Tin tức
Can thiệp sớm vào sự hoạt hóa noãn ở các noãn không tống xuất thể cực thứ hai sau khi thực hiện ICSI
on Thursday 05-08-2021 6:18pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Chu Khánh Linh – IVF Vạn Hạnh
Hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) bằng calcium ionophore sau thực hiện ICSI được xem là phương pháp giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh ở những trường hợp thụ tinh kém hoặc thất bại thụ tinh hoàn toàn ở các chu kì điều trị trước đó. Mặc dù vậy, tính an toàn của kỹ thuật này với trẻ sinh sống vẫn còn chưa hiểu rõ. Bên cạnh đó, rescue AOA sớm cũng được tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, mốc thời gian thực hiện vẫn chưa thống nhất. Các nghiên cứu trước kia đã cho các kết luận khi thực hiện rescue AOA quá sớm sẽ không cần thiết trong khi thực hiện vào ngày sau ICSI thì tỷ lệ phôi nang sẽ kém. Vì vậy, đây là nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc thực hiện rescue AOA sớm trong vòng 6 giờ sau ICSI. Ở đây, các tác giả dựa vào sự tống xuất thể cực thứ hai của noãn để đánh giá sự thụ tinh và các kết quả điều trị khác.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đoàn hệ hồi cứu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2019, với 2891 noãn trong 843 chu kỳ. Sau đó, sử dụng hệ thống kính Oosight Imaging system, Hamilton Thorne để quan sát trục thoi vô sắc khi ICSI, và nuôi cấy trong hệ thống tủ Time-lapse. Nếu >70% noãn có tống xuất thể cực thứ hai thì không thực hiện rescue AOA, nếu ≤70% thì thực hiện, trong đó các noãn không có trục thoi vô sắc khi ICSI thì sẽ không thực hiện rescue AOA. Vì vậy, nghiên cứu đã thực hiện rescue AOA bằng calcium ionophore (A23187) trên 395 trong số 475 noãn không có hiện tượng tống xuất thể cực thứ hai ở 2,5–6 giờ sau ICSI.
Các kết quả:
- Tỷ lệ thụ tinh bình thường của noãn rescue AOA cao hơn đáng kể so với noãn không rescue AOA (65,8% so với 6,7%, P <0,001).
- Tỷ lệ phát triển phôi nang ở noãn rescue AOA thấp hơn đáng kể so với noãn được hoạt hóa tự nhiên (48,9% so với 67,2%, P <0,001).
- Tỷ lệ làm tổ của noãn rescue AOA không khác biệt đáng kể so với noãn được hoạt hóa tự nhiên (36,0% so với 41,2%).
- Thực hiện rescue AOA trong khoảng 2,5–6 giờ sau ICSI đem lại hiệu quả khả quan hơn so với khi thực hiện quá sớm hay quá muộn.
Tóm lại, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá kết quả điều trị và khoảng thời gian tối ưu thực hiện kỹ thuật rescue AOA sớm sau ICSI. Các kết quả đem lại hiệu quả khả quan khi tăng tỷ lệ thụ tinh cũng như tỷ lệ tạo phôi ở nhóm thực hiện rescue AOA. Thời gian 2,5–6 giờ được đề xuất là mốc thực hiện rescue AOA hiệu quả. Mặc dù các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra không có sự bất thường về NST đối với các phôi từ rescue AOA, nhưng cỡ mẫu vẫn hạn chế. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai về kỹ thuật này nhằm đánh giá sự an toàn đối với thế hệ trẻ sinh sống sau này.
Nguồn: Shibahara, Takashi, et al. "Early rescue oocyte activation for activation-impaired oocytes with no second polar body extrusion after intracytoplasmic sperm injection." Journal of Assisted Reproduction and Genetics (2021): 1-8.
Hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) bằng calcium ionophore sau thực hiện ICSI được xem là phương pháp giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh ở những trường hợp thụ tinh kém hoặc thất bại thụ tinh hoàn toàn ở các chu kì điều trị trước đó. Mặc dù vậy, tính an toàn của kỹ thuật này với trẻ sinh sống vẫn còn chưa hiểu rõ. Bên cạnh đó, rescue AOA sớm cũng được tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, mốc thời gian thực hiện vẫn chưa thống nhất. Các nghiên cứu trước kia đã cho các kết luận khi thực hiện rescue AOA quá sớm sẽ không cần thiết trong khi thực hiện vào ngày sau ICSI thì tỷ lệ phôi nang sẽ kém. Vì vậy, đây là nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc thực hiện rescue AOA sớm trong vòng 6 giờ sau ICSI. Ở đây, các tác giả dựa vào sự tống xuất thể cực thứ hai của noãn để đánh giá sự thụ tinh và các kết quả điều trị khác.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đoàn hệ hồi cứu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2019, với 2891 noãn trong 843 chu kỳ. Sau đó, sử dụng hệ thống kính Oosight Imaging system, Hamilton Thorne để quan sát trục thoi vô sắc khi ICSI, và nuôi cấy trong hệ thống tủ Time-lapse. Nếu >70% noãn có tống xuất thể cực thứ hai thì không thực hiện rescue AOA, nếu ≤70% thì thực hiện, trong đó các noãn không có trục thoi vô sắc khi ICSI thì sẽ không thực hiện rescue AOA. Vì vậy, nghiên cứu đã thực hiện rescue AOA bằng calcium ionophore (A23187) trên 395 trong số 475 noãn không có hiện tượng tống xuất thể cực thứ hai ở 2,5–6 giờ sau ICSI.
Các kết quả:
- Tỷ lệ thụ tinh bình thường của noãn rescue AOA cao hơn đáng kể so với noãn không rescue AOA (65,8% so với 6,7%, P <0,001).
- Tỷ lệ phát triển phôi nang ở noãn rescue AOA thấp hơn đáng kể so với noãn được hoạt hóa tự nhiên (48,9% so với 67,2%, P <0,001).
- Tỷ lệ làm tổ của noãn rescue AOA không khác biệt đáng kể so với noãn được hoạt hóa tự nhiên (36,0% so với 41,2%).
- Thực hiện rescue AOA trong khoảng 2,5–6 giờ sau ICSI đem lại hiệu quả khả quan hơn so với khi thực hiện quá sớm hay quá muộn.
Tóm lại, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá kết quả điều trị và khoảng thời gian tối ưu thực hiện kỹ thuật rescue AOA sớm sau ICSI. Các kết quả đem lại hiệu quả khả quan khi tăng tỷ lệ thụ tinh cũng như tỷ lệ tạo phôi ở nhóm thực hiện rescue AOA. Thời gian 2,5–6 giờ được đề xuất là mốc thực hiện rescue AOA hiệu quả. Mặc dù các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra không có sự bất thường về NST đối với các phôi từ rescue AOA, nhưng cỡ mẫu vẫn hạn chế. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai về kỹ thuật này nhằm đánh giá sự an toàn đối với thế hệ trẻ sinh sống sau này.
Nguồn: Shibahara, Takashi, et al. "Early rescue oocyte activation for activation-impaired oocytes with no second polar body extrusion after intracytoplasmic sperm injection." Journal of Assisted Reproduction and Genetics (2021): 1-8.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thành công trong chọn lọc tinh trùng chuột có khả năng sống và khả năng sinh sản cao bằng cách sử dụng máy phân loại tế bào chip microfluidics - Ngày đăng: 05-08-2021
Nuôi cấy đơn giảm tỷ lệ hình thành phôi nang nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ chuyển đơn phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 05-08-2021
Mối tương quan giữa nồng độ osteopontin trong huyết tương với nồng độ VEGF trong dịch nang, dấu hiệu đánh giá nguy cơ quá kích buồng trứng - Ngày đăng: 04-08-2021
Vai trò của thụ thể prolactin trong sự phát triển nguyên bào nuôi ở phôi người - Ngày đăng: 02-08-2021
Chọn lọc noãn chất lượng tốt bằng MICROFLUIDICS trên mô hình động vật - Ngày đăng: 01-08-2021
FERTDISH: thiết bị microfluidics tích hợp giúp lựa chọn tinh trùng cho ICSI - Ngày đăng: 01-08-2021
Ảnh hưởng của các yếu tố từ nam giới lên tỷ lệ thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung - Ngày đăng: 01-08-2021
Phân tích di truyền học của 570 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp: Báo cáo kéo dài 11 năm - Ngày đăng: 29-07-2021
Tác động của việc loại bỏ tế bào cumulus sớm đối với kết quả điều trị của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 29-07-2021
Kết quả sản khoa và chu sinh sau khi chuyển phôi đông lạnh phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 29-07-2021
hCG không cải thiện kết quả của các chu kỳ IVM ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển mẫu mô buồng trứng trước khi được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 28-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK