Tin tức
on Saturday 24-07-2021 3:25pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh
Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản An Sinh, Bệnh viện An Sinh (IVFAS)
Bệnh tim mạch chuyển hoá (cardiometabolic syndrome – CMS) hay còn gọi là hội chứng chuyển hoá, là một tập hợp các rối loạn chuyển hoá bao gồm đề kháng insulin, tiền đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp và béo bụng. Nguy cơ gặp hội chứng chuyển hóa gia tăng ở các bệnh nhân thừa cân/béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn giàu carbohydrate, lối sống lười vận động, phụ nữ mãn kinh, tiền sử gia đình có bố/mẹ bị bệnh tim mạch chuyển hóa. Bệnh nhân càng mắc nhiều bệnh chuyển hoá thì nguy cơ dẫn đến các biến cố trên tim càng lớn, các bệnh lý thường đi cùng nhau, thúc đẩy nhau tiến triển và làm nguy cơ biến chứng tăng cao. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi các nguy cơ tim mạch và các biến cố nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là hội chứng bất thường nội tiết phổ biến ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và được cho là yếu tố nguy cơ của hội chứng tim mạch chuyển hoá. PCOS có dấu hiệu lâm sàng như kinh nguyệt không đều hoặc không rụng trứng kết hợp với hình thái như rậm lông, béo phì và hình ảnh buồng trứng nhiều nang.
Theo một số nghiên cứu, cả béo phì và PCOS đều liên quan đến nguy cơ rối loạn chuyển hoá và bệnh tim mạch (cardiovascular disease – CVD) cao hơn, tuy nhiên số liệu vẫn còn nhiều tranh cãi. Bằng chứng hiện tại về mối liên hệ giữa PCOS và nguy cơ hội chứng chuyển hoá là từ các nghiên cứu cắt ngang, so sánh các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu giữa nhóm PCOS và không PCOS. Số lượng các nghiên cứu đánh giá về mối liên hệ này còn ít và còn nhiều tranh cãi, cũng như các nghiên cứu dài hạn phân tích cộng gộp còn ít.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ hội chứng PCOS có phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch không. Nhóm tác giả thực hiện tìm kiếm từ 9/2010 trên MEDLINE và EMBASE bằng cách sử dụng các cụm từ như: PCOS, kết cục CMS, bao gồm bệnh tim mạch (cardiovascular disease - CVD), đột quỵ (stroke), nhồi máu cơ tim (myocardial infarction), cao huyết áp (hypertension - HT), đái tháo đường type 2 (type 2 diabetes - T2D), hội chứng chuyển hoá và rối loạn lipid máu (metabolic syndrome and dyslipidaemia).
Các nghiên cứu đoàn hệ và bệnh chứng so sánh tỉ lệ mắc các bệnh T2D, HT, CVD và/hoặc nồng độ lipid của cholesterol toàn phần (TC), cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-C), cholesterol tỉ trọng cao (HDL-C) và triglyceride (TGs) giữa những phụ nữ PCOS và không PCOS trên 18 tuổi, đủ điều kiện cho tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp.
Các nghiên cứu đủ điều kiện sẽ được phân tích bất kể đã có sự điều chỉnh đối với yếu tố gây nhiễu là “béo phì” hay không. Các bài báo phải được viết bằng tiếng Anh, Đức hoặc Hà Lan. Các nghiên cứu can thiệp, nghiên cứu trên động vật, tóm tắt hội nghị, các nghiên cứu có thời gian theo dõi dưới 3 năm và với ít hơn 10 trường hợp PCOS bị loại trừ. Lựa chọn nghiên cứu, đánh giá chất lượng nghiên cứu theo thang điểm Newcastle-Ottawa và trích xuất xử lý dữ liệu thực hiện bởi hai nhà nghiên cứu độc lập.
Kết quả: Trong số 5971 nghiên cứu đã xác định, có 23 nghiên cứu phù hợp đủ tiêu chuẩn đưa vào tổng quan hệ thống hiện tại. Kết quả cho thấy, nhóm PCOS có nguy cơ cao bị cao huyết áp (nguy cơ tương đối (RR): 1.75, 95% CI 1.42 - 2.15), đái tháo đường type 2 (RR: 3.00, 95% CI 2.56 - 3.51), và nồng độ TC trong huyết thanh cao hơn (khác biệt trung bình (MD): 7.14 95% CI 1.58 - 12.70 mg/dl), nồng độ HDL-C trong huyết thanh thấp hơn (MD: 2.45 95% CI 4.51 - 0.38 mg/dl) và tăng nguy cơ bệnh mạch máu não (RR: 1.41, 95% CI 1.02 - 1.94) so với những phụ nữ không PCOS.
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về nồng độ triglyceride và nồng độ LDL-C trong huyết thanh (MD: 3.32 95% CI4.11 - 10.75 mg/dl) hoặc các bệnh mạch vành (RR: 1.78, 95% CI 0.99 - 3.23). Chưa có phân tích tổng hợp nào có thể thực hiện đối với bệnh tim mạch gây tử vong do số liệu về tỉ lệ tử vong quá ít.
Mặc dù không có bằng chứng thuyết phục về hiệu quả sàng lọc nguy cơ bệnh tim mạch ở nhóm bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, những hướng dẫn quốc tế mới nhất khuyến cáo nên đánh giá huyết áp hằng năm và tình trạng đường huyết sau mỗi 1-3 năm ở tất cả phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Teede và cs., 2018). Nhóm tác giả đề xuất một nghiên cứu chuyên sâu ở nhóm PCOS được phân tầng về tình trạng béo phì, trước khi sàng lọc tất cả phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (vì có bao gồm cả người gầy). Hơn nữa, những biểu hiện ban đầu của PCOS như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và vô sinh có thể sử dụng như một cơ hội ngăn ngừa các hậu quả bệnh rối loạn chuyển hoá tim mạch bằng cách nâng cao nhận thức tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục và bỏ hút thuốc và giảm béo phì.
Phần lớn bài báo sử dụng cho nghiên cứu trên là thiết kế hồi cứu và những nghiên cứu này có cỡ mẫu lớn. Nghiên cứu vẫn có một số hạn chế, chủ yếu liên quan đến sự không thống nhất về mặt lâm sàng và thống kê, tiêu chí chẩn đoán PCOS không giống nhau giữa các nghiên cứu.
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp này cho thấy những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ tăng đáng kể đối với cao huyết áp và đái tháo đường type 2 trong tương lai. Ngoài ra, hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn đến tăng nồng độ lipid bất thường trong huyết thanh và tăng các biến cố mạch máu não (không tử vong), mặc dù các phân tích tổng hợp về độ nhạy ở các nghiên cứu chất lượng cao không chỉ ra mối liên quan này.
Nguồn: WEKKER, Vincent, et al. Long-term cardiometabolic disease risk in women with PCOS: a systematic review and meta-analysis. Human reproduction update, 2020, 26.6: 942-960
Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản An Sinh, Bệnh viện An Sinh (IVFAS)
Bệnh tim mạch chuyển hoá (cardiometabolic syndrome – CMS) hay còn gọi là hội chứng chuyển hoá, là một tập hợp các rối loạn chuyển hoá bao gồm đề kháng insulin, tiền đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp và béo bụng. Nguy cơ gặp hội chứng chuyển hóa gia tăng ở các bệnh nhân thừa cân/béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn giàu carbohydrate, lối sống lười vận động, phụ nữ mãn kinh, tiền sử gia đình có bố/mẹ bị bệnh tim mạch chuyển hóa. Bệnh nhân càng mắc nhiều bệnh chuyển hoá thì nguy cơ dẫn đến các biến cố trên tim càng lớn, các bệnh lý thường đi cùng nhau, thúc đẩy nhau tiến triển và làm nguy cơ biến chứng tăng cao. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi các nguy cơ tim mạch và các biến cố nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là hội chứng bất thường nội tiết phổ biến ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và được cho là yếu tố nguy cơ của hội chứng tim mạch chuyển hoá. PCOS có dấu hiệu lâm sàng như kinh nguyệt không đều hoặc không rụng trứng kết hợp với hình thái như rậm lông, béo phì và hình ảnh buồng trứng nhiều nang.
Theo một số nghiên cứu, cả béo phì và PCOS đều liên quan đến nguy cơ rối loạn chuyển hoá và bệnh tim mạch (cardiovascular disease – CVD) cao hơn, tuy nhiên số liệu vẫn còn nhiều tranh cãi. Bằng chứng hiện tại về mối liên hệ giữa PCOS và nguy cơ hội chứng chuyển hoá là từ các nghiên cứu cắt ngang, so sánh các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu giữa nhóm PCOS và không PCOS. Số lượng các nghiên cứu đánh giá về mối liên hệ này còn ít và còn nhiều tranh cãi, cũng như các nghiên cứu dài hạn phân tích cộng gộp còn ít.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ hội chứng PCOS có phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch không. Nhóm tác giả thực hiện tìm kiếm từ 9/2010 trên MEDLINE và EMBASE bằng cách sử dụng các cụm từ như: PCOS, kết cục CMS, bao gồm bệnh tim mạch (cardiovascular disease - CVD), đột quỵ (stroke), nhồi máu cơ tim (myocardial infarction), cao huyết áp (hypertension - HT), đái tháo đường type 2 (type 2 diabetes - T2D), hội chứng chuyển hoá và rối loạn lipid máu (metabolic syndrome and dyslipidaemia).
Các nghiên cứu đoàn hệ và bệnh chứng so sánh tỉ lệ mắc các bệnh T2D, HT, CVD và/hoặc nồng độ lipid của cholesterol toàn phần (TC), cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-C), cholesterol tỉ trọng cao (HDL-C) và triglyceride (TGs) giữa những phụ nữ PCOS và không PCOS trên 18 tuổi, đủ điều kiện cho tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp.
Các nghiên cứu đủ điều kiện sẽ được phân tích bất kể đã có sự điều chỉnh đối với yếu tố gây nhiễu là “béo phì” hay không. Các bài báo phải được viết bằng tiếng Anh, Đức hoặc Hà Lan. Các nghiên cứu can thiệp, nghiên cứu trên động vật, tóm tắt hội nghị, các nghiên cứu có thời gian theo dõi dưới 3 năm và với ít hơn 10 trường hợp PCOS bị loại trừ. Lựa chọn nghiên cứu, đánh giá chất lượng nghiên cứu theo thang điểm Newcastle-Ottawa và trích xuất xử lý dữ liệu thực hiện bởi hai nhà nghiên cứu độc lập.
Kết quả: Trong số 5971 nghiên cứu đã xác định, có 23 nghiên cứu phù hợp đủ tiêu chuẩn đưa vào tổng quan hệ thống hiện tại. Kết quả cho thấy, nhóm PCOS có nguy cơ cao bị cao huyết áp (nguy cơ tương đối (RR): 1.75, 95% CI 1.42 - 2.15), đái tháo đường type 2 (RR: 3.00, 95% CI 2.56 - 3.51), và nồng độ TC trong huyết thanh cao hơn (khác biệt trung bình (MD): 7.14 95% CI 1.58 - 12.70 mg/dl), nồng độ HDL-C trong huyết thanh thấp hơn (MD: 2.45 95% CI 4.51 - 0.38 mg/dl) và tăng nguy cơ bệnh mạch máu não (RR: 1.41, 95% CI 1.02 - 1.94) so với những phụ nữ không PCOS.
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về nồng độ triglyceride và nồng độ LDL-C trong huyết thanh (MD: 3.32 95% CI4.11 - 10.75 mg/dl) hoặc các bệnh mạch vành (RR: 1.78, 95% CI 0.99 - 3.23). Chưa có phân tích tổng hợp nào có thể thực hiện đối với bệnh tim mạch gây tử vong do số liệu về tỉ lệ tử vong quá ít.
Mặc dù không có bằng chứng thuyết phục về hiệu quả sàng lọc nguy cơ bệnh tim mạch ở nhóm bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, những hướng dẫn quốc tế mới nhất khuyến cáo nên đánh giá huyết áp hằng năm và tình trạng đường huyết sau mỗi 1-3 năm ở tất cả phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Teede và cs., 2018). Nhóm tác giả đề xuất một nghiên cứu chuyên sâu ở nhóm PCOS được phân tầng về tình trạng béo phì, trước khi sàng lọc tất cả phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (vì có bao gồm cả người gầy). Hơn nữa, những biểu hiện ban đầu của PCOS như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và vô sinh có thể sử dụng như một cơ hội ngăn ngừa các hậu quả bệnh rối loạn chuyển hoá tim mạch bằng cách nâng cao nhận thức tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục và bỏ hút thuốc và giảm béo phì.
Phần lớn bài báo sử dụng cho nghiên cứu trên là thiết kế hồi cứu và những nghiên cứu này có cỡ mẫu lớn. Nghiên cứu vẫn có một số hạn chế, chủ yếu liên quan đến sự không thống nhất về mặt lâm sàng và thống kê, tiêu chí chẩn đoán PCOS không giống nhau giữa các nghiên cứu.
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp này cho thấy những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ tăng đáng kể đối với cao huyết áp và đái tháo đường type 2 trong tương lai. Ngoài ra, hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn đến tăng nồng độ lipid bất thường trong huyết thanh và tăng các biến cố mạch máu não (không tử vong), mặc dù các phân tích tổng hợp về độ nhạy ở các nghiên cứu chất lượng cao không chỉ ra mối liên quan này.
Nguồn: WEKKER, Vincent, et al. Long-term cardiometabolic disease risk in women with PCOS: a systematic review and meta-analysis. Human reproduction update, 2020, 26.6: 942-960
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan về Phospholipase C ZETA (PLCζ) đặc hiệu của tinh trùng - Ngày đăng: 24-07-2021
Tác động của phương pháp đông lạnh - rã đông lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 24-07-2021
Bất thường nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng bị sẩy thai: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 22-07-2021
Áp lực của nữ hộ sinh trong mùa dịch COVID-19 - Ngày đăng: 22-07-2021
Nồng độ beta-hCG có liên quan đến giới tính của trẻ sinh ra - một phát hiện thú vị - Ngày đăng: 22-07-2021
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền sản giật trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 22-07-2021
Phát hiện đột biến gen spaca1 ở người là một trong những nguyên nhân gây nên tinh trùng đầu tròn (globozoospermia) - Ngày đăng: 22-07-2021
Kết quả các chu kỳ IVF/ICSI ở những bệnh nhân ung thư nam: phân tích hồi cứu các ca từ năm 2004 đến năm 2018 - Ngày đăng: 22-07-2021
Sức khỏe của trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 20-07-2021
Estrogen và cơ chế hình thành huyết khối - Ngày đăng: 21-07-2021
Động học estradiol trong pha nang noãn ảnh hưởng đến kết cục chuyển phôi trữ với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 20-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK