Tin tức
on Wednesday 28-07-2021 8:55pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Trần Thị Hoài Thu – IVFMD - Bệnh Viện Mỹ Đức
Kỹ thuật trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (in vitro maturation - IVM) đã được sử dụng trên lâm sàng trong hơn một phần tư thế kỷ qua. So sánh với thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF), IVM có những ưu điểm lớn là chi phí thấp hơn, điều trị đơn giản hơn và giảm nguy cơ biến chứng như hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). IVM có thể đóng một vai trò quan trọng trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ như bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân ung thư và nhóm có nguy cơ cao với hội chứng quá kích buồng trứng như ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Chính vì những ưu điểm của IVM, nhiều nỗ lực đang được thực hiện nhằm cải thiện kết quả của phương pháp này. Cho đến nay, dữ liệu được công bố về mối tương quan giữa sử dụng hCG (human chorionic gonadotropin) và kết quả IVM còn ít cũng như còn gây tranh cãi.
Một nghiên cứu hồi cứu tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Đại học Bắc Kinh từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2017. Nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân có PCOS điều trị chu kì IVM đầu tiên. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm có tiêm hCG (bệnh nhân được tiêm hCG trước khi chọc hút noãn) và nhóm không tiêm hCG. Đối với bệnh nhân sử dụng hCG, liều lượng hCG được sử dụng là 10.000 IU, tiêm dưới da và các phức hợp tế bào quanh noãn – noãn (COCs) được thu thập 36–38 giờ sau đó. Sau đó, các phức hợp COCs ở cả hai nhóm được chuyển vào nuôi cấy trưởng thành trong 28 đến 32 giờ. Các noãn trưởng thành được thụ tinh bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Phôi phân chia (giai đoạn ngày 3) được đánh giá theo quy trình. Chuẩn bị nội mạc tử cung và hỗ trợ hoàng thể ở hai nhóm bệnh nhân được thực hiện như nhau. Kết cục của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ trưởng thành noãn, số phôi, tỷ lệ thai lâm sàng, và tỷ lệ trẻ sinh sống. Ngoài ra, các yếu tố tiên lượng tỷ lệ thai lâm sàng cũng được khảo sát thông qua phân tích hồi quy đơn và đa biến. Có 324 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn trong đó 129 phụ nữ ở chu kỳ có tiêm hCG và 195 phụ nữ ở chu kỳ không có tiêm hCG. Tỷ lệ trưởng thành noãn có xu hướng cao hơn ở nhóm hCG (52,68 so với 48,56%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,097). Tỷ lệ thụ tinh và số lượng phôi tương đương giữa các nhóm. Chuyển phôi được thực hiện trong 102 chu kỳ của nhóm hCG và 171 chu kỳ của nhóm không hCG. Độ dày nội mạc tử cung (7,72 ± 1,68 so với 7,81 ± 1,52, p = 0,736) và số lượng phôi được chuyển (2,03 ± 0,52 so với 2,03 ± 0,50, p = 0,995) không có khác biệt giữa hai nhóm. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng giữa nhóm hCG và không hCG (31,37 so với 35,67%). Tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ trẻ sinh sống cũng tương tự giữa các nhóm. Sử dụng hCG không tương quan với tỷ lệ thai lâm sàng trong phân tích đơn biến (p = 0,468) và đa biến (p = 0,538; OR = 1,212; KTC 95% 0,657–2,237).
Như vậy, có thể kết luận mồi hCG trước khi chọc hút noãn không cải thiện kết quả thai lâm sàng khi điều trị IVM ở bệnh nhân có PCOS.
Nguồn: Lin Y, Zheng X, Ma C, Li X, Zhang X, Yang P, Xu J, Zhu J. Human Chorionic Gonadotropin Priming Does Not Improve Pregnancy Outcomes Of Pcos-Ivm Cycles. Front Endocrinol (Lausanne). 2020 Apr 30;11:279. Doi: 10.3389/fendo.2020.00279.
Kỹ thuật trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (in vitro maturation - IVM) đã được sử dụng trên lâm sàng trong hơn một phần tư thế kỷ qua. So sánh với thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF), IVM có những ưu điểm lớn là chi phí thấp hơn, điều trị đơn giản hơn và giảm nguy cơ biến chứng như hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). IVM có thể đóng một vai trò quan trọng trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ như bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân ung thư và nhóm có nguy cơ cao với hội chứng quá kích buồng trứng như ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Chính vì những ưu điểm của IVM, nhiều nỗ lực đang được thực hiện nhằm cải thiện kết quả của phương pháp này. Cho đến nay, dữ liệu được công bố về mối tương quan giữa sử dụng hCG (human chorionic gonadotropin) và kết quả IVM còn ít cũng như còn gây tranh cãi.
Một nghiên cứu hồi cứu tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Đại học Bắc Kinh từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2017. Nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân có PCOS điều trị chu kì IVM đầu tiên. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm có tiêm hCG (bệnh nhân được tiêm hCG trước khi chọc hút noãn) và nhóm không tiêm hCG. Đối với bệnh nhân sử dụng hCG, liều lượng hCG được sử dụng là 10.000 IU, tiêm dưới da và các phức hợp tế bào quanh noãn – noãn (COCs) được thu thập 36–38 giờ sau đó. Sau đó, các phức hợp COCs ở cả hai nhóm được chuyển vào nuôi cấy trưởng thành trong 28 đến 32 giờ. Các noãn trưởng thành được thụ tinh bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Phôi phân chia (giai đoạn ngày 3) được đánh giá theo quy trình. Chuẩn bị nội mạc tử cung và hỗ trợ hoàng thể ở hai nhóm bệnh nhân được thực hiện như nhau. Kết cục của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ trưởng thành noãn, số phôi, tỷ lệ thai lâm sàng, và tỷ lệ trẻ sinh sống. Ngoài ra, các yếu tố tiên lượng tỷ lệ thai lâm sàng cũng được khảo sát thông qua phân tích hồi quy đơn và đa biến. Có 324 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn trong đó 129 phụ nữ ở chu kỳ có tiêm hCG và 195 phụ nữ ở chu kỳ không có tiêm hCG. Tỷ lệ trưởng thành noãn có xu hướng cao hơn ở nhóm hCG (52,68 so với 48,56%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,097). Tỷ lệ thụ tinh và số lượng phôi tương đương giữa các nhóm. Chuyển phôi được thực hiện trong 102 chu kỳ của nhóm hCG và 171 chu kỳ của nhóm không hCG. Độ dày nội mạc tử cung (7,72 ± 1,68 so với 7,81 ± 1,52, p = 0,736) và số lượng phôi được chuyển (2,03 ± 0,52 so với 2,03 ± 0,50, p = 0,995) không có khác biệt giữa hai nhóm. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng giữa nhóm hCG và không hCG (31,37 so với 35,67%). Tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ trẻ sinh sống cũng tương tự giữa các nhóm. Sử dụng hCG không tương quan với tỷ lệ thai lâm sàng trong phân tích đơn biến (p = 0,468) và đa biến (p = 0,538; OR = 1,212; KTC 95% 0,657–2,237).
Như vậy, có thể kết luận mồi hCG trước khi chọc hút noãn không cải thiện kết quả thai lâm sàng khi điều trị IVM ở bệnh nhân có PCOS.
Nguồn: Lin Y, Zheng X, Ma C, Li X, Zhang X, Yang P, Xu J, Zhu J. Human Chorionic Gonadotropin Priming Does Not Improve Pregnancy Outcomes Of Pcos-Ivm Cycles. Front Endocrinol (Lausanne). 2020 Apr 30;11:279. Doi: 10.3389/fendo.2020.00279.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của thời gian vận chuyển mẫu mô buồng trứng trước khi được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 28-07-2021
Sự hiện diện của vi khuẩn trong quá trình chuyển phôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai trong các chu kỳ icsi hay không? - Ngày đăng: 28-07-2021
Ảnh hưởng của suy thận giai đoạn cuối và ghép thận đến chức năng sinh sản nam - Ngày đăng: 28-07-2021
Cơ sở phân tử thể hiện mối quan hệ giữa chiều dài đuôi poly(A) và hiệu suất quá trình dịch mã - Ngày đăng: 25-07-2021
Thực trạng tiêm phòng HPV hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung và cá nhân hóa trong quản lý nguy cơ - Ngày đăng: 24-07-2021
Các nguy cơ sản khoa và kết quả chu sinh ở trẻ sau khi thực hiện chuyển phôi nang: một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Bắc Âu - Ngày đăng: 24-07-2021
Các nguy cơ sản khoa và kết quả chu sinh ở trẻ sau khi thực hiện chuyển phôi nang: một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Bắc Âu - Ngày đăng: 24-07-2021
Nguy cơ mắc hội chứng tim mạch chuyển hoá (cardiometabolic syndrome – CMS) ở nhóm hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 24-07-2021
Tổng quan về Phospholipase C ZETA (PLCζ) đặc hiệu của tinh trùng - Ngày đăng: 24-07-2021
Tác động của phương pháp đông lạnh - rã đông lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 24-07-2021
Bất thường nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng bị sẩy thai: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 22-07-2021
Áp lực của nữ hộ sinh trong mùa dịch COVID-19 - Ngày đăng: 22-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK