ngày đăng: 05-08-2021
Thành công trong chọn lọc tinh trùng chuột có khả năng sống và khả năng sinh sản cao bằng cách sử dụng máy phân loại tế bào chip microfluidics - Ngày đăng: 05-08-2021
Nuôi cấy đơn giảm tỷ lệ hình thành phôi nang nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ chuyển đơn phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 05-08-2021
Mối tương quan giữa nồng độ osteopontin trong huyết tương với nồng độ VEGF trong dịch nang, dấu hiệu đánh giá nguy cơ quá kích buồng trứng - Ngày đăng: 04-08-2021
Vai trò của thụ thể prolactin trong sự phát triển nguyên bào nuôi ở phôi người - Ngày đăng: 02-08-2021
Chọn lọc noãn chất lượng tốt bằng MICROFLUIDICS trên mô hình động vật - Ngày đăng: 01-08-2021
FERTDISH: thiết bị microfluidics tích hợp giúp lựa chọn tinh trùng cho ICSI - Ngày đăng: 01-08-2021
Ảnh hưởng của các yếu tố từ nam giới lên tỷ lệ thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung - Ngày đăng: 01-08-2021
Phân tích di truyền học của 570 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp: Báo cáo kéo dài 11 năm - Ngày đăng: 29-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK